Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã - Chương 8. Tôn giáo

“Hãy biết chấp nhận. Cho dù mọi việc có không theo ý ta
Cũng đừng nổi giận mà hãy mở lòng mình chấp nhận nó.

Dành cho bạn,
người đang khổ tâm vì khác biệt
trong tôn giáo

Đôi khi quan sát xung quanh, bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp như thế này,

Những người khổ tâm vì không cùng tôn giáo với người mình yêu,

Những người tách mình ra vào mỗi dịp lễ Tết vì khác tôn giáo với mọi người trong gia đình,

Những gia đình tranh cãi mỗi khi phải tổ chức các nghi thức như hôn lễ hoặc tang lễ.

Tôn giáo vốn là thứ mang lại cho con người tình yêu và sự yên bình trong tâm hồn

Thế nhưng trong nhiều trường hợp vì tin vào những tôn giáo khác nhau

Mà ngay giữa những người chung dòng máu, giữa cha mẹ, con cái, anh chị em

Hay giữa những mối quan hệ sống chết có nhau như người yêu, vợ chổng

Tôn giáo lại là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều phiền não nhất.

Vậy khi gặp những tình huống như thế này, chúng ta phải làm gì?

Rốt cuộc, đâu mới là vấn đề lớn nhất?

đầu tiên chúng ta cẩn nhận thức rõ được điều này.

Điều khiến chúng ta khổ tâm thực chất không phải là tôn giáo

Mà là tâm trạng buồn rầu khi người khác không công nhận tôn giáo của bản thân.

Hay nói cách khác, đó là tâm trạng khó chịu khi bản thân mang tôn giáo của thiểu số, bị đa số tẩy chay trong vô thức

Và ghét cái áp lực khi bị ngầm thuyết phục thay đổi tôn giáo.

Nghĩa là, thứ khiến ta cảm thấy khó chịu và không thoải mái không phải là tôn giáo của đối phương

Mà là thái độ của đối phương khi họ không công nhận tôn giáo của ta

Và sự thiếu rộng lòng của họ khi đối diện với cái gọi là “sự khác biệt”.

Vì cho dù có cùng một tôn giáo đi chăng nữa, sẽ có người rất khoan dung, biết tôn trọng người khác

Và cũng sẽ có người hẹp hòi, luôn cho rằng chỉ có mình đúng mà thôi.

Thật ra cách tốt nhất để khắc phục những tình huống như thế này

Là học hỏi, tìm hiểu về tôn giáo của đối phương một cách chân thành

Giống như khi bạn tìm hiểu về tôn giáo của chính mình.

Khi tìm đọc và cảm nhận Kinh Thánh hoặc Kinh Phật

Cũng như những quyển sách giáo lý của các linh mục, mục sư, người tu hành

Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy nhiều điều đồng cảm trong đó.

Sẽ có những lúc bạn vỗ đùi và tự nhủ

“ơ? Tưởng khác nhau nhiều lắm, không ngờ cũng có nhiều lời răn dạy giống tôn giáo của mình thật.”

Và sau đó, trong số những nhà tôn giáo tiêu biểu

Khi tìm hiểu về cuộc đời, tư tưởng của những vị đáng tôn trọng và ngưỡng mộ

Như nhà sư Pháp Đính, mục sư Kang Won Yong, hay linh mục Lee Tae Seok

Bạn sẽ nhận ra rằng

Tôn giáo không bó hẹp trong phạm vi mà ta và những người xung quanh từng lầm tưởng.

Cứ như thế, nếu như chần thành cảm nhận

Vẻ đẹp và sự xuất sắc của tôn giáo đối phương

Thì bạn sẽ không còn thấy khó chịu và không thoải mái khi gặp những người khác tôn giáo nữa.

Ngược lại, có khi bạn sẽ có thể chia sẻ rất nhiều những điểm hay về tôn giáo của họ.

Và nếu đối phương có thái độ hẹp hòi khi nói về tôn giáo Bạn có thể đường đường chính chính mà lên tiếng rằng Những nhân vật lớn trong chính tôn giáo của họ cũng không hành động như thế.

Hãy hỏi họ xem liệu họ có biết rằng

Đức Hồng y Kim Soo Hwan và mục sư Kang Won Yong tôn trọng lẫn nhau như thế nào

Hay nhà sư Pháp Đính và tu nữ Lee Hae In đã trò chuyên với nhau qua những cầu chữ ra sao

Và Đức Đạt Lai Lạt Ma và tu sĩ Thomas Merton thân thiết với nhau đến mức nào hay không.

Những người dựa trên bản chất thực sự của tôn giáo để áp dụng vào thực tế

Sẽ rất hiểu và thông cảm được với nhau.

Những người chỉ mới ở lớp “vỡ lòng” của tôn giáo

Hiểu biết vế tâm linh không sâu sắc và chỉ học về tôn giáo qua lý thuyết

Là những người hay tranh cãi để chứng minh rằng tôn giáo của mình là dúng.

Tôi hy vọng rằng từ bây giờ, bạn sẽ không lãng phí thời gian cũng như năng lượng tinh thần của mình

Vào việc so sánh tôn giáo của mình và người khác nữa

Cũng như hy vọng rằng nhờ vào sự hiểu biết sâu sắc và thực tiễn

Mọi người sẽ không còn gặp phải những khó khăn và đau khổ vì tôn giáo nữa.

Tôi tha thiết hy vọng.

Rằng sẽ sớm hình thành một nét văn hóa mới giữa các tôn giáo

Trong đó các tôn giáo khác nhau sẽ biết tôn trọng và thừa nhận lẫn nhau.

Và tôi hy vọng sẽ có một ngày

Mọi người sẽ tìm hiểu học hỏi cái hay của các tôn giáo khác

Và biết cách chúc mừng khi có chuyện tốt xảy đến với những tôn giáo khác mình.

—★—

Làm sao để có thể tạo mối quan hệ với những người có tôn giáo khác.

Trước hết cần có thái độ khiêm tốn và phải học hỏi thật nhiều.

Nếu rằng vì học hỏi tôn giáo khác

Mà đánh mất niềm tin vào tôn giáo của mình

Thì chẳng thà đừng tin vào tôn giáo ấy còn hơn.

– Mục sư Kang Yong won

Nếu tôn giáo của bản thân bạn quan trọng

Thì tôn giáo của người khác chẳng phải Cũng sẽ rất quan trọng đối với họ hay sao?

Cũng giống như mẹ là người quan trọng đối với ta

Thì mẹ của bạn bè ta

Cũng sẽ là người quan trọng nhất trên thế gian đối với họ rồi.

Đừng để niềm tin vào tôn giáo của mình

Biến thành dụng cụ công kích và bài xích người ngoài tôn giáo.

Cũng đừng dùng những bài dạy cao quý trong tôn giáo mình

Để gây tổn thương cho người khác.

Nếu Chúa Giêsu, đức Phật và Khổng Tử cùng sống với nhau

Thì bạn nghĩ rằng họ sẽ tranh cãi xem ai là người đúng Hay sẽ tôn trọng và yêu thương lẫn nhau hết mình? Chỉ có những người cuồng tín mới gây ra rắc rối Chứ các thánh nhân thì không bao giờ.

Khi bản chất bị lãng quên, thì hình thức sẽ trở nên cực kỳ quan trọng.

Khi con người ta quên đi bản chất của tôn giáo, quên đi lời dạy của Chúa Giêsu hay của đức Phật

Thì việc họ cầu nguyện với ai, cầu nguyện ở đâu sẽ trở nên quan trọng hơn nội dung của lời cầu nguyện

Và khoảng thời gian họ tu hành sẽ trở nên quan trọng hơn cả những nội dung mà họ lĩnh ngộ được khi tu hành.

Theo như lời của giáo sư oh Kang Nam

Thì những người theo tôn giáo có thể chia thành hai nhóm lớn

Nhóm những tín đồ bề nổi, tự trói buộc mình vào những tượng trưng tôn giáo và hay gây hấn vì những hình ảnh tượng trưng của tôn giáo khác

Và nhóm những tín đồ tầng sâu,

Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tượng trưng tôn giáo.

Giáo sư cũng cho rằng sự hòa hợp giữa các tôn giáo được hình thành bởi các tín đồ tôn giáo tầng sâu.

—★—

“Mê tín” là thuật ngữ mang tính chính trị

Được ra đời vào thời kỳ chủ nghĩa thực dân phương Tây bắt đầu.

Đó là một từ mang tính bạo lực, được dùng để chỉ những tôn giáo khác tôn giáo của người nói.

Nếu bạn đang gọi tôn giáo của người khác là mê tín

Thì hãy nghĩ đến việc sau này hậu thế cũng cùng lý luận như vậy

Và gọi tôn giáo của chính bạn là mê tín.

Nếu một người nào đó chỉ biết đến tôn giáo của chính mình

Thì thật ra anh ta còn chưa hiểu hết được tôn giáo đó.

– Nhà tôn giáo học Đức Max Muller

Chính sự thiếu hiểu biết về các tôn giáo khác

Là nguyên nhân gây ra sự đàn áp và các mâu thuẫn tôn giáo.

Những lời dạy của các thánh nhân đều rất hay và đáng trân trọng.

Sẽ không hại gì nếu bạn tìm hiểu chúng đâu.

—★—

Tôi mong rằng tôn giáo sẽ đưa ra tiếng nói

Bảo vệ sự tự do và nhân quyền của những người bị xa lánh.

Xin đừng là người chỉ biết nghe thánh kinh

Rồi lại dùng nó làm công cụ để phân biệt đối xử và xâm hại nhân quyền của người khác.

Bạn có thể tôn kính những người lỗi lạc trong tôn giáo của mình, nhưng xin đừng thẩn thánh hóa họ.

Niềm tin mù quáng

Chính là khi bạn nghĩ rằng vì tôi tin người, nên hãy giải quyết mọi chuyện cho tôi.

Họ có thể cho bạn thuốc, nhưng xét cho cùng, việc uống thuốc như thế nào là việc của chính bạn.

Người theo tôn giáo là ngón tay chỉ vào ánh trăng.

Nếu ngón tay ấy đòi trở thành trăng

Thì nhất định sẽ gây ra tội lớn, nghiệp lớn vô cùng.

—★—

Phải phát triển đồng đều lý tính, cảm tính, niếm tin Thì mới có thể trở thành người khỏe mạnh.

Nêu một trong ba thứ đó bị tụt lại phía sau

Thì nó sẽ cản trở sự trưởng thành của hai thứ còn lại.

Nếu chỉ có lý tính mà không có cảm tính thì sẽ không biết được nỗi khổ của người khác

Nêu chỉ có niềm tin mà không có lý tính thì sẽ dễ dàng gặp phải những tôn giáo giả danh.

Hãy biết lấp đầy thứ còn đang thiêu của mình.

—★—

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng tuyệt đổi đừng bao giờ tự cảm thấy mình thua kém người khác.

Bạn là đứa con gái, đứa con trai duy nhất của Chúa Trời

Và dù có thể bạn chưa nhận ra nhưng trong bạn đã tồn tại đức Phật rồi.

Nếu bạn tin vào sự thật này

Thì sẽ không ai có thể làm bạn cảm thấy thua kém cả.

Đôi khi, niềm tin được đánh giá quá cao

Còn việc thực hiện niềm tin lại bị đánh giá thấp.

Nếu tập trung quá nhiều vào niềm tin thì sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

Còn nếu tập trung quá nhiều vào việc thực hiện lời dạy tôn giáo thì sự hiện diện của tình yêu thương và lòng từ bi sẽ trở nên lu mờ.

Nếu muốn có hòa bình giữa các tôn giáo, tôi cho rằng cần nhấn mạnh tẩm quan trọng của việc thực hiện các lời dạy nhiều hơn nữa.

Nếu muốn có lúa gạo, phải cày ruộng và gieo hạt,

Nếu muốn trở thành người giàu có phải biết cách bố thí chia sẻ,

Nếu muốn trường thọ phải hướng đến con đường đại từ bi,

Nếu muốn có tri thức phải biết học và hỏi không ngừng.

Phải thực hiện bốn điều này thì mới có thể đạt được kết quả mình mong muốn.

– Pháp Cú, Thí Dụ kinh

Đầy là những đoạn Kinh Thánh mà tôi rất thích.

“Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta

Vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.”

Tin mừng theo Thánh Matthew, chương 7 câu 12

“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu

Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.”

Tin mừng theo Thánh Matthew, chương 7 câu 21

“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.”

– Tin mừng theo Thánh Matthew, chương 25 câu 40

—ooOoo—

Chân lý luôn là cầu nối

Anh em đừng xét đoán

Để khỏi bị Thiên chúa xét đoán

Vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em Cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy

Và anh em đong đấu nào, thì Thiên chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.

Nội dung Tin mừng theo Thánh Matthew chương 7, câu 1-2 giống với nội dung Luật nhân quả của đức Phật. Đây là những lời dạy khiến ta nhìn lại suy nghĩ, lời nói và hành động của mình một lần nữa trước khi thực hiện chúng.

Tôi tuy là nhà sư, nhưng đôi khi tôi cũng chọn cho mình một vài đoạn trong Kinh Thánh để làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình. Lần đầu tiên tôi đọc Kinh Thánh là hồi học đại học, trong giờ so sánh Tôn giáo học. Khi theo môn này, tôi đã tìm hiểu về lịch sử Kitô giáo và học phần tích Kinh Thánh. Đến một ngày nọ, tôi không chỉ đơn thuần đọc Kinh Thánh theo kiểu chỉ đọc những câu chữ nữa, mà thực sự cảm thấy kính phục những chân lý ấy như khi tôi đọc những lời Phật dạy vậy.

Có thể, thứ được chúng ta gọi là chân lý là thứ không chỉ bị gói gọn trong hàng rào của một tôn giáo nào đó, mà là thứ bao gồm những nội dung phổ biến nhất, để cho bất kỳ ai cũng có thể đổng tình và giữ những lời dạy chân lý ấy trong lòng.

Có lần tôi có cơ hội đến thăm ngôi làng nhỏ mang tên Taizé, nằm ở phía Đông vùng Bourgogne nước Pháp cùng một vài vị đại sứ. Ở ngôi làng này có các vị tu sĩ nguyện sống độc thần và dành trọn cuộc đời mình để thực hiện những lời dạy của chúa, bất kể họ theo nhánh nào của Kitô giáo. Đây cũng là một ngôi làng khá nổi tiếng, hằng năm có hơn một trăm nghìn tu sĩ trẻ trên khắp thế giới tìm về để cầu nguyện và suy ngẫm cùng nhau, không phân biệt ai là người theo Thiên Chúa giáo, ai là người theo đạo Tin Lành.

Khi tôi và các vị đại sư vừa đặt chân đến khu Công đoàn ở Taizé, các vị tu sĩ ở đó đã đón tiếp chúng tôi rất nồng hậu. Nhìn họ nở nụ cười ôn hòa trong bộ tu phục màu trắng, tôi cảm thấy họ đẹp và thanh cao như thể những thiên sứ trên trời. Áo cà sa của chúng tôi có màu xám nhạt tương tự như màu trắng tu phục của họ, nên chẳng mấy chốc chúng tôi đã hòa nhập như người cùng một nhà, không còn phân biệt ai là thầy tu, ai là tu sĩ nữa.

Trải qua khoảng thời gian ở Taizé, tôi càng hiểu rõ các tu sĩ và chúng tôi, cho dù tôn giáo có khác nhau đi chăng nữa, nhưng cuộc sống, cách tu hành, lý tưởng mà chúng tôi theo đuổi lại giống nhau vô cùng.

Các tu sĩ cho biết họ dùng những giờ cầu nguyện trong tĩnh lặng để gặp gỡ đức Chúa Trời. Hình thức này cũng không khác mấy phép tu yên lặng trong Phật giáo.

Tất cả các tu sĩ ở đó đều đeo nhẫn trên tay, như thể họ đã kết hôn rồi. Khi tôi hỏi thử vì tò mò, họ trả lời rằng việc đeo nhẫn là cách thể hiện giao ước giữa các tu sĩ và chúa Trời. Vị sư trẻ ngồi bên cạnh tôi khi ấy vừa cười vừa nói rằng:

“Với nhà sư chúng tôi thì khi quyết định quy y cửa Phật, chúng tôi in hẳn giao ước ấy lên cánh tay của mình.”

Những tu sĩ cũng như những nhà sư chúng tôi có một điểm chung là sẽ sống độc thân suốt đời. Tuy nhiên cuộc sống của chúng tôi không cô đơn như nhiều người thường nghĩ. Chúng tôi có những người cùng đi trên một con đường, cùng trở thành bạn, thành thầy, thành gia đình của nhau nên chúng tôi không bao giờ đơn độc. Trên khuôn mặt của các vị tu sĩ luôn bừng sáng niềm vui. Tôi thấy họ rất giống những nhà sư chúng tôi khi vừa uống trà vừa đàm đạo và chia sẻ tấm lòng với nhau.

Sẽ có người nghĩ rằng ở những nơi như Cộng đoàn Taizé hay chùa chiền, cuộc sống sẽ bị áp đặt bởi nhiều điều răn nghiêm khắc, và sự khổ hạnh sẽ luôn cạnh bên, nhưng thật ra không phải vậy. Trong cuộc sống ở những cộng đổng như vậy, có những vẻ đẹp rất nhỏ nhoi và đơn giản, có sự yên bình trong tâm hồn và những niềm vui êm ả. Vì chúng tôi có thể dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc từ những diều rất nhỏ, những điều mà có thể những người theo đuổi sự thành công thế tục cảm thấy không là gì cả. chỉ cẩn nhìn tự nhiên thay đổi theo mùa cũng thấy vui, hay chỉ thay đổi những món ăn hằng ngày một chút thôi cũng làm chúng tôi cảm thấy mới mẻ.

Khi được tận mắt nhìn thấy hình ảnh các tôn giáo tưởng như khác mà lại không khác gì nhau như thế, tôi nhớ đến một câu trong Kinh Thánh.

Đó là câu nói của Chúa Giêsu trước khi ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá và qua đời.

“Lạy Cha, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.”

Trong cuộc sống, có bao nhiêu điều chúng ta hy vọng sẽ diễn ra theo đúng tiêu chuẩn của ta? Có hằng hà sa những việc ta không thể làm theo ý mình, vậy mỗi khi có chuyện không theo ý mình ta lại phàn nàn khó chịu biết bao nhiêu? Mỗi khi như thế, tôi lại nhớ đến câu nói của Chúa Giêsu, người đã biết cách chấp nhận kể cả khi đối diện với cái chết. Rồi tôi tự động viên mình bỏ đi những ham muốn do chính mình tạo nên và đi tiếp.

Khi ở Taizé, nhóm nhà sư chúng tôi đã được các tu sĩ ở đây tiếp đãi món kim chi. Nghe tin có các nhà sư từ Hàn Quốc đến, các tu sĩ ở vùng Taizé nước Pháp này đã cùng tự tay muối kim chi từ vài ngày trước. Họ đã đón tiếp chúng tôi bằng cả tấm lòng tràn trề tình yêu và sự ân cần tỉ mỉ, dù chúng tôi khác quốc tịch, khác chủng tộc, và khác cả tôn giáo với họ. Chúng tôi đã mang trong mình tấm lòng đó khi rời Taizé. Trên đường về nước, tôi có tâm trạng như mình vừa phải chia tay những

người họ hàng sống ở nơi xa sau nhiều ngày hội tụ. Tôi cảm nhận được nụ cười nở trên khuôn mặt mình khi tưởng tượng đến hình ảnh các tu sĩ cùng quây quần, trộn rau và kim chi đón chờ chúng tôi đến. Đúng vậy, khi gặp nhau chúng tôi đã nhận ra được nhiều điểm giống nhau của mình. Sự đồng cảm không thể thể hiện bằng lời, cùng sự thân thiết có thể cảm nhận bằng trực giác, chúng tôi chỉ khác nhau cách thể hiện và thực hiện những lời răn dạy, vì khác nhau văn hóa và ngôn ngữ, còn lại không có điều gì khác nhau đáng kể nữa. Tôi nghĩ rằng những người tìm theo chân lý luôn hiểu nhau như thế, và chúng ta luôn dần trở nên giống nhau ngay cả khi chúng ta không nhận ra được điều đó.

A, tôi bỗng nhớ đến mùi vị món bánh mì Pháp ăn cùng với kim chi.

—★—

Cầu nguyện không phải để nhận thêm tình yêu thương của Chúa

Mà là để nhận ra Người đã luôn yêu thương chúng ta ngay từ thuở ban đầu.

Chúng ta không phải từ chúng sinh trở thành Phật

Mà chúng ta nhận ra rằng Phật đã ở trong ta ngay từ thuở ban đầu.

Việc cầu nguyện bắt đầu từ những lời như

“Xin làm cho con thứ này. Xin ban cho con thứ kia” gửi đến đấng được cầu nguyện

Rồi chuyển thành “Xin cảm ơn Người”

Và biến thành “Con muốn được trở nên giống Người.”

Rồi sau đó, vượt qua mọi ngôn ngữ, việc cầu nguyện trở nên hoàn thiện như chính nó.

Khi việc cầu nguyên của ta trở nên sâu sắc

Thì thay vì tự bản thân ta nói

Ta sẽ nghe được giọng nói của Người nhiều hơn

Vả cảm nhận được sự từ bi của Người trong từng khoảnh khắc.

Khi ta thu mình lại và sự tồn tại của Người lớn lên

Ta đạt được sự hoàn thiện vượt lên trên mọi ngôn ngữ

Và tình yêu thương cùng lòng từ bi của Người sẽ ngập tràn trong ta.

Khi niềm tin và hành động tôn giáo càng sâu sắc

Ý thức về “cái tôi” sẽ giảm đi,

Càng giảm đi thì thần tính sẽ càng dần lấp đầy bản thân.

Nếu bạn vẫn còn cầu nguyên chủ yếu là để nuôi lớn cái tôi

Thì từ bây giờ hãy đặt mình xuống và câu nguyên khác đi.

Khi cầu nguyện, đôi khi bạn cần cầu nguyện rằng

“Xin hãy cho mọi việc được theo ý con,”

Nhưng đôi khi sẽ tốt hơn nếu bạn cầu nguyện rằng

“Xin hãy mở rộng lòng con ra, để cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra con đều có thể chấp nhận được chúng.”

Đừng cầu nguyên cho ý nguyện của mình chỉ vì mình đã bố thí và đóng góp tiền của.

Xin đừng mặc cả với đức Phật và chúa Trời.

Hãy chấp nhận.

Cho dù mọi việc có không theo ý mình

Cũng đừng nổi giận mà hãy hạ mình xuống và chấp nhận nó.

Càng chống đối sẽ càng bất hạnh

Nếu vẫn chưa thể chấp nhận thì hãy cầu nguyện để bản thân học được cách chấp nhận.

Nếu vẫn chữa gặp được nhân duyên của mình, hãy cầu nguyện thật lòng.

Những mối nhân duyên sẽ được tạo nên cho bạn.

Vũ trụ này là một bà mối rất cừ khôi!

Bạn không biết phải giải quyết khó khăn của cuộc đời mình như thề nào?

Vậy thì hãy bắt đầu cầu nguyện.

Nếu bạn dồn hết mọi thứ vào nội tâm và thật lòng tìm câu trả lời

Khi ấy Phật tính và Thần khí trong mình

Sẽ mở rộng cánh cửa tri thức cho bạn.

Lý do các nhà sư có thể cầu nguyên trong một thời gian dài

Là vì khi bạn thật lòng cầu những diều tốt đẹp cho người khác

Lòng bạn sẽ trở nên thanh thản và hạnh phúc vô cùng.

Cũng giống như tôi, đang chuẩn bị làm chủ lễ cho một lễ kết hôn

Nhưng tôi đang là người đầu tiên cảm nhận được niềm hạnh phúc của lễ kết hôn ấy.

Chúng sinh

Thường cầu cho mọi việc theo ý mình,

Còn đức Phật

Luôn cần cho mọi việc được theo ý những người đang đứng trước mặt mình.

Vậy nên đối với đức Phật, ngày nào cũng là ngày vui

Còn đối với chúng sinh, chỉ thi thoảng mới được như thế.

Khi chúng sinh làm được việc tốt, họ luôn tìm cách để lại dấu tích của mình.

Còn thánh nhân thì làm việc tốt mà không bao giờ để lại dấu tích nào.

Thánh nhân

Sẽ tự nhận mình là người có tội.

Vì họ không bao giờ lừa dối chính bản thân mình.

“Trở thành một thánh nhân

Là trở thành thánh nhân vì người khác chứ không phải vì bản thân mình.”

– Pierre Deluge

—★—

Người giảng đạo và giáo viên, thường phải nói rất nhiều,

Đặc biệt là những người giảng đạo, những giáo viên có tuổi

Lại càng phải nói nhiều, nhiều hơn nữa.

Phải cố gắng để cho dù có nhiều tuổi hơn vẫn sẽ không trở thành một người giảng đạo chỉ biết nói nhiều…

Phải cố gắng để không trở thành một nhà giáo chỉ biết nói nhiêu…

Tôi đã, và vẫn đang quyết tâm như thế.

—★—

Hae Min à,

Đừng cổ trở thành một nhà sư lớn

Hãy cố gắng để trở thành một nhà sư có mùi con người.

– Sư huynh Hae Gwang

Việc giữ kín, không để lộ bí mật của người khác ra ngoài Cũng là một việc cần sức mạnh tâm linh.

Mục sư Hong Jeong Gil từng nói rằng

“Mục sư khi giảng đạo, không chỉ là giảng đạo cho giáo dân

Mà còn phải giảng đạo cho chính mình.”

Tôi thực sự đồng cảm với câu nói này.

Những câu chuyện của những người truyền giáo

Sẽ khiến người nghe cảm động

Nếu những cầu chuyện đó được đúc kết từ sự lĩnh ngộ triệt để của chính bản thân họ.

Đức Hồng y Jung Jin Seok từng có một bài giảng như thế này.

“Trong Kinh Thánh không có đoạn nào ghi lại

Chuyện từ một con cá nhân lên thành hai con, ba con cá cả.

Cũng không có ghi chép gì về việc thức ăn từ trên trời rơi xuống.

Đó đơn giản chỉ là, những người đã nghe

Và cảm động với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên cho đức Chúa Trời

Tự tìm thấy thức ăn mà chính bản thân mình đã giấu bấy lâu.”

Có người cho rằng, kỳ tích là một hiện tượng thần kỳ

Và vượt qua mọi quy luật của tự nhiên.

Nhưng chưa biết chừng, kỳ tích thực sự là khi ta bỏ qua được những ham muốn

Và mở lòng mình, quyết định chia sẻ cùng người khác. Đó chẳng phải là kỳ tích lớn hơn hẳn hay sao?

Nếu bạn muốn biết lời của Phật là đúng hay sai

Thì có một bài kiểm tra rất đơn giản như sau.

Hãy ngồi hoặc nằm với tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Đừng cử động mà hãy ở yên như thế trong suốt 30 phút.

Và từ tư thế thoải mái nhất, nó sẽ trở thành tư thế khó chịu nhất đối với bạn.

Trên thế gian này không có thứ gì là không bao giờ thay đổi cả.

kể cả những thứ tốt nhất và thoải mái nhất.

Đừng vội vàng chọn tôn giáo một cách ép buộc

Chỉ vì nghĩ rằng mình đã già.

Khi bạn tiếp cận một tôn giáo nào đó

Nếu nó có duyên với bạn, bạn sẽ cảm thấy lòng mình mở ra.

Hãy tin theo tôn giáo ấy.

Và đừng chỉ nghe vào những lời dạy hay, hãy nhớ thực hiện theo chúng nữa.

—★—

Hãy cầu nguyện.

Để ta và người khác cùng hạnh phúc.

Để ta và người khác được khỏe mạnh.

Để ta và người khác sống hòa bình.

Nếu ta liên tục cầu nguyện

Thì những điều này sẽ trở thành sự thật.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ