Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã - Chương 7. Nhiệt huyết

“Tôi không sợ chuyện mình già đi
Nhưng tôi sợ nhiệt huyết của mình sẽ dẩn nguội lạnh.

—ooOoo—

Bản thân mình có đúng hay không
không quan trọng
việc tất cả cùng được hạnh phúc còn
quan trọng hơn rất nhiều

Con người ta ai cũng có

Những niềm tin, giá trị quan, suy nghĩ

Mà không bao giờ chịu thua người khác.

Khi nhìn từ quan điểm của mình, điều đó là đúng

Nhưng thật đáng tiếc, sẽ có rất nhiều lần

Ta gặp phải những người không nghĩ giống ta

Thậm chí còn có người suy nghĩ hoàn toàn ngược lại nữa.

Kể cả giữa gia đình, bạn thân, người yêu

Vì khác giá trị quan

Vì khác tư tưởng chính trị

Vì khác tôn giáo

Mà đôi khi rất khó nói chuyên về những vấn đề này.

Để rồi khi bắt đầu nói về chúng

Đến một thời điểm nào đó

Ta bắt đầu lớn tiếng,

Chen cả cảm xúc gay gắt vào để cố chứng minh là mình đúng.

Thế nhưng

Sau khi những cuộc nói chuyện ấy kết thúc

Chẳng phải chỉ có sự tổn thương còn đọng lại thôi sao?

Trước khi nói điều gì, ta cần phải suy nghĩ kỹ

Liệu có ai bị tổn thương, hay chính bản thân ta có bị tổn thương

Bởi sự đơn giản và đơn thuần trong suy nghĩ của mình hay không.

Từ lúc này

Thay vì chỉ quan tâm đến niềm tin hay lý tưởng cao quý của bản thân

Ta hãy quan tâm đến người đang ngồi trước mặt mình.

Đừng quên rằng, có người còn quan trọng hơn cả mọi niềm tin và lý tưởng

Đang ngồi trước mặt ta.

Việc ta cố gắng thuyết phục người khác rằng suy nghĩ của ta là đúng

Nói cho cùng cũng chỉ là hành động của tự ngã, của cái tôi mà thôi.

Dù có cố chứng minh mình đúng bằng những hành động ấy

Thì cuối cùng cũng sẽ không có ai cảm thấy hạnh phúc đâu.

Để trở thành một người trưởng thành

Phải luôn nghĩ rằng người đang đứng trước mặt ta

Cũng là một người đang theo đuổi hạnh phúc giống như ta

Và đôi khi phải biết bỏ đi suy nghĩ khăng khăng là mình đúng.

Đừng quên rằng

Chuyện ta có đúng hay khổng không quan trọng

Mà hạnh phúc của tất cả mọi người quan trọng hơn rất nhiều.

Thay vì trở thành người thông minh hay nói những điều đúng đắn và phê bình người khác

Hãy trở thành người có tấm lòng ấm áp luôn cố gắng chia sẻ với mọi người,

Người biết chấp nhận cả những thiếu sót của bạn mình,

Người biết cảm nhận nỗi đau của người khác.

—★—

Cho dù có chủ động gặp gỡ để thuyết phục đối phương Nhưng nếu không thể làm đối phương cảm thấy rằng mình hiểu được lập trường của họ

Thì chắc chắn họ sẽ không bị bạn thuyết phục.

Đừng chỉ nói những điều mình muốn nói, mà phải biết lắng nghe và tôn trọng những suy nghĩ của đối phương.

Những tranh cãi, đối lập nhiều vô vàn trong cuộc sống chúng ta

Có thể được tháo gỡ bằng cách tập đứng ở địa vị của đối phương mà cảm nhận.

Hãy tạo cho mình thói quen suy nghĩ trên lập trường của người khác.

Người chỉ biết suy nghĩ cho mình là người thiếu trưởng thành, không khác gì đứa trẻ con.

Khi tranh cãi xem ai sai ai đúng

Người nổi giận trước nhất

Chính là người thua.

Phê phán thì rất dễ.

Nhưng khi người lên tiếng phê phán ấy tự mình bắt tay vào thực hiện công việc

Thì mới biết rằng mọi chuyện chẳng hề dễ dàng gì.

Theo đó, những lời phê phán mà không kèm theo hướng giải quyết

Thì chẳng hơn gì

Hành vi làm thỏa mãn cái tôi của chính người phê phán mà thôi.

Khi nghe được những lời làm mình bực bội Đừng vội soạn tin nhắn hay email trả lời lại ngay. Người hiểu biết trước hết sẽ tìm đến giấc ngủ Và trả lời vào buổi sáng ngày hôm sau.

Vì việc ta đáp lại ngay khi vừa nghe những lời ấy Sẽ dễ khiến ta cảm thấy hối hận về sau.

Con người ta, đa số Thích nói hơn là lắng nghe.

Cách để có được khoảng thời gian vui vẻ với đối phương

Chính là hỏi thật nhiều những câu hỏi hay để đối phương trả lời

Và biết cách hưởng ứng theo những lời họ nói.

Thật ra điều này không khó như chúng ta nghĩ đâu.

—★—

Nếu quanh một người quan trọng chỉ toàn những kẻ hô ứng đồng tình

Thì thường người đó sẽ chỉ ngày càng giỏi tự họa tự khen.

Nếu những người xung quanh giúp bạn tự họa tự khen Thì bạn phải nhận ra sự thật rằng

Xung quanh bạn không có trung thần, mà chỉ có gian thần mà thôi.

—★—

Nếu có hai câu trả lời cho một câu hỏi

Câu thứ nhất dài và phức tạp nhưng lại có tính logic

Câu thứ hai ngắn và đơn giản đến mức trẻ nhỏ cũng có thể hiểu được

Thì câu trả lời chính xác nhất chính là câu trả lời đơn giản hơn.

—★—

Khi bạn đặt câu hỏi với một ai đó

Mà không nhận được câu trả lời

Thì thật ra sự im lặng ấy chính là câu trả lời dành cho bạn.

Không có ai hoàn hảo cả.

Chỉ có những người biết rõ về thiếu sót của mình Và những người không biết về chúng mà thôi.

Là người, ai cũng có tính hai mặt.

Nếu bạn cảm thấy ai đó hoàn hảo

Thì đó là do

Bạn vẫn chưa hiểu hết về người ấy mà thôi.

“Đừng cố làm nó hoàn hảo,

Mà hãy khiến nó trở nên thú vị!”

– Lời khuyên của một nhà thiết kế nội thất

Hãy thành thật với chính bản thân mình.

Hãy nghĩ xem điều gì thực sự khiến mình hạnh phúc.

Hãy ngẫm lại thứ mình thực sự muốn làm

Chứ không chỉ chạy theo tiêu chuẩn thành công mà thế gian đặt ra.

Điều quan trọng không phải làm cho người khác thấy rằng mình hạnh phúc

Mà chính là làm cho mình hạnh phúc thực sự.

Hãy đặt mục tiêu của cuộc đời mình là hạnh phúc, thay vì thành công.

Nếu bạn thành công, nhưng lại không hạnh phúc

Thì liệu đó có phải là thành công thực sự hay không?

Chúng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những mối quan hệ với người khác.

Đừng chỉ chăm chăm tiến về phía trước

Mà hãy chăm lo cho cả bạn bè, gia đình, đồng nghiệp để tất cả có thể cùng nhau đi lên.

Có một số người quyết tâm thành công

Vì muốn cho những người từng coi thường mình thấy được điều đó.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ sau khi đã thành công rồi.

Sau khi khoe được rằng mình đã thành công, thì bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Để thành công thực sự

Đừng cố thành công chỉ vì ai khác

Mà hãy làm việc như không phải bạn đang làm việc

Mà hãy tìm niềm vui trong đó và làm với sự nhiệt tình.

Lời khen có ý nghĩa thực sự

Là lời khen từ những người làm nghề cùng lĩnh vực.

Một lời khen, một lời đề cử

Từ những người cùng lĩnh vực, am hiểu chuyên môn của bạn

Có giá trị ngang bằng với mười lời khen của mười người ngoài.

Những chuyên gia đều có năng lực và kinh nghiêm của riêng mình.

Nhưng nếu khách hàng liên tục tọc mạch và muốn điều khiển, theo dõi mọi thứ

Thì họ sẽ không thể phát huy được kỹ năng và sức sáng tạo của mình.

Để có được kết quả tốt

Khách hàng có thể quan tâm và theo dõi công việc

Nhưng phải biết lùi lại một bước nhường chỗ cho người trực tiếp thực hiện nó.

Những bác sĩ, luật sư, kế toán có kinh nghiệm lâu năm

Chưa chắc đã có thể đem đến những dịch vụ tốt hơn

So với những người trẻ tuổi tràn trề nhiệt huyết nhưng mới bắt đầu công việc khoảng ba bốn năm.

Thứ quan trọng không phải là kinh nghiệm hào nhoáng của họ

Mà là “Họ có thể quan tâm đến công việc mình được ủy thác đến mức nào?”

Nếu tinh tường 18 chiêu kungfu thì chỉ cần cử động một ngón tay thôi

Cùng có thể khiến người khác bị thương.

Nhưng nếu tinh tường được 36 chiêu thức cao hơn Thì khi có người yếu hơn mình tìm đến đòi đánh nhau Ta bỏ chạy vì bản thân họ.

—★—

Bạn rất giỏi giang?

Công việc hiện tại của bạn đang rất trôi chảy?

Vậy hãy thử một lân nhìn lại, bạn có đang đẩy ai đó sang một bên để bản thân mình tiến lên

Hay đang bước trên con đường thành công cùng họ.

Nếu bạn đang đẩy người khác sang một bên để bản thân thăng tiến

Thì đến khi tình thế thay đổi

Bạn có thể sẽ bị thương

Bởi chính những người bạn đã từng ghen tị và gạt bỏ.

—ooOoo—

Khoảng cách
giữa sự lạnh lùng và nhiệt huyết

Cứ ngỡ như mình vẫn còn là sinh viên, vậy mà từ bao giờ trước tên tôi đã gắn thêm từ “tiến sĩ”, và tôi đã trở thành giáo sư một trường đại học ở một ngôi làng nhỏ nhắn xinh đẹp ở vùng Đông Bắc nước Mỹ.

Vào ngày đầu tiên tôi đến trường không phải để “nghe giảng” mà là để “đứng giảng”, tôi hồi hộp như thể một chàng trai trẻ chuẩn bị đi xem mắt vậy. Sự kỳ vọng vào các sinh viên, sự kỳ vọng vào những kế hoạch mà tôi muốn cùng sinh viên của mình thực hiện trong tiết học đầu tiên ấy vẫn còn rất sống động trong tôi. Tôi muốn học theo những ưu điểm của những giáo viên đã từng dạy tôi, và đem lại những giờ giảng hay cho sinh viên của mình. Nói tóm lại, thời ấy tôi tràn trề nhiệt huyết.

Trong một học kỳ tôi dạy hai môn, một trong số đó là “Khái luận về Thiền trong Phật giáo”, lĩnh vực mà tôi quan tâm nhất khi bằng tuổi sinh viên của mình. Tôi muốn giúp sinh viên tiếp cận môn học này không chỉ đơn thuần là qua những lý luận triết học, tôi luôn cố gắng đem đến cho họ cơ hội có thể trực tiếp thực tập các phương pháp thiền. Tôi đã mong rằng các sinh viên của mình sau này khi tốt nghiệp, khi

bước ra xã hội và gặp phải những tình huống khó khăn, họ có thể tự tìm thấy bình yên trong tâm hồn mình thông qua việc thiền tịnh. Tôi đã nghĩ rằng việc có thể giúp sinh viên của tôi biết cách tự ngắm nhìn tâm trí mình, giúp họ biết cách vượt qua khi tâm trí tràn ngập những suy nghĩ phức tạp, sẽ là món quà lớn nhất mà tôi có thể tặng cho họ.

Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in buổi đứng giảng đầu tiên. Trước khi vào giờ học, tôi đã cân nhắc rất nhiều vể những lời mình phải nói trong buổi học đầu tiên. Cuối cùng, tôi đã nói về sự quan trọng của nhân duyên trong Phật giáo, một cách từ tốn, mặc dù có hơi run. Tôi đã nói rằng cuộc gặp gỡ của chúng ta chưa biết chừng không phải chỉ là ngẫu nhiên, có khi là chúng ta đã cầu nguyện từ nhiều kiếp trước để được gặp nhau ở kiếp này, và tôi hy vọng chúng ta sẽ quý trọng mối nhân duyên này, cùng tạo nên một học kỳ ý nghĩa. Lớp học này chủ yếu dành cho sinh viên năm nhất, tôi có thể nhìn thấy họ đang rất nghiêm túc, và đang kỳ vọng rất nhiều vào quãng đời sinh viên sắp tới. Theo quy định của trường, mỗi lớp chỉ có khoảng 25 sinh viên nên tôi đã thuộc tên các sinh viên của mình không mấy khó khăn, và đã tổ chức những buổi tư vấn cá nhân, tìm hiểu xem tại sao họ lại chọn học môn này.

Nhưng sau một khoảng thời gian, tôi bắt đầu tự hỏi không biết có phải mình đang làm tốt việc của mình hay không nữa. Đến bây giờ nghĩ lại, tôi với nhiệt huyết “sẽ dạy thật hay” khi ấy đã làm nhiều việc không cần thiết phải làm.

Ví dụ, vì muốn truyền đạt cho sinh viên càng nhiều kiến thức càng tốt, tôi đã cho nhiều bài tập hơn hẳn các giáo sư khác, và tôi kiểm tra kỹ từng chút một mỗi khi họ nộp bài. Và theo như ý định ban đầu, thực hành thiển là một phân bắt buộc, ngoài giờ học ra sinh viên của tôi còn phải tự thiền hằng ngày ở ký túc xá theo phương pháp Vipassana, phương pháp Công án, phương pháp Tây Tạng… Các giáo sư khác chỉ khi đến cuối học kỳ mới tổ chức cái gọi là “bữa ăn với sinh viên”, có người còn bỏ qua, còn tôi thì đã tổ chức đến ba lân trong một học kỳ và còn đưa sinh viên mình đi dã ngoại ở những ngôi chùa gần trường đại học nữa. Có lẩn nghe tin vị thiền sư Phật giáo nổi tiếng ở Mỹ là Joseph Goldstein đến giảng tại một nhà thờ gần trường, tôi đã yêu cầu sinh viên mình tham gia cả buổi giảng ấy.

Rồi thời gian trôi qua, tôi bắt đầu nhận ra sự nhiệt tình của mình đã gây nên những vẩn đề gì. Trong vô thức, tôi đã kỳ vọng quá nhiều, tôi đã mong sinh viên của mình sẽ chăm chỉ làm theo những gì tôi hướng dẫn, giống như tôi đã chăm chỉ dạy họ. Dĩ nhiên đại đa số các sinh viên của tôi đều thể hiện sự biết ơn trước hình ảnh nỗ lực, cố truyền đạt thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm của tôi. Nhưng rồi chẳng mấy chốc từng người từng người một, trở nên mệt mỏi. Bắt đầu có những sinh viên không làm bài tập, không đọc những sách tham khảo mà tôi giao khi đến lớp. Có cả những sinh viên hùng hồn tuyên bố sẽ không tham gia các buổi dã ngoại ở chùa cũng như không đến nghe buổi giảng của Joseph Goldstein vì những nội dung đó không bao gồm trong môn học. Khi nghe sinh viên của mình nói vậy, tôi đã rất buồn.

Tôi đã nỗ lực vì sinh viên của mình đến thế, nhưng phản ứng của họ lại là sự từ chối chứ không phải hưởng ứng, cảm giác buồn và thất vọng là điều không thể tránh khỏi.

Sau đó tôi xem lại suy nghĩ và tâm trạng của mình một cách cẩn thận. Sau khi bắt đầu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, tôi hiểu ra ngay suốt thời gian qua mình đã hành động ngốc nghếch như thế nào. Môn “khái luận về Thiển trong Phật giáo” mà sinh viên của tôi đăng ký, là một trong bốn môn mà họ phải học trong một học kỳ. Cũng giống như việc môn học mà tôi đang dạy rất quan trọng đối với tôi, ba môn học còn lại mà các sinh viên đang học cũng rất quan trọng đối với họ. Và xét trên thực tế, dĩ nhiên họ không thể chỉ đâu tư nhiều thời gian cho riêng môn của tôi được. Vậy mà tôi đã không thấy được điều đó, chỉ thích thú với suy nghĩ “mình đang làm rất chăm chỉ” của mình.

Và ích kỷ hơn cả, tôi đã giữ trong mình câu hỏi trách móc tại sao sinh viên lại không chịu đón nhận sự nhiệt tình của tôi. Sự thất vọng của tôi, chính là minh chứng cho việc suy nghĩ “Mình đang cống hiến bao nhiêu nhiệt huyết” chiếm phần lớn trong tôi hơn là suy nghĩ “Các sinh viên của mình sẽ học được tốt hay không”. Dù có là thuốc bổ đến mức nào, nếu cứ cố ép uống một cách không cần thiết thì chắc chắn sẽ trở thành thuốc độc. Sau khi nhận ra được điều này, từ giữa học kỳ đó tôi đã thay đổi những giờ học của mình qua lại đúng mực giữa sự nhiệt huyết và sự lạnh lùng. Sau những phán đoán khách quan, tôi đã giảm bớt những đơn thuốc mà tôi từng cho là “nhiệt huyết” rồi ép sinh viên mình uống. Vậy mà thần kỳ làm sao,

sinh viên của tôi lại nhiệt tình với môn học hơn trước rất nhiều. Tôi thực sự ngạc nhiên. Và vào khoảnh khắc ấy, tôi đã nhận ra một điều.

Khi chúng ta được giao việc gì đó lần đầu tiên, bất kể là việc gì, chúng ta thường có suy nghĩ phải cố gắng làm thật tốt, thể hiện nhiệt huyết mạnh mẽ mà chính bản thân ta cũng không hề hay biết. Nhưng điều quan trọng ở đây, không phải là “mình phải làm tốt”, mà là “việc mình đang làm phải có kết quả tốt”. Nếu không biết cách phối hợp với những người cùng làm việc với mình, hay bỏ qua cả những vấn để liên quan đến đạo đức mà gây tổn hại cho người khác, mà chỉ đắm chìm vào trong suy nghĩ “mình đang rất chăm chỉ”, thì việc ta đang làm sẽ không thể nào có kết quả tốt được.

Mỗi khi có suy nghĩ, mình nhiệt tình như thế này nhưng không ai chịu công nhận điều đó cả, mình nhiệt tình như thế này nhưng sao người khác không nhiệt tình giống mình, mình nhiệt tình như thế này nhưng sao công việc không trôi chảy… chúng ta thường cảm thấy tổn thương và mất tinh thần. Nhưng chúng ta cần phải tự xác minh bản chất sự “nhiệt tình” của mình. Phải nhận thức được sự nhiệt tình của mình có đang làm hỏng việc hay không.

Chỉ khi nào biết điều chỉnh nhiệt huyết của mình, chúng ta mới có thể phối hợp hiệu quả với người khác trong công việc, và nghịch lý thay, chỉ đến khi đó nhiệt huyết của ta mới có thể tác động đến cả những người xung quanh.

Khi nhìn lại lịch sử, những người làm thay đổi xã hội

Không phải là những người lớn tuổi

Mà là những người trẻ tuổi tràn trề nhiệt huyết.

Khi phán đoán được rằng chính nghĩa đã sụp đổ,

Suy nghĩ muốn đối đầu với sự bất nghĩa,

Suy nghĩ muốn bảo vệ quyền lợi của những người yếu hơn

Chứ không chỉ lo cho riêng mình,

Cảm giác đau lòng

Khi thấy người khác khó khăn hơn mình,

Cho dù năm tháng có trôi qua

Cũng đừng bao giờ quên đi những suy nghĩ, những cảm giác ấy.

Người có trí thức là người can thiệp vào việc của người khác. Họ là những người cho dù là việc của người khác Nhưng khi cảm thấy chính nghĩa và tự do, cái thiện và sự thật, giá trị của nhân loại bị xâm hại

Vẫn đấu tranh như chính việc của mình.

-Jean Paul Sartre

Nếu muốn biết chính trị gia nào đó sẽ theo con đường chính trị như thế nào

Thay vì nghe những lời nói hay đẹp của họ,

Hãy nhìn xem hiện nay họ đang sở hữu tài sản gì

Và đã sống như thế nào từ trước đến nay

Con đường chính trị của họ sẽ hiện ra rất rõ ràng.

Con người ta thường không sống theo những lời họ nói.

Mà họ sẽ sống theo cách mà họ đã sống từ trước đến nay.

Khi làm việc hay học tập, bạn hãy chăm chỉ

Nhưng đừng quá đắm mình vào cảm giác “mình đang chăm chỉ thật đấy”.

Dĩ nhiên khi làm việc hay học tập bạn phải chăm chỉ

Nhưng nếu say trong cảm giác “mình đang rất chăm chỉ” thì ta sẽ chỉ có chăm lo cho vẻ ngoài chăm chỉ, còn bên trong thì không có gì,

Chính vì vậy những vị sư lớn đã dạy rằng khi học tập

Phải biết học như dây đàn, không quá căng mà cũng không quá lỏng.

Đừng vì những người khác trên thế gian

Mà đau khổ và giấu đi màu sắc riêng cùng nhiệt huyết của bạn.

Đừng sợ việc thể hiện bản thân mình.

Nét đặc trưng của bạn chính là sự thật, và là thứ đẹp nhất mà bạn có.

Tôi sẽ luôn ủng hộ

Để màu sắc riêng và nhiệt huyết của bạn luôn tràn đầy ánh sáng.

Khi tôi hỏi tiên sinh Lee Oe Soo rằng

Tiên sinh có điều gì muốn nói với những người trẻ đang gặp khó khăn trong cuộc sống hay không

Tiên sinh đã trả lời rằng.

“Chỉ cần không đánh mất tinh thần chịu-hết là được.”

“À, tinh thần chịu-hết… Nhưng thưa tiên sinh, tinh thần chịu hết là gì vậy?”

“Sư thầy, tinh thần chịu hết là tinh thần chịu đựng hết sức có thể đấy thôi.”

Sẽ có những lúc bạn nghĩ rằng cho dù mình có thành tâm, không dùng đến mánh khóe

Thì cũng chẳng có ai biết điều đó cho mình.

Nhưng khi thời gian trôi qua, sự thành thật của bạn chắc chắn sẽ tỏa sáng.

Một chiếc chuông muốn vang to và xa phải chịu đánh rất đau.

Nếu bây giờ bạn không nỗ lực, không gặp khó khăn thì sẽ không thể khiến người khác cảm động với những gì bạn đang làm được.

Bạn có bao nhiêu nhiệt huyết, đã đổ bao nhiêu công sức cho công việc

Thế gian có thể nhận ra những điều này nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Phiên đá lớn có một bài học cho chúng ta.

Cho dù những lời khen hay lời chê bai của người khấc có lướt qua

Đừng tin theo những lời nói ầy quá dễ dàng mà hãy giữ vững vị trí của mình.

Bất kỳ ai cũng sẽ thân thiện, tốt bụng với những người mình mới gặp lần đầu.

điều quan trọng là sự thân thiện ấy sẽ kéo dài được bao lâu.

Đừng quá cả tin, thích thú khi thấy ai đó đối tốt với mình ngay từ lần gặp đầu tiên.

Khi tuyển người cùng làm việc với mình

Có thứ còn quan trọng hơn năng lực và kinh nghiệm.

Đó chính là người có nhiệt huyết thực sự muốn được làm công việc đó

Và người biết tìm niềm vui trong công việc.

Phải vui thì mới có thể thành công trong học tập cũng như tu hành.

Bất kỳ việc gì cũng phải thắt nút thắt đầu tiên thật kỹ. Nếu bắt đâu với suy nghĩ “Cứ làm đại khái rồi sửa sau” Thì sau này mọi việc sẽ không dễ dàng như bạn nghĩ. Bởi vì

Có thể sau này bạn sẽ không còn nhiệt tình như lúc đầu Có thể sau này bạn sẽ phải làm việc đó một mình Nên sẽ lại càng cảm thấy phiền phức

Và tự bản thân bạn cũng đã quen với trạng thái ban đầu của sản phẩm mất rồi.

Cũng giống như sau khi chuyển nhà và dọn dẹp được một ít

Dù bạn đã quyết rằng mình sẽ sửa sang nhà cửa từng chút một theo đúng ý mình

Nhưng trong thực tế có những trường hợp sau khi chuyển nhà nhiều năm rồi

Vẫn không sửa sang như ý định ban đầu và cứ thề mà sống suốt một thời gian dài.

—★—

Giữa người nghĩ rằng mình phải học hành chăm chỉ để tăng điểm số của mình lên

Và người nghĩ rằng mình phải học hành chăm chỉ để đứa em gái không được đến trường vì nghèo khổ của mình được đi học

Ánh mắt của họ khác nhau hoàn toàn.

Quyết tâm muốn giúp đỡ người khác

Đem đến cho chúng ta nguồn năng lượng cực kỳ to lớn.

Tâm nguyện của Bồ tát cũng vậy.

Chính vì vậy tôi nhận ra rằng mình phải luôn mang trong mình ý nguyện giúp người.

Khi phán xét điều gì

Hãy dựa vào tiêu chuẩn rằng, nếu mình ra quyết định

Thì quyết định ấy sẽ đem lại lợi ích cho bao nhiêu người.

Chỉ làm thỏa mãn chính mình lại khiến nhiều người tổn thương

Việc đó, hoàn toàn là không đúng.

Hãy trở thành người

Biết chia sẻ những thứ mình muốn cho người khác.

Bạn vẫn đang “nỗ lực” để có thể trở nên thân thiết với người đó sao?

Liệu lý do bạn vẫn đang nỗ lực có phải chính là vì

Bạn muốn thần thiết với người đó để đạt được mục đích gì đó chăng?

Để có thể thân thiết thực sự

Hãy bắt đầu với việc bỏ đi suy nghĩ mình phải đạt được điều gì.

Trong quan hệ giữa người và người, những nỗ lực có mục đích dù không nói ra cũng sẽ mau chóng hiển hiện.

Ngược lại, sẽ rất dễ dàng khi bạn đến gần người khác bằng sự chần thành.

—★—

Khi mới bắt đầu một việc gì đó

Chúng ta thường mang trong mình nhiều nhiệt huyết và cắm đầu vào công việc.

Nhưng có nhiều trường hợp, vì quá nhiệt tình

Mà ta dành cho người khác nhiều nỗ lực và thiện tâm vượt quá mức cần thiết.

Trong những trường hợp đó, chắc chắn sẽ đem lại tác dụng ngược.

Vì những trường hợp này, trong tâm trí ta khi ấy

Không phải là hình ảnh ta đến với những người cần sự giúp dỡ

Mà là chính ta đang say trong nhiệt huyết của mình, không còn nhìn thấy đối phương nữa.

Có những người đối xử với người ngoài rất tốt

Nhưng lại xao nhãng khi chăm sóc người nhà và những người thân cận

Khiên họ buồn lòng

Chỉ vì suy nghĩ “họ là một phần của mình”.

Nhưng đây là một sai lầm rất lớn.

Khi những người thân cận quay lưng lại với ta

Thì tất cả những gì ta gây dựng trong suốt thời gian qua có thể sụp đổ hết.

Nếu bạn có một trong những thứ sau

Thì bạn sẽ rất khó sống trong thời đại này

Mà vẫn giữ vững được niềm tin của mình:

Sự nghèo đói, tham vọng thành đạt, phụ thuộc vào gia đình.

Ôi, đáng buồn thay.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ