Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã - Chương 6. Tu hành

“Chính trái tim ta. cũng không thuận theo ý ta
Thì ta lấy gì để có thể lay chuyển người khác?”

—ooOoo—

Bài tập ngắm nhìn

Thưa sư thầy, lòng con bức bối quá. Con phải làm sao đây?”

Hãy cứ để tâm trạng ấy được tự nhiên.

Nếu tự bản thân ta không níu kéo,

Thì tâm trạng ấy sẽ từ từ tự mình thay đổi mà thôi.

Như khi ta ngắm nhìn cái cây được trồng trước sân nhà, Như khi ta ngồi bên bờ sông ngắm dòng nước chảy, Đừng quá ám ảnh bởi suy nghĩ nó là của mình,

Hãy buông bỏ và im lặng ngắm nhìn tâm trạng bức bối ấy. Sau hai đến ba phút nín thở

Và lặng lẽ quan sát kỹ

Sự thay đổi của ý nghĩa nằm sau chính từ “bức bối”

Bạn có thể nhìn thấy được sự thay đổi khẽ khàng của chính cảm xúc này.

Vì cảm giác bức bối ấy

Không phải do bạn cố tình tạo ra,

Mà là cảm xúc nhất thời nảy sinh từ các mối nhân duyên của bạn

Nên nó cũng sẽ tự biến mất giữa những mối nhân duyên.

Nếu cứ liên tục tự nhủ “Bức bối quá”, bức bối quá!” Rồi bị ám ảnh bởi cảm xúc ấy

Thì cho dù trạng thái cảm xúc có thay đổi tâm trạng “bức bối” ban đầu vẫn sẽ quay trở lại và sẽ càng ngày càng lớn dần lên mà thôi.

Chính vì vậy, hãy dừng những câu tự nhủ và buông bỏ suy nghĩ ấy

Bạn chỉ cần nhận biết được cảm xúc của mình khi nó xuất hiện

Và im lặng quan sát sự thay đổi của nó mà thôi.

Khi lòng chúng ta chạy theo thế gian

Thì giữa thế gian bộn bề nó sẽ dễ dàng bị cuốn đi mất.

Nhưng khi lòng chúng ta hướng vào chính nội tâm mình Thì cho dù thế gian có hỗn loạn đến mấy

Tấm lòng ấy vẫn giữ được trọng tâm và dễ dàng tìm được bình yên.

Có rất nhiều người hỏi tôi, phải làm gì thì mới có thể giải phóng được lòng mình.

Nếu cứ suy nghĩ “Phải giải phóng lòng mình thôi…” rồi cố gắng thực hiện

Thì có khi càng làm cho lòng mình thêm phức tạp.

Vì thật ra “Phải giải phóng lòng mình thôi…” Cũng đã là một suy nghĩ làm ta phải bận lòng rồi.

Vậy phải làm sao để không nghĩ nữa và cho lòng mình được nghỉ ngơi?

Câu trả lời là hãy ngắm nhìn những suy nghĩ trong lòng mình.

Giây phút bạn ngắm nhìn chúng, là giây phút tất cả được nghỉ ngơi.

Ý thức của con người thường hướng về phía bên ngoài.

Vì vậy chúng ta thường nói chuyện về người khác

Hoặc những chuyện xảy ra bên ngoài, chứ ít khi nói về mình.

Ngược lại, người tu hành phải biết chuyên ý thức ấy hướng vào lòng mình

Để sửa thói quen chỉ chuyên nói về người khác Và ngắm nhìn lòng mình, hiểu về nó nhiều hơn.

—★—

Hãy chú ý theo dõi thử một lần.

Trong số những lời bạn nói ra hằng ngày

Có bao nhiêu lời nói thực sự là của bạn

Và bao nhiêu lời là những lời bạn vay mượn của người khác

Rồi biến nó thành lời nói của mình?

Trong một ngày, bạn nói được bao nhiêu lời của chính bạn?

Và cái gọi là lời của chính bạn, có thực sự tồn tại hay không?

Trong bản thân ta

Luôn có một người im lặng theo dõi những chuyện xảy ra bên ngoài.

Dù sự việc bên ngoài có thay đổi liên tục

Ý thức của người theo dõi này vẫn không bị ảnh hưởng Và luôn được đặt ở hiện tại này.

Nguyên do của những nỗi đau trong cuộc sống

Là đôi khi ta quên mất người theo dõi trong lòng mình Và bị cuốn theo những sự kiện, đối tượng xảy ra ở bên ngoài.

—★—

Nếu bạn muốn sống mà có thể suy nghĩ ít đi,

Thật ra rất đơn giản.

Hãy để lòng mình ở hiện tại.

Mọi suy nghĩ và lo lắng đều thường hướng về quá khứ hoặc tương lai.

Bạn có thể nghĩ về hiện tại không?

Bạn có thể tìm ra suy nghĩ nào về chính thời điểm này không?

Hãy thử xem. Thề nào? Bạn không thể, đúng không?

Nếu bạn đặt lòng mình vào hiện tại, thì những suy nghĩ của bạn sẽ được nghỉ ngơi.

—★—

Nếu bạn không cố níu kéo

Những cảm xúc dâng lên trong lòng mình bằng suy nghĩ

Thì khi thời gian trôi qua những cảm xúc ấy sẽ thay đổi và biến mất một cách tự nhiên.

Chỉ cần bản thân ta không cố giữ cảm xúc bằng những ý nghĩ và lời nói

Thì những cảm xúc khó chịu trong lòng

Sẽ tự tìm cách giải phóng chính mình ra khỏi bản thân ta

Mà không cân đến sự nỗ lực của ta.

Nếu bạn cảm thấy muộn phiền

Đừng liên tục than vãn “Tôi đang buồn” với người khác.

Nếu bạn muốn thoát ra khỏi nỗi muộn phiến

Thì hãy nhìn thẳng vào nó.

Bạn sẽ nhìn thấy được sự thay đổi của nỗi muộn phiền.

Chính vì vậy nỗi muộn phiền, cũng chỉ là thứ trống rỗng mà thôi.

Những thứ trước chưa hể có bỗng dưng bây giờ xuất hiện

Cũng sẽ biến mất toàn bộ khi thời gian trôi qua.

Cho dù bạn có cảm nhận được tiếng chuông trong tâm hồn sau khi nghe bài giảng,

Hay bạn nhìn thấy đức Phật hay bất kỳ vị thánh nhân nào khác trước mặt mình,

Thì tất cả cũng chỉ là trò đùa của tâm trí bạn mà thôi.

Thứ mà những người tu hành tìm kiếm

Là những thứ vốn hiện hữu ngay từ đầu

Chứ không phải tìm kiếm những thứ chưa hề có rồi bỗng dưng xuất hiện.

Tâm trí là kẻ không thể thực hiện hai suy nghĩ cùng một lúc.

Bạn hãy thử xem mình có thể có hai suy nghĩ cùng một lúc được hay không.

Thế nào, bạn có thể làm thế không?

Khi đang suy nghĩ một điều gì đó

Chính tâm trí ta không thể nhận thức được rằng mình đang suy nghĩ.

Bạn chỉ có thể nhận ra “À mình đã suy nghĩ về chuyện đó” sau khi suy nghĩ đã dứt.

Hãy thử xem có đúng như vậy không.

Hãy thử xem khi nào thì bạn nhận thức được rằng mình đang suy nghĩ.

Khi bạn đang suy nghĩ hay sau khi dòng suy nghĩ ấy đã ngừng?

Việc bản thân mình khổng biết rằng mình đang suy nghĩ,

Việc bản thân đang làm một việc gì mà không hề hay biết rằng mình đang làm việc đó,

Thật kỳ lạ, phải không?

Chính vì vậy mà người ta mới nói đang mở mắt không có nghĩa là mình đang thức tỉnh đâu.

“Thức tỉnh” có nghĩa là ngay lập tức nhận thức được Khi có chuyện gì đang xảy ra trong tâm trí ta.

“Thức tỉnh” không phải là làm theo

Những suy nghĩ hay cảm giác khi chúng xuất hiện

Mà chính là việc nhận ra được rằng bản thân đang có suy nghĩ, cảm giác đó.

Thường khi đang ăn chúng ta không bao giờ nhận ra.

Đến khi ăn xong rồi

Mới biết mình đã ăn nhiều đến mức nào.

Việc tu hành bắt đầu từ những khoảnh khắc thức tỉnh.

Người nhận biết được mình đã ăn bao nhiêu ngay khi đang ăn

Là người đã khổ công tu hành.

Ý thức của ta thường không biết trong vô thức thứ ta thực sự muốn là gì.

Ý thức bảo ta rằng thứ ta muốn là thứ này

Nhưng đến khi giành được thứ đó rồi

Ta mới nhận ra nó không phải là thứ ta khao khát muốn có.

Nếu muốn nghe được trong vô thức mình nói gì, hãy bắt đầu cầu nguyện.

Lời cầu nguyện sâu sắc chính là con đường đặc biệt

Giúp ta có thể nghe thấy được tiếng nói vô thức của mình.

Ý thức của chúng ta muốn tiến của, quyền lực, danh vọng

Nhưng sâu trong tiềm thức, ta luôn hướng đến tình yêu,

Sự hòa hợp, sự đồng cảm, thấu hiểu, hài hước, cái đẹp, sự mới mẻ và sự tĩnh lặng vượt lên trên chính bản thân ta.

Tĩnh lặng không có nghĩa là hoàn toàn trống rỗng.

Nếu lắng tai nghe sự tĩnh lặng

Ta có thể cảm nhận được muôn vàn chuyển động của thế gian.

Bạn hãy vừa lắng nghe những chuyển động ấy vừa tự hỏi.

Rằng mình đang nghe thấy gì. Rằng chủ nhân của chuyển động ấy là ai.

Đến lúc ấy bạn sẽ mơ hồ nhận ra.

Rằng thật ra vốn không có người nghe, chỉ có hành động nghe mà thôi.

—★—

Khi ngắm nước ta sẽ trở thành nước

Khi ngắm hoa ta sẽ trở thành hoa

Ta ngồi đây ngắm đóa hoa trôi theo dòng nước.

– Đại đức Seo Ong

—★—

Càng khỏe mạnh ta càng có cảm giác cơ thể mình không tồn tại.

Dĩ nhiên là chuyện cơ thể ta không tồn tại không phải là sự thật.

Mọi chuyện càng diễn ra tự nhiên

Càng khiến ta cảm thấy như mình không hề nỗ lực chút nào.

Nhưng dĩ nhiên không phải là ta đã không nỗ lực.

Ngỡ không có nhưng vốn dĩ đã có, đó chính là bản tính của chúng ta, và cũng là chân lý.

Ngày xưa, có một thứ gọi là tâm trí.

Vì chỉ có một mình nên tâm trí cảm thấy buồn

Đã tự chia mình làm hai.

Nhưng vì cả hai đều biết mình vốn là một

Nên dù chơi với nhau nhưng cả hai vẫn không thấy vui,

Cũng giống như một ván cờ tướng mà hai bên đen trắng đều do một người tự chơi.

Vì vậy tâm trí đã quyết định quên đi sự thật rằng cả hai đã từng là một.

Cứ thế rồi thời gian trôi qua

Tâm trí hoàn toàn quên đi sự thật này.

Đây chính là trạng thái của chúng ta ngay lúc này.

Khi nhận ra sự thật rằng cả hai đã từng là một

Thì ta sẽ nhận ra rằng cuộc sống chỉ là một vở kịch.

Với những người hiểu sự thật này, ưu điểm lớn nhất của họ chính là sự hài hước.

Những trạng thái như yên bình, thánh thiện, hiền hòa

Đều được xếp sau hài hước một bậc.

Dù gì cuộc sống cũng chỉ là một vở kịch Vậy hãy diễn sao cho thật hay.

Nếu bạn vẽ cuộc sống mà mình mong muốn vào khung tranh tâm trí

Thì đến một lúc nào đó bức tranh sẽ sống dậy và trở thành sự thật.

Vi vậy hãy vẽ một bức tranh thật đẹp

Mà trong đó bản thân bạn và những người khác cùng sống với nhau thật hạnh phúc.

—ooOoo—

Hãy kết thân
với tâm trí của mình

Kể từ khi tôi bắt đầu dùng Twitter để kết nối và trò chuyện với nhiều người hơn, có rất nhiều bạn trẻ đã gửi câu hỏi cho tôi. Những câu hỏi về chuyện yêu đương khó gỡ, về những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa người với người, về những bất hòa trong gia đình, về những ước mơ vẫn chưa thành hiện thực, về việc kiếm việc làm… Trong số đó dạng câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất là làm cách nào để có thể giữ được tầm mình bình tĩnh khi các cảm xúc tiêu cực như nổi giận, bực bội, uất hận, thất vọng… ập đến.

Thật ra khi nhận được những câu hỏi này, tôi nghĩ rằng việc họ đặt câu hỏi có nghĩa là họ đã thành công được một nửa rồi. Bởi họ đã nhận ra được trạng thái của bản thân khi gặp khó khăn vì những ảnh hưởng do cảm xúc tiêu cực đem lại. Chính vì vậy họ mới đem những câu hỏi làm sao để thoát khỏi trạng thái ấy đến cho một nhà sư rất chăm chỉ dùng Twitter như tôi để tìm câu trả lời.

Nhưng vấn đề là, rất nhiều người khi cảm nhận được những cảm xúc ấy chỉ nghĩ đến việc mình phải làm sao để khống chế chúng. Họ gần như không hề nghĩ rằng mình cẩn phải hiểu được chúng. Nói cách khác, khi những cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong tâm trí, người ta chỉ nghĩ đến việc bằng mọi cách phải thoát ra khỏi nó, chứ không hề có ý định hiểu về trạng thái tâm hồn mình lúc đó cũng như không muốn kết thân với nó chút nào. Có lé vì vậy mà người ta hay nói “điều khiển tâm trí” hay “khống chế tâm trí” chứ không dùng những từ như “tìm hiểu tâm trí” hay “kết thân với tâm trí”.

Nhưng chắc chắn những người đã từng cố thay đổi những cảm xúc như phẫn nộ, bực bội, ghét bỏ… sẽ biết rất rõ, việc thay đổi chúng chẳng phải là việc dễ dàng gì. Giả như ta gọi những cảm xúc như phẫn nộ, ghét bỏ là đất bùn, và tâm trí ta là nước, thì khi thả đất vào trong nước, nước liền hóa đen. Việc tìm cách thoát khỏi tâm trạng tiêu cực cũng giống như việc tìm cách để số đất bùn trong nước ấy nhanh chóng lắng xuống vậy.

Bạn muốn nhanh chóng làm đất bùn lắng xuống, muốn xóa đi những tâm trạng xấu và duy trì sự tĩnh lặng của tâm trí mình, và bạn cho tay vào nước, tức tâm trí mình, và cố đè đất bùn xuống đáy. Kết quả như thế nào? Chẳng phải vì những chuyển động của bàn tay mà đất bùn càng làm nước vẩn đục hơn đấy sao? Ví dụ như khi ta ghen tị với ai đó và bắt đầu cảm thấy ghét họ, ta càng cố suy nghĩ đến chuyện khác để xóa cảm xúc ấy đi thì chẳng phải cảm xúc ấy càng liên tục xuất hiện đó sao? Chính vì vậy, nếu ta cứ nghĩ rằng mình phải quyết tâm để thay đổi cảm xúc và muốn bước sâu vào tâm trí của mình để hành động, thì không những vấn để cơ bản nhất vẫn không được giải quyết mà có khi trạng thái tâm trí ta còn tệ hơn.

Vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải làm thế nào mới có thể hiểu được tâm trạng đang bị vấy bẩn như nước bùn đen và tự mình thoát ra khỏi nó? Thật ra câu

trả lời thực ra rất đơn giản.

Đầu tiên, hãy đứng ở lập trường của người thứ ba, lùi lại một bước và quan sát tâm trạng của bản thân như đang xem phim vậy. Chẳng phải mỗi khi chúng ta muốn tìm hiểu một đối tượng mình không biết rõ, chỉ cần bỏ đi những suy nghĩ vốn có và quan sát đối tượng đó là có thể hiểu được dễ dàng hơn sao? Nghĩa là đừng bước vào bên trong tâm trạng đang rối bời như bát nước đục dể tìm cách giải quyết, mà hãy bước ra khỏi đó, theo dõi nó bằng sự im lặng của mình.

Khi đó, thứ quan trọng nhất là người quan sát không nên quá để tầm đến những cơn giận, sự bực mình, nỗi bất an hay lòng đố kỵ, mà phải tập trung vào nguồn năng lượng đang điều khiển chúng. Cũng như tấm gương không chọn mình sẽ phản chiếu thứ gì và không phản chiếu thứ gì, lúc này bạn sẽ im lặng và theo dõi được nguồn năng lượng của các cảm xúc chứ không chỉ tập trung vào một cảm xúc. Và cũng như tấm gương, không bao giờ lên tiếng đánh giá những thứ mà nó phản chiếu, bạn đừng nhận xét gì cả, mà hãy chỉ im lặng ngắm nhìn.

Khi ngắm nhìn tâm trí mình với lập trường của một khán giả, bạn sẽ cảm nhận được ý thức của mình đã lùi lại một bước, cảm giác như đang dứng phía sau lý trí và theo dõi mọi thứ. Và chỉ một lát sau đó, bạn sẽ nhìn thấy được trạng thái cảm xúc khó chịu của mình từ từ chuyển thành một trạng thái khác hoàn toàn.

Nói tóm lại, bạn không cần phải bước vào trong cảm xúc của mình và cố gắng thay đổi nó, mà chỉ cần im lặng quan sát thì chẳng bao lâu sau bạn sẽ nhìn thấy được sự thay đổi của cảm xúc trong mình. Nếu cứ cố gắng thay đổi cảm xúc, chưa biết chừng bạn sẽ chỉ càng làm cho cảm xúc ấy trở nên phức tạp hơn mà thôi.

Chắc chắn sẽ có ai đó hỏi rằng “Cứ im lặng nhìn thì có gì hay?”, “Chẳng phải làm vậy là trốn tránh hiện thực sao?”

Không phải vậy. Phương pháp này không phải là trốn tránh sự thật mà ngược lại, là nhìn thẳng vào sự thật. Nhìn nhận sự thật, với bản chất vốn có của nó. Nếu bắt đầu luyện tập cách nhìn trực diện vào những gì xảy ra trong tâm trí mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra. Rằng những cảm xúc xuất hiện trong tâm trí bạn không hề có thực thể cố định nào, và những cảm xúc ấy chỉ như những đám mây, tự xuất hiện trong khoảng hư vô tâm trí và rồi cũng nhanh chóng tự biến mất khỏi đó, không liên quan đến ý thức của ta. Nếu bạn thấu hiểu được điều này, thì khi những cảm xúc giận dữ, bực bội, bất an… xuất hiện, bạn sẽ không bị chúng điều khiển nữa. Bạn sẽ không cố níu kéo chúng vì nghĩ chúng là của mình. Vì chúng chỉ đơn giản là những vị khách, chỉ tạm dừng trong tâm trí ta một lát rồi sẽ ra đi, như những đám mây trôi.

Đừng cố gắng điều khiển tâm trí mình. Hãy làm thân với tâm trí và im lặng dõi theo nó.

Khi bị tổn thương và nuôi ý muốn phục thù Bạn sẽ chỉ nhìn thấy nỗi đau của chính mình.

Thay vào đó nếu bình tĩnh lại

Đánh thức ánh sáng từ bi trong mình và nỗ lực để hiểu được đối phương

Bạn sẽ nhận ra sự thật

Rằng người làm bạn tổn thương thực ra cũng đang chịu tổn thương rất nhiều.

Bạn nổi giận, nhưng lại không thể điều khiển được cơn giận, Nghĩa là cơn giận không nghe lời bạn…

Vậy làm sao bạn có thể gọi cơn giận đó là “cơn giận của bạn” được?

Nếu nó là của bạn, vậy bạn phải điều khiển được nó theo ý của bạn chứ?

Khi vị khách mang “cơn giận” đến, hãy yên lặng chờ cho đến lúc nó rời đi.

—★—

Những cảm xúc xuất hiện trong tâm trí Không phải thứ muốn bỏ là có thể bỏ được.

Những cảm giác và suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí Thật ra không thuộc sở hữu của chính ta.

Chúng chỉ giống như những đám mây không chủ

Hiện hữu nhất thời vì một số điều kiện và nguyên nhân.

Hãy tự nhắc mình, suy nghĩ và cảm xúc chỉ là vị khách qua đường

Và lùi lại một bước, im lặng quan sát chúng.

Trong tâm trí mỗi chúng ta đều có nhà độc tài Hitler và Mẹ Teresa hiện diện.

Nếu ta xây dựng bản thân mình trên nền tảng của sự sợ hãi và thù hận

Ta sẽ trở thành Hitler.

Nếu lòng từ bi và sự cảm thông đối với người khác mạnh hơn Ta sẽ trở thành Mẹ Teresa.

Nếu có ai đó nói “Không được” với bạn

Đừng nổi giận hay tranh cãi, mà hãy đáp “Vâng”.

Một tình huống mới

Sẽ dẫn ta đến một thế giới mới, mở ra một cánh cửa mới cho ta.

Khi có ai đó nói “Không được” với bạn

Bạn càng phản kháng thì tình huống càng không thể thay đổi và sẽ chỉ có bạn mệt mỏi mà thôi.

Bất kỳ cảm xúc, sự việc, hiện tượng nào

Nếu không phải là thứ đã vốn có mà chỉ mới xuất hiện

Thì sau một thời gian, chúng sẽ biến đổi và tự biến mất.

Những người đi tìm chân lý vĩnh cửu

Thì không nên bị ám ảnh bởi những thứ liên tục xuất hiện và biến mất như thế.

Có những lúc ta xem phim nhưng giữa chừng dừng lại không xem nữa.

Đó là những lúc nhân vật chính hiền lành vẫn cứ hiền lành, còn kẻ xấu vẫn hoàn xấu.

Con người ta không có ai hiền lành mãi, cũng không có ai xấu xa mãi.

Tùy vào con người, hoàn cảnh, nhàn duyên, và tùy vào quan điểm của người đánh giá

Mà con người ta khi tốt, khi không.

Xưa, vị lai và nay, đâu có sự kiện này:

Người hoàn toàn bị chê, người trọn vẹn được khen.

Lời khen cũng như lời phê phán, đều là bất khả kháng Chỉ là những lời con người ta nói vì danh dự và lợi ích của mình mà thôi.

– Kỉnh Pháp Cú, Phẩm Phẫn nộ

Khi nghe ai đó phê phán người khác

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng người bị phê phán đã làm chuyên gì đó đáng bị phê phán.

Nhưng nếu chú tâm nghe kỹ hơn một chút,

Thực ra người phê phán đang lớn tiếng

Vì người kia không chịu nghe theo lời của mình.

Vì vậy đừng để những gì nhìn thấy thoáng qua đánh lừa bạn!

Việc chê bai người khác

Chính là vì bản thân người chê cảm thấy bất an về chính mình.

Có một người bạn

Bắt đầu nói xấu một người mà ta ghét.

A ha! Ta hào hứng hùa theo.

Rồi sau khi chào tạm biệt người bạn đó, ta chợt nghĩ.

Nếu ta không có mặt ở đó, chắc người bạn đó cũng nói xấu về ta giống như vậy chứ?

Dù khiến bạn thích thú trong giây lát, nhưng xét cho cùng nói xấu người khác là làm hại chính mình.

Lý do bạn cảm thấy tôi sống vô tư và lương thiện

Chính là vì bản thân bạn cũng vô tư và lương thiện đấy thôi.

Việc làm cho bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những người xung quanh ta

Cảm thấy thoải mái, chính là một cách tu hành.

Được những người mình không quen biết, những người ở nơi xa xôi kính trọng

Thì cũng có ý nghĩa gì đâu?

Trong khi những người ở quanh ta

Lại đang mệt mỏi vì chính ta.

Cái gọi là sự tôn trọng của những người ta không quen

Chỉ là những tưởng tượng của họ về một hư ảnh không phải ta. Là giả dối.

Có người hỏi tôi

Khi hạ mình xuống chẳng phải là mình chịu thua những người khác hay sao.

Nhưng nếu chịu thua một chút để đạt được thành tựu lớn hơn

Thì đó chính là cách ta chiến thắng.

Chỉ cần cúi đầu một lát, tâm hồn sẽ có được sự bình an, gia đình sẽ có được hạnh phúc

Một kết quả tốt đẹp.

—★—

Những người mắc “bệnh đạo đức” thường dễ dàng phán xét người khác.

Đó là vì họ là những người chưa trưởng thành, không tự nhìn thấy được những khiếm khuyết của chính mình.

Bạn bị giao những việc không liên quan đến nghiệp vụ chỉ vì lý do bạn là cấp dưới.

Khi bạn bắt đầu cảm thấy bực mình, đừng suy nghĩ mãi về việc đó, cũng đừng tỏ vẻ bực bội.

Hãy cứ làm công việc mà cấp trên giao cho bạn.

Nếu bực mình, thì một chuyện nhỏ sẽ trở nên mệt mỏi hơn gấp nhiều lần và khiến bạn căng thẳng.

Chỉ cần làm xong việc là bạn có thể quên nó ngay thôi mà chẳng phải vậy sao?

—★—

Đừng cố thay đổi những người xung quanh sao cho vừa ý bạn

Cách nhanh nhất là bạn hây từ bỏ tham vọng thay đổi họ.

Chính bạn còn không thể điều chỉnh bản thân theo ý mình được

Thì làm sao bạn có thể thay dổi người khác theo ý mình?

—★—

Có những thứ khi còn trẻ tôi rất thích, nhưng bây giờ thì không.

Gió điều hòa, thức ăn ở nhà hàng buffet, phim kinh dị, đi máy bay, thành phố lớn, chơi suốt dêm…

Có những thứ khi còn trẻ tôi ghét vô cùng, nhưng bây giờ lại thích.

Cơm ngũ cốc, đi bộ, thiển, ở một mình, Mozart, tập thể dục, trà…

Chính tôi cũng không rõ từ khi nào mình đã thay đổi. Và ngay lúc này tôi cũng đang thay đổi.

Đừng bị trói buộc bởi quá khứ và than trách người đời sao quá đổi thay.

Ví nếu ta lấy thước đo quá khứ để đánh giá hiện tại, chắc chắn sẽ cảm thấy buồn.

Hãy tiếp nhận sự thay đổi.

Vi dù muốn dù không, thế gian và bản thân ta vẫn liên tục thay đổi từng ngày.

Vô sở hữu

Không có nghĩa là không sở hữu thứ gì cả

Mà nghĩa là không bị ám ảnh bởi những thứ mình đang có.

Khi cảm thấy đã đến lúc, phải biết cách từ bỏ tất cả và ra đi, vậy mới là tự do thực sự.

Ngược lại, chừng nào còn cảm thấy thèm khát vì mình không có được thứ gì đó

Thì đó chỉ là chịu đựng mà sống dưới cái danh vô sở hữu chứ không phải là vô sở hữu thực sự.

Những vị đại sư được các sư khác tôn trọng

Không phải vì họ giỏi kinh văn

Không phải vì họ có vẻ ngoài chững chạc

Không phải vì họ tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng

Không phải vì họ là trụ trì của những ngôi chùa lớn

Không phải vì họ đoán được tương lai

Không phải vì họ biết chữa lành bệnh cho người khác

Mà vì họ biết cách chỉ bảo các sư trẻ hơn bằng “đức hạnh”.

Được gọi là đại sư, không có nghĩa là lùi ra sau và không làm gì cả

Mà là dùng hình ảnh tu hành của mình

Để làm cảm hóa các sư khác, giúp họ biết cách từ bỏ dễ dàng hơn.

Nếu người tu hành nhìn lại mình và bắt đầu giác ngộ

Thì họ có thể học được nhiều thứ từ cả những đứa trẻ đi qua đường

Và học được nhiều điều ngay cả khi bị người khác khinh rẻ.

Thực ra tất cả mọi người trên thề gian này đều là thầy của chúng ta.

Người giúp ta tự nhìn lại tâm trí mình

Không phải là người đối xử tốt với ta hay khen ngợi ta.

Việc tìm hiểu về bản thân mình

Luôn nhờ có những người

Chê bai, nổi giận với ta

Làm ta cảm thấy thất vọng, khiến ta gặp khó khăn. Chính những người đó mới là hóa thân của Bồ tát.

Có một cách để đánh giá ai là người tu hành thực sự. Hãy khen họ hết lời và hãy phê phán họ hết lời. Nếu ai bị dao động bởi những lời nói này

Có nghĩa là họ đã mất đi cái gốc căn bản nhất của người tu hành.

Cảm giấc oan ức khỉ bị người khấc chửi mắng Và cảm giác khoái chí khi được người khác khen ngợi Thực ra không phải là hai cảm giác khác nhau.

—★—

Là người tu hành, khi sống chung với nhiều người Phải sống sao cho giống khi sống một mình

Và khi sống một mình

Phải sống sao cho giống khi sống với nhiều người.

—★—

Được cùng người khác chia sẻ những câu chuyện sâu sắc, chân thật nhất

Và đồng cảm với họ, là một điều hạnh phúc.

Nhưng đừng chỉ cố tìm đối tượng để chia sẻ ở bên ngoài.

Hãy tìm hiểu về tâm trí mình và hãy hiểu thấu được nó.

điều này sẽ mang đến cho bạn sự tự do và cảm giác hạnh phúc không gì so sánh được.

Người đắc đạo

Phải có sức mạnh để kìm nén, không lên tiếng nói là mình biết dù đã biết

Phải có sức mạnh tuy có thể thay đổi người khác

Nhưng vẫn để họ tự mình học được bằng chính sức mình.

Thứ đạo mà luôn muốn trưng ra cho người khác thấy chỉ là đạo chưa chín hẳn mà thôi.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ