Cây Cam Ngọt Của Tôi - Phần 1 chương cuối: TA HY VỌNG MI CHẾT MỤC TRONG TÙ

Điều hữu dụng đầu tiên chúng tôi học được ở trường là các ngày trong tuần. Khi đã thuộc nằm lòng các ngày trong tuần, tôi biết được rằng ông ấy đến vào thứ Ba. Rồi tôi cũng phát hiện ra nếu thứ Ba này ông ấy đến các dãy phố phía bên kia nhà ga thì thứ Ba sau ông sẽ sang phía chúng tôi.

Bởi vậy nên tôi đã cúp học hôm thứ Ba. Tôi không muốn anh Totoca biết, nếu không tôi sẽ phải hối lộ mấy viên bị để anh không để lộ gì với mọi người ở nhà. Vì lúc này đang còn sớm và ông ấy sẽ không xuất hiện trước khi chuông nhà thờ điểm chín giờ nên tôi thong thả tản bộ trên đường. Tất nhiên, tôi chỉ chọn những con phố không nguy hiểm. Đầu tiên, tôi dừng chân tại nhà thờ ngắm các tượng thánh. Tôi thấy hơi sợ khi nhìn những bức tượng im lìm bị vây giữa những cây nến. Nến nhấp nháy làm các bức tượng cũng nhấp nháy theo. Tôi không chắc làm thành thì có thoải mái hay không, nhất là khi phải đứng im suốt ngày.

Tôi dạo quanh phòng để đồ thờ và thấy bác Zacarias đang lấy nến cũ ra khỏi giá nến để thay nến mới vào. Một đống mẩu nến nằm trên bàn.

“Chào bác Zacarias.”

Bác dừng lại, kéo kính xuống chóp mũi, khụt khịt quay đầu đáp lại, “Chào con trai.”

“Bác muốn cháu giúp một tay không ạ?” Tôi không thể rời mắt khỏi những mẩu nến.

“Cháu chỉ làm vướng chân ta thôi. Hôm nay cháu không đến trường à?” bác vừa nói vừa quay trở về với Công việc.

“Có ạ. Nhưng cô giáo không đến. Cô bị đau răng.” “Ồ!” Bác quay lại và một lần nữa kéo kính xuống chóp mũi. “Cháu mấy tuổi rồi?”

“Năm ạ. Không phải, sáu. Không, cháu năm tuổi ạ. “Ái chà, thế là năm hay sáu?”

Tôi nghĩ đến trường học và nói dối. “Sáu ạ.”

“Ồ, sáu là độ tuổi thích hợp để bắt đầu học giáo lý đấy.” “Cháu có được phép theo học không ạ?

“Tại sao không? Cháu chỉ cần đến đây vào các chiều thứ Năm, lúc ba giờ. Cháu muốn đến không?” “Còn tùy ạ. Nếu bác cho cháu các mẩu nến vụn, cháu sẽ đến.”

“Cháu muốn lấy mẫu nên làm gì?”

Con quỷ vừa huých tôi một cái. Tôi lại nói dối. “Cháu muốn bôi lên dây diều cho dây chắc hơn.” “Thế thì lấy đi.”

Tôi gom đồng nến vụn nhét vào cặp cùng đống sách vở và bi. Tôi sướng phát điên.

“Cảm ơn bác rất nhiều, bác Zacarias.”

“Này, đừng quên nhé. Thứ Năm đấy.”

Tôi chạy ra khỏi đó. Vẫn còn sớm, tôi vẫn còn thời gian. Tôi vội đến phía trước sòng bài, và nhằm lúc không có ai đi đến, tôi băng qua đường, vận hết tốc lực chà nến lên mặt vỉa hè. Rồi tôi chạy ngược lại, ngồi xuống đợi trên vỉa hè phía bên ngoài một trong bốn cánh cửa đang đóng im lìm của sòng bài. Tôi muốn quan sát từ xa xem ai sẽ là người đầu tiên bị trượt chân.

Đúng lúc tôi sắp không đợi nổi nữa thì đột nhiên, Dạch! Tim tôi nẩy lên. Cô Corinha, mẹ của chị Nanzeazena, vừa bước qua cổng, cầm theo khăn tay và một quyển sách, chuẩn bị đến nhà thờ. “Ôi Chúa ơi!”

Sao không phải là ai khác mà lại là cô Corina cơ chứ – cô ấy là bạn của mẹ còn Nanzeazena là bạn thân của chị Gloria. Tôi không muốn xem gì nữa. Tôi lao đến góc đường và dừng lại nhìn. Cô đã ngã vạch xuống đất và đang chửi rủa.

Mọi người xúm lại xem cô có bị thương ở đâu không, nhưng nghe cách cô chửi rủa thế kia thì chắc cô chỉ bị vài vết trầy xước.

“Chắc chắn là mấy đứa oắt con vô lại rồi.”

Tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhưng tôi không nhẹ nhõm đến mức không cảm thấy một bàn tay đang nắm lấy cặp của mình.

“Là cháu làm phải không, Zezé?”

Bác Orlando-Tóc-Cháy. Chẳng phải ai khác mà lại là bác, hàng xóm lâu năm của chúng tôi. Tôi không thốt nên lời.

“Phải hay không?”

“Bác hứa không nói với bố mẹ cháu chứ ạ?”

“Bác sẽ không nói. Nhưng nghe này, Zezé. Bác sẽ bỏ qua chuyện này bởi cô ta là người hay ngồi lê đôi mách. Nhưng đừng lặp lại trò này nữa vì có thể sẽ có người gãy chân đấy.”

Tôi trưng ra bộ mặt ngoan ngoãn nhất trên đời và bác thả tôi đi.

Tôi quay trở lại khu chợ, đợi ông ấy đến. Nhưng trước khi tới chợ, tôi ghé qua cửa hàng bánh ngọt của anh Rozemberg, mỉm cười chào, “Chúc anh một ngày tốt lành, anh Rozemberg.”

Anh cộc lốc chào lại tôi và không cho tôi kẹo. Đồ khốn! Anh ta chỉ cho tôi kẹo khi tôi đi cùng chị Lalá. “Ông ấy đến rồi đây.”

Đồng hồ điểm chín giờ. Người đàn ông ấy xuất hiện như thường lệ. Tôi bám theo cách ông một quãng. Ông rẽ vào đường Progresso và dừng lại ở góc đường. Ông đặt cái túi xuống đất và vắt áo khoác lên vai trái. Cái áo sơ mi kẻ mới đẹp làm sao chứ! Khi nào lớn lên, tôi nghĩ, tôi sẽ chỉ mặc những chiếc sơ mi như thế. Ông quàng quanh cổ chiếc khăn màu đỏ và đội ngượC mũ. Rồi ông cất tiếng mời gọi bằng tông giọng trầm của mình, khuấy động con phố, “Tập trung lại đây nào, những người bạn tốt của tôi! Đến đây xem có gì mới này!”

Giọng Bahia của ông cũng thật dễ thương.

“Tâm điểm của tuần này đây! Claudionor! Xin tha thứ!”… Ca khúc mới nhất của Chico Viola. Thành công mới nhất của Vicente Celestino. Đến đây khám phá nào – ca khúc thịnh hành đây!”

Cách ông ngân nga chào Tôi muốn ông hát “đoạn về Fanny”. Ông luôn hát đoạn đó và tôi muốn học theo. Khi ông hát đoạn “Ta hy vọng mi chết mục trong tù”, nó hay đến mức tối sởn da gà. Ông hít căng buồng phổi và hát bài “Claudionor”. mời làm tôi mê mẩn.

Tôi đến nhảy samba ở khu ổ chuột Một cô gái nhìn tôi rồi bảo, Này, anh chàng to cao ở kia ơi Nhưng tôi không đi, khát khao của tôi không được thỏa mãn Chồng cô ấy khỏe lắm, tôi rất có thể toi đời… Tôi không muốn như Claudionor Để nuôi gia đình, phải bốc vác rã rời…

Ông ngừng hát và cất tiếng rao:

“Sách lời bài hát bỏ túi vừa với mọi cỡ túi, giá từ một đến bốn xu đây. Sáu mươi bài hát mới phát hành! Những bản tango mới nhất đây!”

Rồi ông hát đoạn tôi đang chờ đợi. Fanny.

Một hôm nàng đang mải làm việc đặt

Hắn đâm chết nàng sau cánh cửa đóng chặt Chỉ vì nàng mang tội quá quyến rũ mà thôi…

(Rồi ông chuyển sang tông giọng dịu dàng và ngọt ngào đến nỗi có thể làm tan chảy cả những trái tim sắt đá nhất.)

Ôi thương tham Fanny, người có tâm hồn lương thiện Ta thì trước Chúa mi sẽ có lý do để khóc TA HY VỌNG MI CHẾT MỤC TRONG TỪ Gã đàn ông đâm chết nàng vì tội quá quyến rũ Ôi thương thay Fanny, người có tâm hồn lương thiện

Mọi người đổ ra khỏi nhà để mua sách lời bài hát, nhưng trước khi mua họ phải xem xét tất cả để xem mình thích quyển nào. Đến lúc này thì Fanny đã làm tôi không thể thôi bám theo ông.

Ông quay về phía tôi, cười xếch đến mang tai.

“Muốn một cuốn không, cậu bé?”

“Không, thưa ông. Cháu không có tiền.”

“Ta cũng đoán thế.”

Ông cầm túi lên và đi thêm một đoạn về cuối phố, vừa đi vừa hét to,“Những điệu vanxơ Xin tha thứ,Hút thuốc và chờ và “Tạm biệt các chàng trai”. Những bài tango còn nổi tiếng hơn cả Đêm các vị vua”. Cả thành phố ai cũng hát Ánh sáng thiên đường. Một bài hát hay tuyệt. Mời mọi người nghe lời bài hát.”

Và ông hát:

Ánh sáng trong mắt em là ánh sáng thiên đường Anh tin rằng anh có thể nhìn thấy Ánh lấp lánh của các vì tinh tú trong những chòm sao Đôi mắt em cả suối nguồn quyến rũ Hãy nhìn vào mắt anh em sẽ thấy Tình yêu mang đến cho anh ánh sáng tuyệt vời Và cả niềm khổ đau bất hạnh chơi vơi…

Ông chào hàng thêm vài lần, bán thêm được mấy quyển sách và lại nhìn thấy tôi. Ông dừng lại, ngoắc tay ra hiệu cho tôi.

“Tới đây nào, chim sẻ.”

Tôi mỉm cười nghe theo.

“Cháu có thôi lẽo đẽo theo ta không thì bảo?” “Không được, thưa ông. Không ai trên đời này hát hay như ông.”

Ông phổng mũi hãnh diện và đỡ bực một chút. Tôi đã tiến được một bước đáng kể.

“Nhưng cháu cứ bám theo ta suốt.”

“Cháu chỉ muốn nghe xem liệu ông có hát hay hơn Vicente Celestino và Chico Viola hay không thôi. Và ông hát hay hơn thật.”

Ông cười toe toét.

“Thế cháu đã bao giờ nghe họ hát chưa?”

“Rồi, thưa ông. Ở cái máy hát trong nhà bác Adaucto Luz cùng với con trai bác ấy.”

“Thế chắc hẳn là cái máy hát đó quá cũ hoặc cây kim của nó hỏng rồi.” “Không đâu, thưa ông. Nó là cái máy hát mới chong vừa được mua về. Ông

thực sự hát hay hơn rất nhiều. Thật ra, cháu đang nghĩ đến một chuyện.”

“Chuyện gì?”

“Cháu sẽ theo ông đến mọi nơi. Ông dạy cháu biết mỗi cuốn sách giá bao nhiêu. Rồi ông sẽ hát còn cháu bán sách. Mọi người thích mua đồ do trẻ con bán lắm.”

“Ý tưởng không tồi, chim sẻ ạ. Nhưng nghe đây này. Nếu cháu đi theo thì đó là vì cháu muốn thế. Ta không thể trả cháu gì hết.”

“Nhưng cháu không cần gì cả.”

“Tại sao?”

“Ừm, cháu thực sự thích hát. Cháu muốn học hát. Cháu nghĩ bài hát về Fanny là bài hay nhất trần đời. Và nếu bán được nhiều sách, ông cho cháu xin một cuốn sách cũ không ai muốn mua để cháu tặng chị cháu nhé.”

Ông già bỏ mũ xuống rồi gãi gãi mái đầu tóc xẹp lép vì đội mũ.

“Cháu có một chị gái tên là Gloria và cháu muốn tặng nó cho chị. Chỉ cần thế thôi ạ.”

“Vậy thì được.”

Thế là chúng tôi đi cùng nhau, ca hát và bán hàng. Ông hát còn tôi vừa đi vừa học.

Đến trưa, ông nhìn tôi hơi ngờ vực.

“Cháu không phải về nhà ăn cơm à?

” “Khi nào chúng ta xong việc đã ạ.” Ông lại gãi đầu. “Đi với ta nào.”

Chúng tôi ngồi trong một quán bar ở phố Ceres và ông lấy từ đáy túi ra một

cái bánh kẹp lớn. Ông rút một chiếc dao từ thắt lưng. Con dao trông thật đáng sợ. Ông cắt một mẩu bánh mì và đưa cho tôi. Rồi ông nhấp một ngụm rượu Cachaça và gọi hai cốc nước chanh. Trong khi nhấm nháp bánh mì ông nhìn tôi chăm chú. Đôi mắt óng ánh lên sự hài lòng.

“Biết không nhóc, ông nói giọng lè nhè. “Cháu đang mang lại may mắn cho ta đấy. Có cả một hàng dài những anh bạn trẻ bụng phệ đang sẵn sàng chờ ta nhưng ta chưa từng nghĩ sẽ để ai trong số đó hỗ trợ.”

Ông uống một hơi dài nước chanh.

“Cháu mấy tuổi nhỉ?”

“Năm. Sáu… Năm ạ.”

“Năm hay sáu?”

“Cháu vẫn chưa đủ sáu tuổi.”

“Ồ, cháu là một cậu bé tốt bụng và thông minh đấy.” “Có phải như thế nghĩa là chúng ta có thể gặp nhau vào thứ Ba tới không ạ?”

Ông bật cười.

“Nếu cháu muốn.”

“Cháu muốn chứ ạ. Nhưng cháu phải bàn với chị cháu đã. Chị ấy sẽ hiểu thôi. Thực ra đây cũng là chuyện tốt, vì cháu chưa bao giờ sang phía bên kia ga tàu.” “Sao cháu biết ta sẽ đến đó?”

“Thứ Ba nào cháu cũng đợi ông. Nếu thứ Ba tuần này ông đến thì thứ Ba tiếp theo sẽ không. Nên cháu đoán ông đi đến phía bên kia ga tàu.”

“Thông minh lắm! Cháu tên là gì.” “Zezé a.”

“Ta là Ariovaldo. Bắt tay cái nào.”

Ông giơ bàn tay chai sạn ra nắm lấy tay tôi và chúng tôi trở thành bạn cho đến hết đời.

Thuyết phục chị Glória không khó.

“Nhưng này Zezé, mỗi lần một tuần ư? Thế còn việc học thì sao?”

Tôi chìa vở ra cho chị xem; chữ viết của tôi luôn rõ ràng nắn nót. Điểm của tôi đều xuất sắc. Vở toán cũng thế.

“Và em đọc giỏi nhất lớp, chị Gló ạ.”

Kể cả có thế, chị vẫn không tin lắm.

“Sáu tháng sau chúng em vẫn học những thứ bây giờ đang được học, học đi học lại mãi. Những con lừa ấy học lâu vào lắm.”

Chị bật cười.

“Ăn nói kiểu gì vậy Zezé.”

“Đúng mà, chị Gló. Em còn học từ việc ca hát được nhiều hơn ấy chứ. Chị muốn xem em đã học được bao nhiêu điều mới không? Sau đó bác Edmundo giải thích cho em biết những điều ấy có nghĩa là gì. Bốc vác, chòm sao, quyến rũ và bất hạnh. Và nhất là hằng tuần em sẽ mang về cho chị một cuốn sách in lời bài hát và dạy chị những điều tuyệt vời nhất trên thế gian này.”

“Được rồi. Nhưng có một vấn đề. Chúng ta sẽ nói thế nào khi cha phát hiện ra em không về nhà ăn vào các buổi trưa thứ Ba?”

“Cha sẽ không phát hiện ra đâu. Nhưng nếu cha hỏi, ta sẽ nói dối. Chị hãy nói rằng em ăn ở nhà bà. Rằng em đến nhà chị Nanzeazena truyền tin và ở lại ăn trưa luôn.”

Lạy Đức Mẹ! May mà đấy chỉ là giả vờ thôi, bởi cứ thử tưởng tượng nếu mẹ của chị Nanzeazena, CÔ Corinha, mà phát hiện ra tôi đã làm gì xem!

Cuối cùng chị Glória cũng đồng ý bởi chị biết đó cũng là một cách giữ tôi tránh xa các trò nghịch và như vậy sẽ tránh bị ăn đòn. Và thật tuyệt khi được ngồi với chị dưới gốc cây vào thứ Tư, dạy chị hát.

Tôi nóng lòng mong thứ Ba chóng đến. Tôi sẽ đợi ông Ariovaldo ở ga tàu.

Nếu không lỡ tàu thì ông sẽ có mặt ở đó lúc tám rưỡi.

Tôi đi loanh quanh ngắm nhìn mọi thứ. Tôi thích đến cửa hàng bánh ngọt ngắm mọi người từ ga tàu bước xuống các bậc thềm. Đó cũng là một chỗ tốt để

hành nghề đánh giày. Nhưng chị Gloria không bao giờ cho phép tôi làm thế vì cảnh sát sẽ đuổi chúng tôi và tịch thu hộp đồ nghề. Và ở đó cũng có các đoàn tàu nữa. Tôi chỉ có thể đi nếu được ông Ariovaldo dắt tay, kể cả khi chúng tôi chỉ băng qua một cây cầu dành cho người đi bộ.

Thế rồi ông đến, bối rối tột độ. Sau bài hát về Fanny, ông hoàn toàn tin rằng tôi biết mọi người thích mua gì. Chúng tôi ngồi trên bức tường nhà ga, đối diện với khu vườn của nhà máy và ông mở cuốn sách in lời bài hát, chỉ cho tôi các bài rồi hát vài câu đầu. Nếu tôi không thấy hay, ông sẽ chuyển qua bài khác.

“Bài này mới: bài Hư hỏng.” Ông cất tiếng hát.

“Hát lại lần nữa đi ạ.”

Ông hát lại đoạn cuối.

“Ông Ariovaldo, chính là bài này, cộng với Fanny và các bản tango, ta sẽ bán cháy hàng.”

Vậy là chúng tôi đi qua những con phố bụi bặm chan hòa ánh nắng. Chúng tôi là những chú chim hoan hỉ báo tin mùa hè đang tới. Giọng hát hay, mạnh mẽ của ông mở tung cánh cửa của buổi sáng.

“Bài hát gây sốt của tuần, của tháng, của năm đây: (Hư Hỏng, được Chico Viola thu âm.”

Vầng trăng chiếu ánh sáng bạc lấp lánh Lên núi non đầu cây lá tươi xanh Những dây đàn thân quen của người hát dạ khúc Mang tình yêu của chàng tới ô cửa sổ đêm. Giai điệu chân thành bắt đầu những vòng xoay dịu êm Cây đàn lia ngọt ngào rung lên đầu điêu luyện Mở bung hết đập chắn, người hát tình ca Để những lời ca của trái tim tương tư tuôn ra…

Rồi ông dừng lại một lát, gật đầu hai lần và tôi sẽ hòa vào bằng giọng nhỏ nhẹ trong veo.

Không cảnh nào được nhìn thấy đẹp hơn Với riêng tôi em là nữ hoàng, em là ánh sáng Em sẽ không bao giờ cất cả nếu đến với tôi Cô gái thông minh ơi, em sẽ bị làm cho hư hỏng mất thôi.

Bạn phải tận mắt chứng kiến cảnh này mới đã! Các cô gái chạy ào tới để mua những cuốn sách lời bài hát. Các quý ông, đủ loại người già có trẻ có. Tôi thực sự thích bán những cuốn sách giá bốn hoặc năm xu. Tôi biết phải làm gì khi gặp khách hàng nữ.

“Tiền thừa của bà đây, thưa bà.” “Cứ giữ lấy mà mua kẹo.”

Tôi còn bắt đầu nói chuyện theo kiểu ông Ariovaldo. Buổi trưa, chúng tôi vào quán rượu đầu tiên mình nhìn thấy, ngấu nghiến nhai chiếc bánh kẹp của ông, thi thoảng bồi thêm một cốc soda cam hoặc dâu.

Rồi tôi xọc tay vào túi đựng tiền lẻ, moi hết ra rải lên mặt bàn.

“Đây, ông Ariovaldo.”

Tôi đẩy những đồng tiền xu về phía ông. Ông mỉm cười nói, “Cháu là một đứa trẻ ngoan, Zezé a.

“Ông Ariovaldo,” một hôm tôi hỏi ông. “Sao ông hay gọi cháu là chim sẻ thế?”

“Ở Bahia nơi ta sinh ra, chim sẻ có nghĩa là một đứa bé, một đứa nhỏ.”

Ông gãi đầu và che miệng để ợ một cái. Sau đó ông xin thứ lỗi và lấy một chiếc tăm ra xỉa răng. Đồng tiền vẫn ở nguyên vị trí.

“Ta đang suy nghĩ, Zezé ạ. Từ giờ nhóc có thể giữ tiền boa. Xét cho cùng, giờ chúng ta đã là cặp song ca rồi.” “Cặp song ca là gì ạ?”

“Là hai người hát cùng nhau.”

“Vậy cháu mua một cái kẹo được không ạ?” “Đó là tiền của nhóc. Cháu muốn làm gì với nó thì làm.”

“Cảm ơn ông, nhà vô địch.”

Ông phì cười trước giọng bắt chước của tôi. Lúc này, tôi đang ăn kẹo và nhìn ông.

“Cháu là người hát song ca thật ạ?”

Giờ thì đúng vậy.”

“Vậy để cháu hát đoạn về tâm hồn của Fanny đi. Ông hát to và đến đoạn về tâm hồn của Fanny, cháu sẽ góp giọng một chút, với chất giọng ngọt ngào nhất trên đời.”

“Quả là một ý tưởng không tồi, Zezé ạ.”

“Vậy sau bữa trưa hãy bắt đầu với bài Fanny đi ạ, vì nó thực sự mang lại may mắn.”

Rồi chúng tôi quay lại với công việc dưới ánh mặt trời chói chang.

Chúng tôi hát đến giữa bài Fanny thì tai họa ập đến. Bà Maria da Penha che

ô đi tới, dáng vẻ nghiêm trang, mặt bôi đầy bột gạo trắng. Bà ta đứng lại nghe chúng tôi hát. Lúc tôi đang hát, ông Ariovaldo đã nhận ra tai họa chuẩn bị giáng xuống bèn huých tay ra hiệu cho tôi chuồn đi.

Nhưng tôi đang đắm chìm trong tâm hồn Fanny nên chẳng mảy may để ý. Bà Maria da Penha gập ở lại và đứng đó, gõ ô lên mũi giày. Khi tôi hát

xong, bà ta quắc mắt giận dữ và la lên, “Ôi trời, ôi trời. Ai lại cho trẻ con hát một bài trái đạo đức đến thế này chứ.”

“Công việc của tôi chẳng có gì là trái đạo đức cả. Miễn là lương thiện thì công việc nào cũng thế, và tôi không hổ thẹn vì nó đâu!”

Tôi chưa bao giờ thấy ông Ariovaldo bực mình đến vậy. Bà Maria da Penha đang kiếm chuyện, và bà ta đã kiếm được rồi.

“Đứa trẻ này là con ông à?”

“Không, thưa bà, rất tiếc là không phải.” “Cháu trai hả, hay họ hàng?”

“Không.”

“Nó mấy tuổi.”

“Sáu.”

Bà ta nhìn tôi đánh giá vẻ hoài nghi rồi tiếp tục. “Ông không xấu hổ khi lợi dụng trẻ con à?”

“Tôi không hề lợi dụng nó, thưa bà. Nó hát với tôi bởi vì nó muốn hát và bởi vì việc đó làm nó thích thú.

Mà tôi có trả công cho nó đấy chứ, phải không?”

Tôi gật đầu. Tôi thích cuộc tranh cãi này. Tôi muốn húc đầu vào bụng bà ta để nghe xem bà ta sẽ gây ra tiếng động gì khi ngã xuống đất. Rầm!

“Ái chà, nói cho ông biết là tôi sẽ làm gì đó với chuyện này. Tôi sẽ nói chuyện với linh mục. Tôi sẽ đến trung tâm chăm sóc trẻ em. Tôi sẽ đến đồn cảnh sát.”

Đúng lúc đó, bà ta ngậm miệng lại, mắt mở to sợ hãi. Ông Ariovaldo đã rút con dao bự của ông ra và dấn thêm một bước về phía bà ta. Bà ta như thể sắp nổi cơn tam bành.

“Ồ, làm tới đi bà. Nhưng hãy nhanh lên cho. Tôi là người tử tế, nhưng tôi khá thích cắt lưỡi mấy mụ phù thủy lắm lời thích chõ mũi vào những nơi không chào đón họ đấy…”

Bà ta lảo đảo bước đi, cứng đơ như cán chổi, và khi đã đi cách một quãng bà ta quay lại chĩa cái ô ra dứ dứ. “Rồi ông sẽ thấy!”

“Biến đi, mụ phù thủy già lọm khọm.”

Bà ta bung ô ra và biến mất dưới phố, dáng người cứng đơ hết cỡ.

Xế chiều, ông Ariovaldo ngồi kiểm đếm số tiền kiếm được. “Chúng ta cháy hàng rồi, Zezé. Nhóc nói đúng. Nhóc đã mang lại may mắn cho ta.”

Tôi nhớ đến bà Maria de Penha.

“Ông có nghĩ bà ta sẽ làm gì đó không?”

“Tất nhiên là không rồi, Zezé. Cùng lắm là bà ta sẽ báo với linh mục và linh mục sẽ bảo, “Tốt nhất nên cho qua đi, Maria. Gây chuyện với người miền Bắc chẳng hay ho gì đâu.”

Ông đút tiền vào túi áo rồi cuộn chiếc túi xách lại. Rồi, như thường lệ, ông cho tay vào túi và rút ra một cuốn sách gấp gọn.

“Cái này là cho chị Gloria của nhóc.” Ông vươn vai. “Một ngày như thiên đường.”

Chúng tôi nghỉ ngơi một lúc.

“Ông Ariovaldo oi.” “Gi?”

“Mụ phù thủy già lọm khọm là gì ạ?”

“Sao mà ta biết được, nhóc? Ta chỉ chợt nảy ra từ đó trong lúc bực bội thôi,” ông vừa nói vừa cười khùng khục. “Thế ông có định xiên bà ta một nhát thật không?” “Tất nhiên là không. Ta chỉ dọa bà ta thôi.”

“Nếu ông xiên bà ta một nhát thật, không biết sẽ lòi ra ruột hay rơm nhỉ?” Ông cười lớn, thân thiết xoa đầu tôi.

“Biết gì không, Zeze? Ta nghĩ sẽ lòi ra phân đấy.” Chúng tôi cùng bật cười. “Nhưng đừng lo. Ta không giết nổi cái gì đâu. Dù là một con gà. Ta sợ bà

nhà ta đến nỗi để mặc bà ấy lấy cán chổi đánh ta đấy.”

Chúng tôi đứng dậy, đi đến ga tàu. Ông bắt tay tôi và nói, “Để cho an toàn, chúng ta sẽ tránh xa khu phố đó vài tuần.”

Ông siết tay tôi chặt hơn nữa.

“Hẹn gặp lại tuần sau nhé, nhà vô địch.” Tôi gật đầu nhìn ông chậm chạp leo lên thềm. Từ trên bậc cao nhất, ông nói oang oang, “Nhóc là một thiên thần, Zezé!”

Tôi chào tạm biệt rồi bật cười. Thiên thần ư? Giá mà ông biết…

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ