Cây Cam Ngọt Của Tôi - Chương 5: MỘT ĐỀ NGHỊ LẠ LÙNG NHƯNG LỊCH SỰ

Tôi mất một tuần mới bình phục hoàn toàn. Nỗi buồn trong tôi không bắt nguồn từ đau đớn hay những cú đánh. Ở nhà, mọi người bắt đầu đối xử với tôi tốt đến mức có phần hơi kỳ. Nhưng một cái gì đó đã mất. Một cái gì đó quan trọng có thể khiến tôi trở lại là chính mình, khiến tôi có thể tin vào người khác, tin rằng họ là người tốt. Tôi trở nên câm lặng, thờ ơ, gần như lúc nào cũng ngồi bên Pinkie, thất thần nhìn thế giới xung quanh. Tôi không nói chuyện với Pinkie, cũng chẳng nghe những câu chuyện của nó. Hầu hết thời gian, tôi để em trai ngồi cùng mình. Tôi chơi trò cáp treo với nó, trò mà nó thích, và để nó đẩy cả trăm chiếc cúc giả làm toa cáp treo lên xuống cả ngày. Tôi nhìn nó chứa chan trìu mến, bởi vì khi còn nhỏ, cũng giống nó, tôi thích trò chơi đó lắm.

Gloria thấy lo cho sự câm lặng của tôi. Chị đặt xấp thẻ bài và cái túi bị của tôi ở bên cạnh tôi, nhưng nhiều khi tôi còn chẳng buồn nhúc nhích. Tôi không thích đi xem phim hay đi đánh giày. Sự thực là, tôi không thể chiến thắng nỗi đau trong lòng. Nỗi đau của một sinh vật nhỏ bé bị đánh đập tàn nhẫn mà không biết lý do tại sao.

Gloria hỏi về những người bạn tưởng tượng của tôi. “Họ không còn ở đây nữa. Họ đi xa rồi.”

Tôi muốn nói đến Fred Thompson và những người bạn khác.

Nhưng chị không biết cuộc cách mạng đang diễn ra trong tôi. Không biết điều tôi đã quyết định. Tôi đã đổi những cuốn phim. Tôi không còn dính dáng gì đến những chàng cao bồi và người da đỏ nữa. Từ giờ trở đi tôi chỉ muốn xem phim tình cảm, với thật nhiều nụ hôn và những cái ôm, trong đó mọi người đều

yêu quý nhau. Vì tôi chẳng được tích sự gì, sinh ra chỉ để bị đánh đập thôi, nên ít nhất tôi có thể xem những người khác yêu quý nhau.

Rồi cũng đến ngày tôi có thể đi học trở lại. Tôi đi, nhưng không đến trường. Tôi biết một tuần vừa qua ông Bồ hẳn đã đợi tôi trong chiếc xe hơi của chúng tôi” và có thể đã bỏ cuộc. Tất nhiên, ông sẽ chỉ bắt đầu đợi trở lại khi tôi bảo ông làm vậy. Sự vắng mặt của tôi chắc hẳn khiến ông lo lắng lắm. Nhưng dù biết tôi ốm, ông cũng sẽ không đến tìm tôi. Chúng tôi đã hứa với nhau rồi; chúng tôi đã có một thỏa thuận bí mật. Không ai ngoài Chúa có thể biết về tình bạn của chúng tôi.

Chiếc xe hơi đẹp đẽ của ông đang đỗ trước cửa tiệm bánh ngọt, đối diện nhà ga. Tia vui mừng đầu tiên lóe lên. Tim tôi đập rộn, được thôi thúc bởi niềm háo hức muốn gặp ông. Tôi sắp được gặp người bạn đích thực duy nhất của mình.

Nhưng đúng lúc đó, tiếng còi tàu lảnh lót vọng tới từ nhà ga, khiến tôi nổi da gà. Đó là con tàu Mangaratiba. Dữ dội, kiêu hãnh, chủ soái của những đường ray. Nó chạy qua, những toa tàu rùng rình phô ra trọn vẹn vẻ tráng lệ của mình. Hành khách ngồi bên các ô cửa sổ đang nhìn ra ngoài. Tất cả những người đi du lịch đều vui vẻ. Khi còn nhỏ, tôi thích ngắm nhìn đoàn tàu hỏa Mangaratiba chạy qua trong khi tôi vẫy tay rối rít.

Tôi thường vẫy tay cho tới khi đoàn tàu mất hút phía chân trời. Bây giờ chính Luis đang trải qua giai đoạn đó.

Tôi nhìn quanh tiệm bánh ngọt và thấy ông đang đó. Ông ngồi ở bàn cuối để có thể quan sát mọi người vào tiệm bánh, nhưng lúc đó ông đang nhìn về hướng khác. Ông không mặc áo khoác nhẹ và cũng không mặc chiếc áo gi lê kẻ ca rô đẹp đẽ quen thuộc, để lộ cặp măng sét trắng tinh của chiếc áo sơ mi sạch sẽ.

Tôi bỗng cảm thấy yếu đến mức không thể đi nổi tới chỗ ông. Ông Ladislau khẽ mách ông.

“Ông Bố ơi, nhìn xem ai kìa.”

Ông từ từ quay đầu lại và nụ cười hạnh phúc nở trên gương mặt ông. Ông dang rộng cánh tay, ôm tôi một lúc lâu.

“Trái tim đã mách bảo ta rằng hôm nay cháu sẽ đến.” Rồi ông nhìn tôi thật lâu.

“Thế nào, cháu đã ở đâu suốt thời gian vừa rồi vậy?” “Cháu bị ốm.” Ông kéo một chiếc ghế ra. “Ngồi đi.”

Ông bóng ngón tay gọi người phục vụ – vốn đã biết tôi thích gì. Nhưng khi anh ta đặt ly soda và bánh ngọt xuống trước mặt tôi, tôi thậm chí không động đến chúng. Tôi ngả đầu lên hai cánh tay khoanh lại và cứ ngồi như thế, cảm thấy vừa yếu ớt vừa buồn.

“Cháu không muốn những món này à?”

Và bởi vì tôi không đáp, ông Bồ nâng cằm tôi lên. Tôi cắn chặt môi và mắt tôi dâng đầy nước mắt.

“Có chuyện gì vậy, bé con? Kể cho người bạn già của cháu biết đi.” nói ở đây được.” Ông Ladislau lắc đầu như thể không hiểu chuyện gì. Tôi quyết định nói một điều.

“Cháu không thể. Không

“Ông Bồ, chiếc xe đó vẫn là xe của chúng ta phải không ạ?” “Ừ. Cháu vẫn không tin điều đó sao?” “

“Ông lái xe đưa cháu đi dạo một lúc được không?” Lời đề nghị đó khiến ông ngạc nhiên.

Được chứ, nếu cháu muốn.”

Ông nhận thấy nước mắt tôi thậm chí còn giàn giụa hơn lúc trước, vậy nên ông nắm lấy cánh tay tôi, dẫn tôi ra xe và nhấc tôi ngồi lên ghế phụ.

Ông quay trở vào quán để trả tiền và tôi nghe thấy ông nói với ông Ladislau cùng những người khác.

“Không ai trong gia đình thằng bé đó hiểu nó. Tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào nhạy cảm như thế.”

“Ông Bồ này, nói thật nhé. Ông thích thằng nhóc đó thật rồi.”

“Còn hơn các anh tưởng tượng nhiều. Nó là một đứa trẻ thông minh, tuyệt vời.”

Ông trở lại xe và ngồi vào ghế lái.

“Cháu muốn đi đâu nào?”

“Cháu chỉ muốn rời khỏi đây. Chúng ta có thể đi ra con đường dẫn tới Murundu. Chỗ đó gần đây thôi và sẽ không tốn xăng lắm.”

Ông bật cười.

“Chẳng phải cháu còn quá nhỏ để hiểu những vấn đề của người lớn ư?” Chúng tôi nghèo đến nỗi từ khi còn nhỏ xíu chúng tôi đã phải học cách để

không làm lãng phí tiền bạc. Tất cả mọi thứ đều tốn tiền. Xăng không hề rẻ. Dọc quãng đường ngắn ngủi, ông không nói gì. Ông để tôi có thời gian bình

tĩnh lại. Nhưng khi chúng tôi đã bỏ tất cả lại phía sau và khi phong cảnh trải ra như một tấm thảm tươi đẹp được dệt bởi những cánh đồng xanh, ông dừng xe, nhìn tôi mỉm cười với vẻ ân cần đủ để đền bù cho sự ân cần thiếu vắng nơi toàn bộ phần còn lại của thế giới.

“Ông Bố ơi, ông nhìn mặt cháu đi. Không, không phải mặt, mà nhìn mõm cháu cơ. Mọi người ở nhà bảo rằng cháu có mõm vì cháu không phải người mà là con vật, một người da đỏ Apinajé, đứa con của quỷ.”

“Ta vẫn thích nhìn mặt cháu hơn.”

“Ôi, ông cứ nhìn kỹ đi. Ông có thấy mặt cháu vẫn còn sưng vì bị đánh không?”

Đôi mắt ông Bồ chan chứa nỗi buồn và sự thương xót.

“Nhưng tại sao họ lại làm thế?”

Tôi kể với ông mọi chuyện, không nói quá lên một chi tiết nào. Khi tôi kể xong, đôi mắt ông rớm lệ và ông im lặng một lúc lâu, không nói nên lời.

“Nhưng đánh một đứa trẻ như cháu là sai. Cháu mới chưa đầy sáu tuổi. Chao ôi!”

“Cháu biết tại sao lại thế. Cháu thật vô tích sự. Cháu xấu xa đến mức cứ đến Giáng sinh là chuyện ấy luôn xảy ra: đứa con của quỷ sinh ra trong tim cháu thay vì Chúa Hài Đồng!”

“Vớ vẩn, cháu vẫn là một thiên thần bé bỏng mà. Cháu có thể hơi tinh nghịch một chút thôi…”

Ý nghĩ đó lại xuất hiện trong đầu tôi.

“Cháu quá xấu xa, đáng lẽ cháu không nên đượC sinh ra trên đời này. Hôm nọ cháu đã nói thế với mẹ cháu.”

Lần đầu tiên tôi thấy ông nói lắp bắp

. . “Cháu không nên nói thế.”

“Cháu xin phép được nói với ông bởi vì điều này thực sự quan trọng. Cháu biết thật đáng buồn vì ở tuổi ấy cha cháu không thể tìm được việc làm. Cháu biết chuyện đó đau khổ lắm. Mẹ cháu phải đi làm từ sớm tinh mơ để trang trải sinh hoạt phí. Mẹ làm việc ở xưởng dệt tại English Mill. Mẹ phải đeo đai vì bị thoát vị do bê ống sợi. Lalá lớn rồi và dù học nhiều chị cũng phải đi làm ở nhà máy… Thật khủng khiếp. Nhưng cha đâu cần phải đánh cháu đến mức như thế. Hôm Giáng sinh, cháu đã hứa rằng cha có thể đánh cháu bao nhiêu tùy thích, nhưng lần này thì quá quắt lắm.”

Ông nhìn tôi không chớp mắt, vẻ không tin nổi. “Trời ơi! Sao một đứa trẻ còn nhỏ như thế này mà đã hiểu và lo lắng về các vấn đề của người lớn như thế chứ. Ta chưa từng thấy chuyện như thế!” Ông cố gắng kiềm chế cảm xúc.

“Chúng ta là bạn đúng không nào? Vậy hãy nói chuyện như hai người đàn ông nhé. Mặc dù, nói thực, đôi khi ta nổi da gà khi nói chuyện này chuyện kia với cháu. Trước hết, ta không nghĩ cháu nên chửi chị gái cháu như thế. Thực ra, cháu không bao giờ nên nói tục, cháu biết chứ?”

“Nhưng cháu còn bé. Đó là cách duy nhất cháu có thể trả đũa.” “Cháu có biết những từ đó có nghĩa gì không?” Tôi gật đầu.

“Vậy thì cháu không thể và không nên nói.” Chúng tôi im lặng. “Ông không thích cháu nói tục đúng không?”

“Ông Bồ!”

“Sao vậy?”

“Không, ta không thích.”

“Vậy thì được, nếu cháu không chết, thì cháu hứa sẽ không nói tục nữa.” “Tốt. Mà cháu nói chết nghĩa là sao?”

“Cháu sẽ nói cho ông biết khi chúng ta đến đó.”

Chúng tôi lại im lặng. Ông trầm ngâm suy nghĩ. “Vì cháu tin tưởng ta, nhóc ạ, ta cần biết một điều khác nữa. Bài hát đó, bài tango ấy. Cháu có biết mình đã hát gì không?”

“Cháu sẽ không nói dối ông. Cháu thực sự không chắc lắm. Cháu học bài đó bởi vì cháu học mọi thứ.

Bởi vì nó là một bài hát hay. Cháu không để ý nó có nghĩa như thế nào. Nhưng cha đánh cháu thậm tệ, ông Bồ ạ. Nhưng cũng chẳng sao,” tôi sụt sịt. “Cháu sẽ giết ông ấy.”

“Gì cơ, nhóc? Cháu sẽ giết cha cháu ư?”

“Đúng vậy. Cháu đã bắt đầu rồi. Không phải giết ông ấy có nghĩa là chộp lấy khẩu súng lục của Buck Jones và bắn bùm! Không cần phải thế. Ông có thể giết một người nào đó trong trái tim ông. Không yêu người đó nữa. Và thế là một ngày nào đó người đó sẽ chết.”

“Cháu có trí tưởng tượng thật lạ lùng,” ông nói, không thể che giấu cảm xúc đang xâm chiếm ông. “Nhưng chẳng phải cháu cũng đã nói sẽ giết ta đấy thôi?” ông nói tiếp.

“Đó là lúc đầu thôi. Nhưng sau đó cháu đã giết ông theo cách ngược lại. Cháu đã làm ông chết đi và sau đó ông tái sinh trong tim cháu. Ông là người duy nhất cháu thích, ông Bồ ạ. Người bạn duy nhất cháu có. Không phải vì ông cho cháu thẻ bài, soda, kẹo và bị… Cháu xin thề đó là sự thật.”

“Nhưng mọi người đều yêu cháu. Mẹ cháu, thậm chí cha cháu. Chị cháu Glória, Vua Luís… Và cháu đã quên cây cam nhỏ của mình rồi ư? Pinkie… Cháu gọi nó là gì nhỉ?”

“Bạn Yêu ạ.”

“Giờ thì khác rồi, ông Bồ ạ. Thật ra, Bạn Yêu chỉ là một cây cam nhỏ thậm chí không có hoa… Nhưng không như ông. Ông là bạn cháu và đó là lý do tại sao cháu xin đi một vòng trên chiếc xe hơi của chúng ta”, chiếc xe mà chẳng bao lâu nữa sẽ chỉ còn là của ông thôi. Cháu đến để từ biệt ông.”

“Từ biệt ư?”

“Vâng ạ. Ông thấy đấy, cháu chẳng được tích sự gì, cháu đã chán bị đánh đập và bị kéo tai rồi. Cháu sẽ không còn là một miệng ăn nữa…”

Tôi bắt đầu cảm thấy cổ họng tắc nghẹn. Tôi cần sự can đảm để nói nốt. “Cháu sẽ bỏ trốn ư?”

“Không. Cả tuần nay cháu đã nghĩ về điều này. Tối nay cháu sẽ ném mình xuống gầm tàu Mangaratiba.” Ông không nói một lời, chỉ ôm tôi thật chặt và an ủi tôi theo cái cách mà chỉ ông mới biết.

“Không được. Vì tình yêu của Chúa, đừng nói thế. Cháu có một cuộc đời tốt đẹp ở phía trước. Với đầu óc và trí thông minh của cháu. Thật tội lỗi khi nói một điều như thế! Từ nay trở đi ta không muốn cháu nghĩ đến chuyện đó hay nói về nó nữa. Thế còn ta thì sao? Cháu không thích ta sao? Nếu cháu thích, và nếu cháu không nói dối, thì cháu không nên nói những điều như thế. Ông ngả người ra phía sau và nhìn vào mắt tôi. Ông lấy mu bàn tay lau nước mắt cho tôi.

“Ta rất mến cháu, nhóc ạ. Mến cháu nhiều hơn cháu tưởng nhiều. Thôi nào, tặng ta một nụ cười đi.”

Tôi mỉm cười, cảm thấy nhẹ nhõm phần nào trước sự thú nhận của ông. “Chuyện này sẽ sớm trôi vào quên lãng thôi. Cháu sẽ trở thành bá chủ

đường phố với những con diều của cháu, sẽ là vua của trò chơi bi, là chàng cao bồi mạnh mẽ như Buck Jones… Mà này, ta có một ý này. Cháu có muốn biết đó là gì không?”

“Có ạ.”

“Thứ Bảy này ta sẽ không đi Encantado thăm con gái ta. Con gái ta đã đi nghỉ ở Paquetá vài ngày với chồng nó. Vì thời tiết đang đẹp, ta định sẽ đi câu cá

ở sông Guandu. Ta không có bạn câu và không biết cháu có thích đi cùng ta không.”

Mắt tôi sáng lên.

“Ông sẽ cho cháu đi cùng ư?”

“Ừ, nếu cháu muốn. Cháu không bắt buộc phải đi đâu.”

Tôi trả lời bằng cách choàng tay quanh cổ ông, ôm ông thật chặt, áp má mình vào khuôn mặt đã được cạo nhẵn nhụi của ông. Chúng tôi cùng cười và chuyện buồn đã bắt đầu nhạt phai.

“Ta biết một chỗ rất đẹp. Chúng ta có thể mang theo chút gì đó để ăn. Cháu thích gì nhất nào?” “Ông đấy, ông Bồ ạ.”

“Ý ta là salami, trứng, chuối…”

“Cháu thích tất cả. Ở nhà chúng cháu đã học được cách thích bất cứ thứ gì và thích tất cả mọi thứ.”

“Vậy chúng ta sẽ đi nhé?”

“Cháu sẽ mất ngủ vì nghĩ về chuyến đi đấy.” Nhưng có một vấn đề quan trọng phủ bóng đen lên niềm hạnh phúc của chúng tôi.

“Vậy cháu sẽ nói gì về việc vắng nhà cả ngày hôm đó?” “Cháu sẽ bịa ra lý do nào đó.”

“Nếu cháu bị bắt quả tang thì sao

?”

“Từ giờ đến cuối tháng không ai được phép đánh cháu. Mọi người đã hứa với Glória rồi, và không ai gây chuyện với Gloria đâu. Trong gia đình chị ấy là người tóc vàng duy nhất giống cháu.”

“Thật ư?”

“Thật. Họ chỉ có thể đánh cháu sau một tháng nữa, khi cháu đã bình phục hẳn.”

Ông khởi động xe và bắt đầu lái xe quay về. “Vậy cháu hứa sẽ không nói về chuyện đó nữa nhé?”

“Về chuyện gì ạ?”

“Về tàu Mangaratiba?”

“Có nghĩ đến chuyện đó thì cũng phải một thời gian nữa ạ…”

“Thật tốt khi nghe cháu nói thế.” Sau đó tôi nghe ông Ladislau kể lại rằng, mặc dù tôi đã hứa như vậy, mãi tối khuya hôm đó, sau khi tàu Mangaratiba chạy qua, ông Bồ mới trở về nhà.

Cuốc xe thật tuyệt. Đường không rộng, cũng chẳng trải nhựa hay lát đá, nhưng cây cối và những cánh đồng đẹp đến sững sờ. Ấy là chưa kể đến ánh nắng chan hòa và bầu trời xanh sáng sủa, tươi tắn. Bà tôi từng nói rằng hạnh phúc là một “vầng mặt trời chiếu sáng trong trái tim ta”. Và rằng mặt trời thắp sáng mọi thứ bằng niềm hạnh phúc. Nếu quả đúng là như vậy, thì vầng mặt trời trong tim tôi đã khiến tất thảy mọi thứ trở nên đẹp đẽ.

Trong lúc chiếc xe thong thả chạy ro ro trên đường, chúng tôi lại nói chuyện. Dường như ngay cả chiếc xe hơi này cũng muốn lắng nghe cuộc trò chuyện của chúng tôi.

“Vậy là khi ở bên ta, cháu bình tĩnh và cư xử tốt. Và cả khi cháu ở cùng Cô giáo… Cô ấy tên gì nhỉ?”

“Cô Cecilia Paim. Ông có biết cô giáo cháu có một điểm trắng nhỏ ở trong một con mắt không?” Ông bật cười.

“Cháu nói cô Cecilia Paim không tin những chuyện cháu làm ở bên ngoài trường học. Cháu đối xử tốt với em trai và Glória. Vậy cháu nghĩ tại sao cháu lại thay đổi nhiều đến vậy?”

“Cháu không biết. Cháu chỉ biết là mọi việc cháu làm đều dẫn đến rắc rối.

Cả phố đều biết cháu đã làm gì.

Cứ như thể con quỷ thì thầm xui khiến cháu. Nếu không cháu sẽ không làm nhiều chuyện dại dột như thế – theo cách bác Edmundo gọi. Ông có biết có lần cháu đã làm gì với bác Edmundo không? Cháu chưa kể với ông phải không ạ?”

“Chưa.”

“Ừm, chuyện xảy ra sáu tháng trước. Bác ấy nhận được một cái võng từ miền Bắc và thực sự thích nó. Bác ấy thậm chí không cho chúng cháu ngồi lên võng đu đưa, đồ khốn…”

“Cháu vừa nói gì đấy?”

“À, cháu nói các người xấu xa khốn khổ. Hễ ngủ trưa xong, bác ấy sẽ cuộn võng lại kẹp vào nách. Cứ như thể bạn cháu sẽ lấy trộm mảnh võng nào ấy. Ừm, một hôm cháu đến nhà bà nhưng bà không nhìn thấy cháu đi vào. Chắc hẳn bà đang đeo kính đọc mấy mục rao vặt trên báo. Cháu đi ra ngoài. Cháu ngó lên cây ổi nhưng chẳng thấy gì cả. Thế rồi cháu nhìn thấy bác Edmundo đang nằm trên chiếc võng mắc giữa hàng rào và thân một cây cam. Bác đang ngày như lợn, miệng hơi há ra. Tờ báo bác đọc rơi xuống đất. Lúc đó con quỷ nói với cháu và cháu nhìn thấy có một bao diêm trong túi áo bác Edmundo. Cháu bèn lẳng lặng xé một mẩu báo. Cháu chất những mảnh báo khác lên nhau và châm lửa vào cái bấc vừa tự chế. Khi ngọn lửa bùng lên ngay bên dưới…”

Tôi dừng lại và hỏi một cách nghiêm túc, “Ông Bồ ơi, cháu có được phép nói từ ‘đít không ạ?”

“Hừm, từ đó hơi thô tục và cháu nên tránh nói từ đó.”

“Vậy cháu nên nói từ gì để thay cho từ đít ạ?” “Phần sau.”

“Gì ạ? Đó là một từ mới.”

“Phần sau. PHẦN-SAU.”

“Khi lửa bắt đầu cháy phía dưới phần sau bác ấy, cháu chạy như bay ra cổng và đúng nấp ở đó nhìn qua cái lỗ trên hàng rào xem chuyện gì xảy ra. Bác Edmundo rống lên. Bác nhảy CỒ CỒ, túm lấy võng. Sau đó bà chạy đến, mắng bác một trận ra trò. Tôi quá chán phải nhắc anh đừng hút thuốc khi nằm võng rồi! Và khi nhìn thấy tờ báo đang cháy, bà cằn nhằn rằng bà còn chưa kịp đọc tờ báo đó.”

Ông người Bồ cười khùng khục và tôi thích thấy ông vui như thế.

“Họ có tóm đượC cháu không?”

“Bà và bác ấy không bao giờ phát hiện ra. Cháu chỉ kể với Bạn Yêu thôi. Nếu họ tóm được cháu thì họ cắt chim cháu mất.”

“Cắt gì cơ?”

“Ý cháu là cháu sẽ gay to.”

Ông lại cười khùng khục và chúng tôi nhìn ra đường. Xe chạy đến đâu bụi vàng cuộn lên đến đó.

Nhưng tôi đang nghĩ về một chuyện.

“Ông Bố ơi, ông không nói dối đấy chứ

“Về chuyện gì hả, bé con?”

?”

“Cháu chưa bao giờ nghe thấy bất cứ ai nói, “Nó bị đá vào phần sau. Ông đã nghe thấy ai nói thế bao giờ chưa?”

Ông lại bật cười.

“Cháu đúng là đứa trẻ đặc biệt. Ta cũng chưa thấy ai nói thế bao giờ. Nhưng thôi đưỢC, quên từ phần sau đi và thay vào đó hãy nói phía sau. Nhưng hãy nói chuyện khác đi nếu không chẳng mấy mà ta sẽ chẳng biết phải nói gì với cháu. Hãy ngắm nhìn phong cảnh kìa. Cháu sắp nhìn thấy càng lúc càng nhiều cây to hơn. Chúng ta đang đến gần sông hơn đấy.”

Ông rẽ phải và đi theo đường tắt. Xe tiếp tục chạy rồi dừng lại ngay giữa một cánh đồng vắng. Chỉ có một cội cây duy nhất với bộ rễ khổng lồ.

Tôi vỗ tay thích thú.

“Đẹp quá! Một nơi thật đẹp! Lần tới gặp Buck Jones, cháu sẽ nói với ông

ấy rằng những đồng cỏ và bình nguyên của ông ấy chẳng nhằm nhò gì so với

nơi này của chúng ta.”

Ông xoa đầu tôi.

“Ta muốn thấy cháu lúc nào cũng như thế này. Sống với những ước mơ đẹp, chứ không phải với cái đầu đầy những ý tưởng điên rồ.”

Chúng tôi bước ra khỏi xe và tôi giúp ông mang các thứ tới chỗ bóng mát của cây cổ thụ.

“Ông thường đến đây một mình ư, ông Bồ?”

“Hầu như thế. Cháu thấy không? Ta cũng có một cái cây đấy.”

“Ông gọi nó là gì, ông Bồ? Nếu có một cái cây to như thế này thì ông phải đặt tên cho nó chứ”

Ông nghĩ ngợi một lát, mỉm cười rồi nghĩ thêm.

“Đó là một bí mật, nhưng ta sẽ nói cho cháu biết. Tên cây là Nữ hoàng Carlota.”

“Và cây nói chuyện với ông chứ?”

“Không hẳn. Bởi vì một nữ hoàng không bao giờ nói chuyện trực tiếp với các thần dân của mình. Nhưng ta luôn nói Kính thưa Nữ hoàng.”

“Thần dân là gì ạ?”

“Là những người làm theo những gì nữ hoàng nói.” “Vậy cháu là thần dân của ông ư?”

Ông bật cười sảng khoái khiến cả cũng phải lao xao. “Không, bởi vì ta không phải là vua và ta không ra lệnh. Ta sẽ luôn đề nghị cháu làm điều này, điều kia.”

“Nhưng ông có thể làm vua mà. Ông có mọi thứ để trở thành một ông vua. Mọi ông vua đều mập mạp như ông. Vua của chất cơ, vua của chất bích, vua của

chất nhép, vua của chất rô. Tất cả các ông vua trong bộ bài đều đẹp trai như ông, ông Bồ ạ.”

“Thôi nào. Ta đi tiếp thôi, bởi vì cuộc tán gẫu này sẽ chẳng giúp chúng ta bắt được con cá nào đâu.”

Ông lấy cần câu và cái hộp thiếc đựng đầy mồi giun, rồi tháo giày và cởi áo gi lê ra. Không mặc áo gi lê, ông thậm chí còn có vẻ béo hơn. Ông chỉ tay ra sông.

“Cháu có thể chơi ở đó. Chỗ đó râm mát. Nhưng đừng ra đầu kia nhé vì chỗ đó rất sâu đấy. Bây giờ ta sẽ câu cá ở chỗ kia. Nếu muốn ở bên cạnh ta thì cháu không thể nói chuyện được đâu. Nếu không cá sẽ bơi đi hết.”

Tôi để ông ngồi đó và đi chơi. Đi khám phá mọi thứ. Khúc sông này thật đẹp. Tôi thả chân xuống nước và nhìn thấy một bầy nhái nhảy lao xao trong dòng nước. Tôi ngắm cát, ngắm sỏi và lá bị cuốn theo dòng nước. Tôi nghĩ đến chị Gloria.

Đóa hoa nói với dòng sông “Hãy để ta yên, để mặc ta! Ta sinh ra trên đồi cao… Ta sẽ chết dưới biển xa.”

Nhưng dòng sông, lạnh lẽo và lanh lẹ, Hát bài ca chế nhạo Chảy ào qua sỏi cát Cuốn phăng cả đóa hoa

“Hãy đu đưa trong chiếc nôi của ta, Đu đưa trên ngọn cây của ta; Từ bầu trời cao xanh ngắt Rơi xuống những giọt sương trong mắt!”

Gloria nói đúng. Thơ là thứ hay nhất trên đời. Thật tiếc rằng tôi không thể kể với chị rằng tôi đã thấy bài thơ trong đời thực. Không phải bài thơ về một đóa hoa, mà là về vô vàn những chiếc lá nhỏ rơi xuống từ trên cây và bị cuốn ra biển. Tôi tự hỏi không biết dòng sông, dòng sông này, Có chảy ra biển hay không. Tôi có thể hỏi ông người Bồ. Không, làm thế sẽ quấy rầy ông lúc đang câu cá.

Nhưng ông chỉ câu được hai con cá nhỏ, và tôi cảm thấy hơi tiếc vì điều đó. Mặt trời lên cao trên bầu trời. Mặt tôi đỏ ửng vì mải mê chơi bời và thao thao bất tuyệt với thế giới. Đúng lúc đó ông Bồ đến gọi tôi. Tôi chạy tới chỗ

ông, tung tăng như chú dê non.

“Ôi, người cháu đầy đất cát, nhóc ạ.”

“Cháu chơi nhiều mà. Cháu nằm trên đất. Cháu té nước…”

“Ăn thôi nào. Nhưng cháu không thể để nguyên đất cát như thế mà ăn. Cởi quần áo ra nào và đến chỗ râm mát kia rửa ráy qua một chút đi.”

Tôi lưỡng lự, không biết có nên nghe lời ông hay không.

“Cháu không biết bơi.”

“Nhưng cháu có phải bơi đâu. Đi nào, ta sẽ ở ngay gần đó.”

Tôi đứng yên tại chỗ. Tôi không muốn ông nhìn thấy những dấu vết, những chỗ sưng và vết sẹo do đòn roi.

“Đừng có nói với ta rằng cháu xấu hổ không dám cởi quần áo trước mặt ta nhé.”

“Không. Không phải vậy đâu ạ.”

Tôi không có sự lựa chọn. Tôi quay người và bắt đầu cởi quần áo. Trước tiên cởi sơ mi, sau đó cởi quần có dây đeo.

Tôi ném hết xuống đất và quay người lại phía ông, khẩn khoản. Ông không nói gì, nhưng ánh mắt ông toát lên vẻ phẫn nộ và kinh hoàng.

Ông chỉ lẩm bẩm, “Nếu đau, thì đừng có xuống nước.” “Không đau nữa ông ạ.”

Chúng tôi ăn trứng, chuối, salami, bánh mì và kẹo ổi – mỗi mình tôi thích món này. Chúng tôi uống nước sông và quay trở lại chỗ bóng râm của Nữ hoàng Carlota.

Ông định ngồi xuống nhưng tôi ra hiệu để ông khoan hãy ngồi.

Tôi đặt một tay lên ngực và chào cái cây.

“Thưa Nữ hoàng, thần dân của Người, Sir Manuel Valadares, và chiến binh vĩ đại nhất của quốc gia Apinajé… Chúng thần sẽ ngồi dưới chân Người.”

Chúng tôi cười vang và ngồi xuống.

Ông người Bồ nằm trên mặt đất, phủ áo gi lê lên một cái rễ cây và nói,“Giờ đến lúc chợp mắt một lát rồi.” “Nhưng cháu không mệt.”

“Mệt hay không cũng thế thôi. Cháu tinh nghịch như vậy, ta không thể để cháu chạy lung tung được.” Ông đặt tay lên ngực tôi, giữ tôi nằm yên. Chúng tôi nằm đó một lúc lâu, xuyên qua cành cây nhìn mây bay. Đã đến lúc rồi. Nếu không nói ra điều đó bây giờ thì tôi sẽ không bao giờ nói được.

“Ông Bồ!”

“Gì vậy?”

“Ông ngủ chưa?”

“Chữa.”

“Chuyện ông nói với ông Ladislau tại tiệm bánh là thật chứ ạ?” “Ta nói với ông Ladislau tại tiệm bánh nhiều chuyện lắm.”

“Về cháu ấy ạ. Cháu đã nghe thấy ông nói. Lúc ngồi trong xe, cháu đã nghe thấy.”

“Cháu nghe thấy gì nào?”

“Ông nói rằng ông thực sự thích cháu, đúng không ạ?” “Tất nhiên ta thích cháu. Nhưng tại sao cháu lại hỏi thế?”

Tôi lật người lại, nhưng không cố thoát khỏi cánh tay ông. Tôi nhìn chằm chằm vào đôi mắt khép hờ của ông. Nhìn từ góc độ này,mặt ông có vẻ béo hơn và

thậm chí trông con đường bệ hơn.

“Không có gì ạ, nhưng cháu muốn biết ông có thích cháu nhiều, rất nhiều không?”

“Tất nhiên, đồ ngốc ạ.”

Và ông ôm tôi thật chặt như để chứng minh điều ông vừa nói.

“Cháu đang có một suy nghĩ nghiêm túc. Ông chỉ có mỗi một cô con gái ở Encantado thôi đúng không ạ?” “Ừ.”

“Ông sống một mình trong ngôi nhà đó với hai chiếc lồng chim, đúng không ạ?” “Ừ.”

“Ông đã nói rằng ông không có cháu ngoại, đúng không ạ?” “Ừ.” “Và ông thích cháu đúng không?” “Ù.”

“Vậy tại sao ông không đến nhà cháu xin cha đem cháu cho ông?” Ông cảm động đến mức ngồi hẳn dậy giơ cả hai tay ôm mặt tôi. “Cháu muốn làm con ta ư?”

“Chúng ta không thể chọn cho mình trước khi chào đời. Nhưng nếu có thể, cháu sẽ chọn ông.” ?”

“Thật ư, bé con

“Cháu dám thề rằng đúng như vậy. Như thế sẽ bớt cho gia đình cháu một miệng ăn. Cháu hứa cháu sẽ không bao giờ nói từ bậy bạ nào nữa, thậm chí cả từ đít. Cháu sẽ đánh giày cho ông, chăm sóc chim trong lồng. Cháu sẽ thực sự ngoan ngoãn. Sẽ không phải là một học sinh giỏi ở trường. Cháu sẽ là học sinh xuất sắc.”

Ông thậm chí không biết phải nói gì.

“Mọi người sẽ mừng lắm nếu cháu được cho đi. Mọi người sẽ thấy thật nhẹ nợ. Cháu có một người chị giữa Gloria và Totoca đã được đem cho một gia đình miền Bắc. Chị ấy đến đó sống với một người họ hàng giàu có để được học hành và được nuôi dưỡng tử tế.”

Sự im lặng vẫn bao trùm và mắt ông đẫm lệ.

“Nếu họ không muốn cho cháu đi, thì ông có thể mua cháu. Cha cháu không có một xu. Cháu chắc chắn ông ấy sẽ bán cháu. Nếu cha đời nhiều tiền, thì ông có thể mua cháu theo cách trả góp, giống như người ta trả tiền cho ông Jacob chuyên cho vay lãi ấy…”

Vì ông không trả lời, tôi xoay người trở lại tư thế cũ và ông cũng vậy. “Ông biết đấy, ông Bồ, nếu ông không muốn có cháu, thì cũng không sao

đâu. Cháu không muốn làm ông khóc đâu…” Ông vuốt tóc tôi một lúc lâu.

“Không phải vậy đâu, con trai. Không phải vậy. Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề của mình như thế, chỉ bằng cách búng ngón tay. Nhưng ta có ý

này. Dù rất muốn, ta cũng không thể tách cháu ra khỏi cha mẹ hoặc gia đình cháu được. Như thế là không đúng. Dù ta đã sớm coi cháu như con rồi, nhưng từ nay trở đi, ta sẽ đối xử với cháu như thể cháu đúng là con đẻ của ta.” Tôi ngồi bật dậy, sung sướng quá đỗi.

“Thật ư, ông Bồ?”

“Nói theo cách quen thuộc của cháu thì ta dám thề như thế.”

Tôi làm một điều mà tôi hiếm khi làm hoặc muốn làm với các thành viên của gia đình mình. Tôi hôn lên khuôn mặt béo tốt phúc hậu của ông.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ