Trên sa mạc và trong rừng thẳm - Chương 35 – 36

Ngày hôm sau, mưa rơi chút ít, nhưng cũng có những giờ trời quang đãng, nên ngay từ sáng sớm Xtas đã đi thăm thú trang ấp, và cho tới trưa, em đã xem xét kĩ lưỡng tất cả mọi nơi. Nói chung, kết quả tham quan thật tuyệt diệu. Trước nhất, về phương diện an toàn, núi Linđe dường như là chỗ có một không hai trong toàn bộ Phi châu. Các sườn núi họa may chỉ có loài vượn là leo lên nổi. Cả sư tử lẫn báo đều không thể trèo lên đỉnh theo các sườn núi được.

Còn nếu nói về cái sống đá, thì chỉ cần bố trí cho con King nằ m cạnh lối vào là có thể ngủ yên giấc. Xtas đi đến kết luận rằng tại đây em có thể chống lại ngay cả những đơn vị tương đối nhỏ của bọn phiến loạn, vì đường lên núi hẹp đến nỗi con King chỉ vừa đi lọt, và một người được trang bị khí giới tốt có thể ngăn không cho một kẻ nào lọtqua mà còn sống sót. Ở giữa “đảo” có một nguồn suối nước mát, sạch như pha lê, nguồn này chuyển thành dòng suối chảy len lỏi giữa các lùm chuối rồi đổ từ trên cao xuống sông, tạo nên một cái thác mảnh, tựa như một dải vải bằng bạc. Về phía Nam của “đảo” là nhữ ng cánh đồng sắn tốt tươi, củ sắn cung cấp cho người da đen thứ lương thực ngon lành, còn phía bên kia cánh đồng vút lên những khóm dừa thật cao, có ngọn trông giống như những ngù lông tuyệt đẹp.

“Hòn đảo” được cả một biển rừng vây quanh, từ đây có thể nhìn đượ c rất xa. Về phía Đông xám mờ rặng núi Caramôiô. Phía Nam cũ ng có những vùng cao, trên đó nổi bật lên màu sẫm, hẳn là đất, ở đó có rừng bao phủ. Ngược lại, về phía Tây tầm mắt chạy thẳng tới đường chân trời, nơi rừng tiếp giáp với bầu trời. Nhờ cái ống nhòm của ông Linđe, Xtas trông thấy có nhiều khe núi và những cây gỗ to lớn mọc rải rác, giống như nhữ ng cái nhà thờ nhô lên trên thảm cỏ. Tại những nơi cỏ không lên tốt lắm, ngay cả mắt thường cũng có thể trông thấy những đàn linh dươngvà ngựa vằn, hay hàng đàn voi và trâu. Đôi nơi, bọn hươu cao cổ đang nhấp nhô trên bề mặt màu xanh xám của rừng, giống như những con tàu đang rẽ sóng biển. Ngay sát bên sông một nhóm mươi con dê nước đang đùa nghịch, những con khác chốc chốc lại nhô cái đầu mọc sừng từ dưới lên. Còn nơi nước lặng, cứ chốc chốc những con cá mà Cali thường câu được lại nhảy vọt lên, loáng qua như một ngôi sao bằng bạc trong không khí rồi rơi lại vào làn nước.

Xtas tự nhủ, khi nào trời đẹp, sẽ đưa Nen tới đây để chỉ cho em thấy cái vườn thú này.

Ngược lại, trên cả “hòn đảo” không hề có những con thú lớn, thay vào đó là hằng hà sa số chim và bướm. Những con vẹt to tướng, trắng như tuyết, có cái mỏ đen tuyền và chỏm đầu vàng, bay trên những khóm cây, những con chim mái nhỏ bé, màu lông tuyệt vời lắc lư trên những cành sắn mảnh mai, ẩn hiện và lóng lánh như những đồ trang sức; từ những hàng dừa cao vút vọng về tiếng những chàng chim cu Phi châu và tiếng chim tu huýt hiền dịu, nghe giống như tiếng than thầm.

Xtas quay về sau chuyến đi tham quan, lòng đầy sung sướng:

“Không khí trong lành – em tự nhủ hoàn toàn yên ổn, thực phẩm đầy đủ, và tươi đẹp như thiên đường!” Quay về lều của Nen, em lại thấy rằng, tuy thế trên “hòn đảo” này cũng vẫn có những loài thú to, thậm chí là hai con liền, vì cậu bé Nasibu phát hiện ra, trong thời gian đó, một con dê cái và một chú dê con trong lùm chuối, hẳn là bọ n phiến loạn không kịp cướp nốt đi. Con dê mẹ đã hơi trở thành hoang dã, nhưng chú dê con lập tức quen ngay với Nasibu, cậu bé rất tự hào về điều phát hiện của mình, vì rằng, nhờ đó, hàng này cô bé sẽ có một thứ sữa tươi ngon tuyệt.

– Bây giờ chúng mình sẽ làm gì, anh Xtas? – Mộthôm Nen hỏi, sau khi bọn trẻ đã “làm chủ” tương đối hoàn hảo trên “hòn đảo”.

– Nhiều việc lắm, – cậu bé đáp. – rồi xoè những ngón tay ra, em bắt đầu tính toán những công việc phải làm đang chờ đợi chúng:

– Trước hết, Cali và Mêa là những người ngoại đạo, Nasibu, vốn là người Dandiba nên theo đạo Hồi. Cần phải khai sáng, giáo dục và rửa tội cho cả ba. Thứ hai, cần phải sấy thịt khô chuẩn bị cho chuyến đi, nghĩa là anh sẽ phải đi săn; thứ ba, khi đã có được nhiều súng và đạn, anh muốn dạy cho Cali tập bắn, để cả hai đứa có thể tự vệ; và thứ tư, là có lẽ em đã quên mất chuyện những chiếc diều rồi thì phải?

– Diều à?

– Phải, em sẽ dán diều, hoặc tốt hơn, là hãy khâu diều. Đó sẽ là công việc của em.

– Nhưng em không muốn chơi không.

– Đó hoàn toàn không phải là trò chơi, mà là công việc, thậm chí có thể là việc làm có ích nhất trong tất cả các việc. Em cũng đừng có nghĩ làm một cái diều là xong đâu, em sẽ phải làm năm mươi cái hay hơn nữa cơ đấy.

– Làm gì lắm thế anh? – Cô bé tò mò hỏi lại.

Thế là Xtas bắt đầu hé cho cô bé những dự kiến và hi vọng của mình. Trên mỗi chiếc diều chúng sẽ ghi lên: họ tên chúng là gì, chúng đã thoát khỏi tay bọn phiến loạn ra sao, hiện giờ đang ở đâu và định đi đâu. Chúng sẽ viết rằng chúng cần được cứu giúp và yêu cầu gửi điện báo đến Port Xaiđơ. – Rồi chúng ta sẽ thả những chiếc diều đó lên, khi nào gió thổitừ phía Tây sang phía Đông.

– Nhiều chiếc – thằng bé nói, – sẽ rơi xuống cách đây không xa, nhiều chiếc sẽ bị vướng núi, nhưng chỉ cần một chiếc bay tới bờ biển và lọt vào tayngười Âu châu là đủ – khi đó chúng mình sẽ đượccứu sống.

Nen rất thích thú với ý định ấy, cô bé nói rằng ngay cả King cũng không thể nào sánh nổi với Xtas về sự thông minh. Cô bé thậm chí còn tin chắc rằng nhiều cái trong số diều đó sẽ bay tới tận tay cha – và cô hứa sẽ dán diều từ sáng sớm đến tối mịt. Niềm vui của cô bé lớn đến nỗi Xtas lo rằng cô bé lên cơn ấm đầu nên phải hãm bớt nhiệt tình của cô bé lại.

Kể từ đó, những công việc mà Xtas đã nêu đều được bắt đầu một cách tốt đẹp. Cali được giao nhiệm vụ bắt thật nhiều cá nhảy, đã thôi không dùng cần câu nữa mà nó lấy tre làm thành một cáiđăng ngang dòng sông. Ở giữa đăng có một cái lỗ tomà lũ cá bắt buộc phải chui qua nếu muốn vượt ra khỏi vùng nước đó. Cali dùng một chiếc lưới chắc chắn bằng sợi dây dừa mắc vào cái lỗ này, thế là bằng cách ấy nó bảo đảm hôm nào cũng đánh đượcnhiều cá.

Để dồn cá vào cái lưới tinh khôn nọ, nó dùng con voi King: nó dắt voi xuống uống nước, sục nước và quẫy cho ầm lên đến nỗi không chỉ riêng những chà ng cá bạc hay nhảy mà tất cả mọi loài sinh vật khác cũng phải cố sức thoát ra khỏi vùng nước bị quấy đục. Tuy nhiên chuyện đó nhiều khi cũng mang lại hậu quả tai hại, vì đôi lần, những con cá sấu chạy trốn làm đăng bị đổ, đôi khi chính con King gây ra chuyện đó, vì hình như nó vốn nuôi sẵn một mối thù bẩm sinh nào đó với bọn cá sấu, nên luôn luôn săn đuổi chúng, và khi chúng dạt lên cạn, nó dùng vòi túm lấy chúng, vứt lên bờ rồi giẫm đạp điên cuồng.

Vào lưới cũng thường có cả những chú rùa và những vị khách lưu đày trẻ tuổi của chúng ta nấu thịt rùa thành những món xúp ngon lành. Cali làm cá, thịt chúng thường được phơi nắng còn bong bóng thì nó mang về cho Nen, cô bé phanh chúng ra, căng trên tấm gỗ và biến chúng thành phần tư tờ giấy, to bằng hai lòng bàn tay.

Xtas và Mêa giúp đỡ thêm cô bé trong công việc ấy, vì thực ra đó là công việc hoàn toàn không dễ chút nào. Màng bong bóng dày hơn nhiều so với bóng cá sông của ta, nhưng sau khi phơi khô thì lại trở nên rất giòn. Mãi sau một thời gian, Xtas mới phát hiện ra rằng cần phải phơi chúng trong bóng râm. Tuy nhiên, đôi khi em mất kiên trì, và nếu em không chịu bỏ ý định làm diều bằng bóng cá thì chỉ vì em biết là loại vật liệu này nhẹ hơn giấy và chịu mưa tốt hơn nhiều. Thực ra mùa khô cũng đang đến gần nhưng em không biết chắc liệu về mùa hạ có mưa hay không, nhất là ở vùng núi.

Tuy vậy, em cũng dán cả những cái diều bằng giấy (em tìm thấy khá nhiều giấy trong số những thứ đồ đạc của ông Linđe).

Cái diều đầu tiên, to vànhẹ, được thả lên theo gió Tây, đã vọt lên rất cao, và khi Xtas cắt đứt dây, nó bị một luồng không khí rất mạnh mang đi về phía rặng núi Caramôiô. Xtas dùng ống nhòm dõi theo đường bay của nó cho tới khi nó chỉ còn nhỏ như một cánh bướm, như một con ruồi, rồ i chìm hẳn vào màu xanh nhạt của nền trời. Ngày hôm sau em lạ i thả một cái khác, được làm bằng bong bóng cá, chiếc này còn lên nhanh hơn, nhưng cũng nhanh chóng biến mất khỏi tầmmắt hơn, có lẽ là do bong bóng cá trong suốt.

Nen lao động vô cùng nhiệt tình, kết cục là những ngón tay của cô bé đã trở nên khéo léo đến nỗi Xtas lẫn Mêa cũng không sao theo kịp cô bé trong công việc này. Giờ đây thì cô bé không thiếu sức lực nữa. Khí hậu tốt lành của núi Linđe quả thực đã hồi sinh hoàn toàn cho cô bé. Thời hạn của cơn sốt thứ ba – cơn sốt chết người – trôi qua đã lâu. Ngày hôm ấy, Xtas ẩn người trong đám chuối và khóc lên vì sung sướng. Sau hai tuần ở trên núi em nhận thấy rằng, cô Mdimu Tốt trông khác hoàn toàn so với lúc ở trong rừng dưới kia. Hai má cô bé đầy lên, màu da từ sắc vàng ệch và trong suốt lại chuyển sang màu hồng phơn phớt, đôi mắt tràn đầy ánh sáng long lanh nhìn ra cuộc đời dưới mái tóc rậm. Cậu bé thầm cảm ơn những đêm mát mẻ, cảm ơn nước nguồn trong vắt và bột chuối khô – nhưng trước hết là cầu nguyện cho ông Linđe.

Còn chính Xtas thì gầy đi và đen hơn. Điều đó chứng tỏ bệnh sốt rét không chạm tới em, vì những người mắc bệnh này không bị rám nắng, em lớn lên và rắn rỏi hơn. Hoạt động và sự lao động chântay đã khiến cho lòng can đảm và sức mạnh của em được tăng cường. Bắp thịt tay của em trở nên rắnnhư thép. Đó quả thực đã là một nhà thám hiểm Phi châu trải nhiều thử thách. Do săn bắn hàng ngày và chỉ dùng đạn săn, nên em trở nên một xạthủ vô địch.

Em hoàn toàn không còn sợ các loài dã thú nữa, vì hiểu được rằng những “chàng” thợ săn lông xù hay lốm đốm trong rừng gặp em thì nguy hiểm hơn là em gặp bọn chúng. Một lần, chỉ bằng một phát đạn, em hạ ngay một con tê giác khổng lồ, con thú đang ngủ dưới cây xiêm gai tỉnh dậy bất ngờ lao vào húc em. Em cũng không ngán những đàn trâu rừng hăng máu của Phi châu, đã từng nhiều lần đánh bạt cả những đoàn khách thương…

Xtas còn dạy cho Cali bắn súng trường rêmingtơn, và môn học này được tiếp thu dễ dàng hơn là môn giáo lí. Sau mười ngày tập bắn bia và bắn những con cá sấu đang ngủ trên bãi cát ven sông, cậu bé da đen đã hạ được một con linh dương puphu, tiếp đó là một con linh dương arien, và cuối cùng là con lợn lòi nơriđi. Tuy nhiên cuộc chạm trán này suýt nữ a cũng kết t húc bằng tai nạn như đã xảy ra với ông Linđe, vì con nơriđi mà Cali tiến đến gần một cách nhẹ sau khi bắn bỗng nhiên bật dậy và lao thẳng vào nó, cái đuôi dựng ngược lên(1). Ném vội khẩu súng, Cali leo ngay lên cây, và ngồi đó cho tới khi tiếng kêu thét của nó khiến Xtas chạy lại, nhưng em chỉ gặp con lợn đã chết. Xtas chưa cho phép cậu bé đi săn trâu rừng, sư tử và tê giác. Còn đối với lũ voi chiều chiều vẫn đến uống nước thì chính em cũng không bắn, vì em đã hứa với Nen là sẽ không bao giờ giết một con voi nào nữa.

Tuy nhiên, cứ sáng sáng hoặc chiều chiều, khi nhìn qua ống nhòm từ đỉnh núi trông thấy những đàn ngựa vằn, linh dương sừng móc, linh dương arien hoặc sơn dương, em đều dẫn Cali đi theo. Trong những cuộc đi đó em thường hỏi thằng bé về dân tộc Vahima và Xamburu, những người mà bọn trẻ chắc chắn sẽ phải gặp trên đường đi về phíaĐông, về phía đại dương.

– Cali, cậu có biết rằng, – một lần nọ em hỏi, – hai mươi ngày đường nữa, nếu đi ngựa thì còn nhanh hơn, chúng ta sẽ có thể về tới quê hương của cậu?

– Cali không biết người Vahima sống ở phương nào, – cậu bé da đen đáp lại và buồn bã lắc đầu.

– Nhưng tớ biết, họ sinh sống ở phía mà sáng sáng mặt trời mọc, trên bờ một con nước lớn nào đó.

– Đúng rồi, đúng rồi! – Cậu bé da đen thốt lên vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ – Baxxa Narốc! Theo tiếng của dân tộc Cali có nghĩa là con nước lớn màu đen.Ông lớn biết hết mọi thứ!

– Không đâu, vì tớ vẫn chưa biết dân Vahima sẽ tiếp đón chúng ta như thế nào, nếu như chúng ta gặp họ.

– Cali sẽ ra lệnh cho bọn họ phải cúi mặt xuống trước ông lớn và trước mặt Mdimu Tốt.

– Thế nếu họ không vâng lời thì sao?

– Cha Cali được khoác da báo, và Cali cũng thế mà.

Xtas hiểu như thế có nghĩa là cha Cali là vua, còn thằng bé là con trưởng của ông và sẽ là vị vua tương lai của người Vahima.

Em bèn hỏi tiếp:

– Cậu bảo rằng có những người khách thám hiểm da trắng từng đến quê hương cậu, và người già vẫn còn nhớ họ phải không?

– Vâng, Cali còn nghe nói rằng, họ mang trên đầu những vòng khăn to tướng.

“Ôi! – Xtas nghĩ thầm – Như vậy, đó không phải là người Âu, mà chỉ là người Ả Rập thôi, vì nước da của họ sáng màu hơn cùng những bộ quần áo trắng của họ, nên người da đen tưởng họ là người da trắng”.

Song vì Cali không còn nhớ và không thể giải thích gì được rõ ràng hơn nữa, nên Xtas bèn đặt cho nó một câu hỏi khác:

– Người Vahima có giết ai trong số những người vận quần áo trắng ấy không?

– Không. Người Vahima cũng như người Xamburu không thể làm việc đó đâu.

– Tại sao thế?

– Vì bọn họ nói rằng, nếu như máu của họ ngấm vào đất thì mưa sẽ không rơi xuống nữa.

“Mình rất mừng là họ tin vào điều đó!” – Xtas nghĩ thầm.

Rồi em hỏi tiếp:

– Liệu người Vahima có đi cùng chúng ta đến tận biển lớn hay không? Nếu như tớ hứa sẽ tặng cho họ nhiều lụa, chuỗi hạt cườm và nhiều súng ống?

– Cali sẽ đi, người Vahima cũng đi, nhưng trước tiên ông lớn phải đánh được người Xamburu đã, vì họ ở bên kia con nước.

– Tiếp sau người Xamburu là ai ở?

– Tiếp sau người Xamburu không có núi, chỉ có rừng, trong rừng toàn sư tử thôi.

Cuộc trò chuyện kết thúc ở đó. Giờ đây càng ngày Xtas càng hay nghĩ tới chuyến đi lớn sangphía Đông, em nhớ những gì ông Linđe nói, rằng cóthể gặp được người Ả Rập vùng duyên hải chuyên buôn bán ngà voi, cũng như những đoàn truyền giáo. Em hiểu rằng, đối với Nen, chuyến đi này sẽ là một chuỗi ngày mệt nhọc và những nỗi nguy hiểm mới, nhưng em cũng hiểu rằng, chúng không thể ở lại núi Linđe cả đời được, và cần phải lên đường trong thời gian tới. Giai đoạn sau mùa mưa, khi nước hãy còn bao phủ những vùng lầy đầy bệnh tật, khi khắp nơi hãy còn đang có nước, là thời gian thích hợp nhất để lên đường. Trên những đỉnh cao, cái nóng chưa tác động mấy đến bọn trẻ, ban đêm thường lành lạnh, khiến chúng phải đắp kín người. Nhưng trong rừng phía dưới vùng thấp kia nóng hơn nhiều và chắc chắn sắp tới sẽ còn nóng nực hơn nữa. Hiện giờ mưa ít khi thấm đất, càng ngày mực nước sông càng xuống thấp. Xtas đoán rằng về mùa hè con sông rất có thể sẽ trở thành một trong những khe cạn như những chiếc khe mà em đã gặp trên sa mạc Libi, những khe mà chỉ chính giữa lòng mới có một vệt nước nhỏ bé mà thôi.

Tuy vậy, em vẫn cứ hoãn chuyến đi từ ngày này sang ngày khác. Trên núi Linđe mọi thứ mới dễ chịulàm sao, cả cho người lẫn cho súc vật! Ở đây, không những Nen chỉ thanh toán hoàn toàn với bệnh sốt rét mà cả với chứng thiếu máu nữa, Xtas thì không còn thấy nhức đầu, còn da của Cali và Mêa thì bắt đầu bóng như xatanh đen. Nasibu trông cứ như một quả dưa bở di động trên cặp chân khẳng khiu, còn King thì xơi cỏ không kém gì lũ ngựa và lừa.

Xtas biết rõ rằng giữa biển rừng mông mênh kia cho đến cuối cuộc hành trình, cũng không thể tìm đâu ra một “hòn đảo” thứ hai như thế này nữa.

Và em lo ngại nhìn về tương lai, mặc dù giờ đây bọn trẻ đã có con King trợ sức đắc lực, thậm chí khi cần nó còn là người bảo vệ tin cẩn.

Cứ thế, trước khi chúng kịp chuẩn bị lên đường, đã một tuần lễ nữa trôi qua. Trong những giây phút rảnh rỗi không phải đóng gói đồ đạc, bọn trẻ vẫn không ngừng thả những chiếc diều mới với ghi chúrằng chúng sẽ đi về phía Đông, về phía một cái hồ nào đó, về phía đại dương. Chúng tiếp tục thả thêm diều vì có một luồng gió mạnh, nhiều khi mạnh như bão, thổi từ phía Tây, gió cuốn những chiếc diềumang tít đi xa, về phía núi và sang bên kia núi.

Để tránh cho Nen khỏi bị cháy nắng Xtas lấy những mảnh lều còn lại làm một cái bành đặt trên lưng voi dành cho cô bé ngồi. Sau vài lần thử, con King đã quen với cái trọng lượng nhỏ nhoi ấy và cũng quen với việc buộc bành lên lưng nó bằng những sợi dây dừa rất chắc. Vả chăng, cái này cũng chỉ là một chiếc lông bên cạnh những thứ đồ khác mà nó sẽ phải chở, những thứ đồ mà Cali và Mêa phải phân bổ và gói buộc.

Cậu bé Nasibu được lệnh phải xay chuối khô và chà là thành bột bằng cách dùng hai phiến đá phẳng. King giúp nó thêm trong việc dứt đứt những cuống buồng nặng; thêm vào đó cả hai chén chuối nhiều đến nỗi chẳng mấy chốc khu vực gần đó đã sạch nhẵn chuối, chúng phải đi tới những cánh đồng khác, nằm phía bên kia đỉnh núi. Xaba, vốn không có việc gì làm, thường cùng đi với chúng trong những chuyến đi ấy.

Nhưng chút nữa thì cậu bé Nasibu phải trả giá cho sự năng nổ ấy bằng chính tính mạng của mình, hay ít ra cũng bằng một cảnh nô lệ đặc biệt. Có lần, lúc đang lấy chuối trên một sườn đá dốc, nó bỗng trông thấy trong khe đá một bộ mặt gớm ghiếc, đầy lông đen, mắt chớp chớp nhìn vào nó, răng nanh trắng nhởn nhe ra dường như đang cười. Cậu bé kinh hoàng đứng sững như hóa đá, sau đó bắt đầu chạy thục mạng. Nhưng nó chỉ kịp chạy mươi bước chân thì một cánh tay lông lá xồm xoàm đã ôm quanh người nó, nhấc bổng lên cao và con quái vật đen như than bắt đầu bế nó lao xuống vực.

May thay, con đười ươi khổng lồ chỉ có thể chạy bằng hai chân vì còn bế thằng bé, vì thế Xaba đang ở gần đó kịp đuổi theo và cắm nanh vào lưng nó. Một cuộc chiến đấu kinh khủng diễn ra, trong đó, mặc dầu có vóc dạng to lớn và sức lực có thừa, con chó chắc chắn sẽ phải chết, vì giống đười ươi này thậm chí còn có thể thắng cả sư tử(2). Nói chung loài khỉ không có thói quen buông những vật cướp được ra khỏi tay, cho dù tự do hay tính mạng chúng có thể bị đe dọa chăng nữa. Bị cắn từ sau lưng, con đười ươi không dễ dàng túm được Xaba, tuy thế nó cũng đã dùng tay trái túm lấy cổ con chó, nhấc bổng nó lên cao, thì vừa lúc đó đất rung rinh dưới những bước chân nặng trịch – và King chạy tới.

Chỉ cần một cú đánh nhẹ bằng vòi là “con ma rừng” khủng khiếp – như người da đen thường mệnh danh cho bọn đười ươi – đã gục ngay xuống với cái sọ và gáy vỡ nát. Song để chắc chắn hơn, hoặc do tính nóng nảy bẩm sinh, King còn dùng ngà đóng đinh con vật xuống đất, rồi sau đó vẫn tiếp tục trả thù nó, cho đến khi Xtas cầm súng từ phía lều chạy tới – sau khi nghe thấy những tiếng kêu và tiếng rống khiến em không yên – và ra lệnh cho nó, nó mới chịu thôi.

Con đười ươi đang nằm trong vũng máu, Xaba liếm máu nó, máu cũng giây đỏ cả ngà của King.Đó quả là một con vật to lớn, mắt trợn ngược, răng nhe ra, dẫu đã chết rồi mà trông hãy còn khủng khiếp. Con voi rống lên nhữ ng tiếng kêu khải hoàn, còn cậu bé Nasibu tái người đi vì sợ hãi thuật lại cho Xtas nghe chuyện vừa xảy ra. Xtas suy nghĩ giây lát xem có nên đưa Nen đến và chỉ cho cô bé xem con vật khủng khiếp này không, nhưng rồi cậu bé bỏ ý định đó đi, vì đột nhiên bản thân em cũng bị nỗi sợ hãi chế ngự.

Chính Nen cũng thường đi lang thang một mình trên cả “hòn đảo” nên cô bé cũng có thể gặp chuyện tương tự.

Hóa ra núi Linđe không phải là nơi ẩn náu hoàn toàn yên ổn như thoạt đầu bọn trẻ tưởng.

Xtas quay về căn lều và thuật lại cho Nen chuyện vừa xảy ra, cô bé lắng nghe, vừa tò mò vừa sợ hãi, mắt mở to, chốc chốc lại lặp đi lặp lại:

– Anh thấy chưa, thiếu con King thì đã xảy rachuyện rồi!

– Đúng thật! Với một người bảo mẫu như thế nàythì có thể không cầ n phải lo lắng cho đứa trẻ, cho nên cho tới khi nào chúng ta lên đường, em không được đi một bước nào nếu không có nó, nghe chưa?

– Thế bao giờ chúng mình đi, anh?

– Lương thực đã chuẩn bị xong, hàng hóa đã sắp xếp cả rồi, nghĩa là chỉ cần chất lên lưng súc vật nữa là chúng ta có thể lên đường ngay ngày mai cũng kịp.

– Về với ba!

– Nếu như Chúa cho phép, – Xtas đáp lại vẻtrang nghiêm.

————-.

1. Lợn lòi Phi châu có đầu bẹt, nanh tròn chứ không phải hình tam giác và cái đuôi khá dài, khi chúng húc thì đuôi dựng đứng (Chú thích của tác giả).

2. Đười ươi sinh sống ở vùng rừng Tây Phi, tuy nhiên ôngLivingstone đã gặp chúng ngay cả ở miền Đông. Chúng thường bắtcóc trẻ con. Đười ươi miền Đông ít dữ tợn hơn miền Tây, vì khi đã bị thương chúng không giết thợ săn, mà chỉ gặm nát các ngón tay của người đi săn mà thôi (chú thích của tác giả).

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ