Thất Lạc Cõi Người - Tài Liệu Tham Khảo

Akiyama Ken, Miyoshi Yukio, Tân Nhật Bản văn học sử, Nxb Buneido, in lần 1 năm 2000, tái bản lần 9 năm 2006.

Okuno Takeo, bài giải thuyết về cuộc đời và tác phẩm Dazai Osamu, in trong tập “Thất lạc cõi người”, khổ bỏ túi, Nxb Shinchosha, phát hành lần đầu năm 1952, tái bản lần thứ một trăm bảy mươi tư năm 2009, trang 156-179.
Nguyễn Nam Trân (chủ biên), Vườn cúc mùa thu, Nxb Trẻ, 2007.
Các trang mạng Wikipedia tiếng Nhật về cuộc đời Dazai Osamu và “Vô lại phái”.
1. Quái đàm (kaidan), Giảng đàm (Kodan), Lạc ngữ (Rakugo): tên các loại truyện kể truyền thống ngày xưa của Nhật Bản.
2. Nguyên văn rượu “Denki Buran”, tên một loại rượu được làm ra vào khoảng năm Minh Trị thứ 15. Gọi là “Denki” (điện khí) vì ám chỉ rượu này cũng quý hiếm giống như điện thời bấy giờ.
3. Nguyên văn Sutandoba, tức là phiên âm của từ stand bar, một dạng quán bar nhỏ chỉ có chỗ ngồi nơi quầy bar uống rượu.
4. Cũng vậy, trẻ con càng sợ ma thì càng thích nghe chuyện ma.
5. Lối chơi chữ trong nguyên tác rất thú vị “Thượng ty kỷ thái” đọc là “Joshi ikita” trùng âm với chữ “Tình tử sinh” có nghĩa là “sống chết vì tình”.
6. Chơi chữ. Trong nguyên tác, chữ tội lỗi là tsumi. Horiki đùa chơi, đọc ngược lại là mitsu, nghĩa là mật ong. Nhắc đến mật ong nên thấy đói bụng.
7. Nguyên tác “xuân họa” (shunga), tranh vẽ hình nam nữ giao hoan trong các tư thế khác nhau.
8. Một loại quần dài đến mắt cá chân, dùng để giữ nhiệt và lao động.
9. Utagawa Hiroshige (1797-1858), họa sĩ vẽ tranh khắc gỗ (ukiyoe) danh tiếng thời hậu kỳ Edo, sở trường vẽ tranh phong cảnh và hoa điểu. Tác phẩm tiêu biểu có “53 cảnh sắc Tokaido”, “100 chốn nổi tiếng kinh thành Edo”…
10. Tani Buncho (1763-1840), họa sĩ danh tiếng thời hậu kỳ Edo, am hiểu sâu cả tranh Nhật Bản và tranh Tây Phương, sáng tác theo phong cách tả thực.
11. Katsushika Hokusai (1760-1849), họa sĩ vẽ tranh khắc gỗ thời hậu kỳ Edo. Ông cùng với Hiroshige và Kitagawa Utamaro (1753-1806) là ba danh gia cổ điển của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản. Hokusai là người sáng lập ra trường phái Katsushika, nổi tiếng là người hâm mộ núi Phú Sĩ cuồng nhiệt và vẽ gần cả ngàn bức tranh về ngọn núi huyền thoại này. Tác phẩm tiêu biểu có “Núi Phú Sĩ ba mươi sáu cảnh”
12. Ibuse Matsuji井伏鱒二(1898-1993), nhà văn Nhật Bản được nhận huân chương văn hóa, có nhiều tác phẩm miêu tả về nỗi bi ai và hài hước của con người với giọng văn châm biếm. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Kuroi ame 黒い雨”(mưa đen), nói về trận mưa đen do bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima cùng với nỗi khốn cùng của những nạn nhân vô tôi. Đây được xem là phẩm tiêu biểu của dòng văn học lấy đề tài là nỗi bi thảm bom nguyên tử原爆文学(Genbaku bungaku) ở Nhật Bản.
13. Nguyên văn là tsukimosou, một loài hoa nguyên gốc ở Bắc Mỹ, chiều cao khoảng 60cm, hoa thường màu vàng. Câu nói của Dazai “Cỏ nguyệt kiến thảo rất hợp với núi Phú Sĩ” đã thành một câu nói thời danh, được trích dẫn lại rất nhiều lần.
14.Chỗ góc lõm vào nơi bức tường, thường để treo tranh và đặt một bình hoa trang trí thường thấy trong phòng theo kiến trúc Nhật Bản.
15. Một dạng bàn sưởi điện gắn dưới đáy bàn rồi trùm chăn phủ lên, thường được dung vào mùa đông để sưởi chân tay cho ấm.
16. Nguyên văn “Hoozuki”. Loài cây này cao khoảng 60-70cm, lá hình elip, có trái đỏ như lồng đèn Trung Hoa.
17.Ý nói đến nhà văn Ibuse Matsuji, người đã giúp đỡ Dazai rất nhiều trong cả đời tư lẫn văn nghiệp.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ