Ma Thổi Đèn - Quyển 8 – Chương 36: Bài ca nướng bánh

Chuyến đi vào núi tìm mộ cổ Địa Tiên này của chúng tôi đã có quá nhiều chuyện không thể tưởng tượng nổi, bất ngờ nhất là giáo sư Tôn lại nói cả bọn đều đã chết rổi, vậy giờ chúng tôi là người hay ma đây? Tôi thầm nhủ, lão già này chắc hẳn có quan hệ sâu xa với Quan Sơn thái bảo, thuật Quan Sơn trên thực tế không khác gì yêu thuật, đám thái bảo với sư nương ấy giỏi nhất là mê hoặc nhân tâm, nói năng kỳ dị khó đoán, họa chỉ có lũ ngốc mới tin theo.

Vì vậy những lời đe dọa giật gân này của giáo sư Tôn chẳng hề có tác dụng với tôi, lão ta thấy tôi không tin, liền nói: “Cậu cũng khỏi cần phải tỏ ra khinh thường những gì tôi nói, cứ thử nhìn xem trên người mình có đốm xác hay không…”

Tôi vén ống tay áo lên nhìn thử, quả nhiên có mấy vết tích tụ thi khí, nhưng chỉ lờ mờ, nếu không nhìn kỹ cũng khó mà phát hiện, còn lâu mới rõ ràng như những vết đốm trên mặt Tôn Cửu gia. Tôi cắn cắn đầu lưỡi, biết những thứ mình trông thấy tuyệt không phải phép chướng nhãn, lòng cũng ngầm kinh hãi: “Mình chết từ lúc nào vậy? Sao lại hoàn toàn không hay biết gì ? Tại sao trên người lại có dấu hiệu thi biến?”

Út dầu sao cũng không có kinh nghiệm gì, nghe Tôn Cửu gia nói vậy liền hoảng hốt, nước mắt lưng tròng nói: “Em mà chết rồi, lấy ai chăm lo cho ông đây?”

Tuyền béo tóm lấy cổ áo Tôn Cửu gia, tức giận gầm lên: “Chết cái mả mẹ nhà lão, từ triều Minh đến nay, vẫn còn chưa phát minh ra loại vũ khí nào có thể tiêu diệt đại gia Tuyền béo này đâu nhé, lão già chết toi lại định giở trò gì đây? Còn không nói thật, ông đây sẽ lột da lão ra đấy!”

Tôn Cửu gia hoàn toàn bình thản trước sự uy hiếp của Tuyền béo, chỉ hừ lạnh một tiếng nói: “Nói thực cho các cô các cậu biết, thời cổ, ngồi mộ cổ Ô Dương vương này vốn là cấm địa ở Vu Sơn, trong sơn động xây mộ có một thứ ngoài sức tưởng tượng của con người, cụ thể là gì thì tôi cũng không dám khẳng định, nhưng nếu xét từ quan điểm hiện đại, thì hang động này là một khu vực thần bí siêu tự nhiên, có rất nhiều thi trùng, những người tiến vào đều sẽ bị thi khí xâm nhập, biến thành xác sống. Thời gian càng dài, dấu hiệu thi biến trên cơ thể sẽ càng rõ ràng, cuối cùng dẫn dụ bọn thi trùng lao đến cắn xé, đáng sợ nhất là trước khi bị cắn xé chỉ còn lại bộ xương khô, đầu óc nạn nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo, từ từ cảm nhận nỗi đau đớn bị ngàn vạn con côn trùng cắn xé thân thể…”

Tôi đời nào chịu tin những lời hoang đường ấy của ông ta? Chỉ có chút hối hận vì lúc vào núi đã quên không mang theo ít ô mai, nghe nói chỉ cần ngậm một quả ô mai trong miệng, vị chua của ồ mai sẽ khiến tuyến nước bọt hoạt động nhanh hơn, làm cho tinh thần tỉnh táo, khó mà trúng phải mấy trò tà pháp ảo thuật này. Tinh thần càng căng thẳng, lo lắng bất an hoặc mồm miệng khô khan, sẽ càng dễ bị tà thuật mê hồn.

Tôi nghĩ ngợi vẩn vơ một lúc, rồi cùng Tuyền béo giở ra các thủ đoạn thẩm vấn, hỏi hết lần này đến lần khác, nhưng giáo sư Tôn vẫn chỉ nhắc đi nhắc lại mấy câu: “Các cậu nếu còn muốn tìm đường sống, thì mau lấy bản đồ bằng sứ ra đây, chúng ta cùng chạy vào mộ cổ Địa Tiên, bằng không cứ dằng dai thế này, cuối cùng sẽ chết cả nút. Còn về chuyện tôi đang che giấu các cậu, sau khi vào được thôn Địa Tiên, đảm bảo tôi sẽ nói hết, không giữ lại chút gì. Nếu bây giờ các cậu cứ ép tôi phải nói, vậy thì xin lỗi… dù phải chịu nghìn đao vạn đao băm vằm, tôi cũng không thể tuân theo được.”

Tôi thầm nhủ, bên trong hẳn có nhiều ẩn tình, mà nghi vấn quả thực cũng quá nhiều, không biết đâu là thật đâu là giả nữa, nếu giáo sư Tôn đã quyết không mở miệng, dẫu có tra tấn lão ta, thì những lời lão khọm già này nói ra… chỉ sợ cũng khiến người ta khó mà phân biệt được thật giả.

Ngoài ra, xét đến việc trên người cả bọn quả thực đều có dấu hiệu thi biến, tuy rằng không rõ nguyên nhân, nhưng nhất định là điềm dữ, dù sao sống chết gì cũng phải tiền vào mộ cổ Địa Tiên, chi bằng dẫn theo cả Tôn Cửu gia đi cùng, trói gô cổ lão ta lại, tôi đây không tin lão ta lại có thể giở trò gì nữa.

Còn về bản đồ trên hai mảnh sứ ghép lại, hằn phải là một đầu mối cực kỳ then chốt, giáo sư Tôn muốn lợi dụng bản đồ này đế làm trò, thiết tưởng cũng không qua nổi mắt tôi. Nghĩ tới đây, tôi bèn thì thào thương lượng với Shirley Dương mấy câu, rồi lập tức quyết định, cứ theo bản đồ này mà tiến vào mộ cổ Địa Tiên.

Tôi cẩn thận đề phòng, không đưa hai mảnh sứ cho giáo sư Tôn xem, mà bảo lão ta hãy nói cho tôi biết làm thế nào đế tham chiếu tọa độ trong bản đồ.

Giáo sư Tôn nói: “Trong đống quan tài hơn vạn chiếc này, ít nhất phải giấu đến mấy nghìn mảnh sứ, đều là của Quan Sơn thái bảo để lại, cứ hai mảnh ghép thành một tấm, chỉ có cách dưa vào ám thị trong ‘Quan Sơn chỉ mê phú’, tìm ra hai mảnh chính xác duy nhất, nếu tùy tiện ghép bừa, ắt sẽ lạc lối bỏ mạng.” Hình vẽ thôn làng sông núi trong các mảnh sứ đều giống nhau, những chỗ khác biệt đại khái chỉ có hai kiểu, một là lời ca, hai là quan quách thi thể. Tôi chế giễu Tôn Cửu gia, bảo ông cũng nhanh thật đấy, cầm bản đồ giả chẳng bao lâu đã phát giác ra rồi. Sau đó, tôi liền tả lại chiếc quan tài và cái xác đầu một nơi thân một nẻo trong bản đồ cho giáo sư Tôn, để lão ta chỉ tôi cách xem bản đồ.

Giáo sư Tôn nói: “Ở Vu Sơn có hẻm núi Quan Tài, từ xưa đã có truyền thuyết rằng trong hẻm núi Quan Tài có núi Quan Tài, câu ‘trong đất có núi’ mà cậu dùng gương cổ Quy Khư bói ra, cũng thật là ứng nghiệm. Ngọn núi Quan Tài ấy chính là vị trí thực của mộ cổ Địa Tiên, dưới lòng đất có một kỳ quan do thiên nhiên tạo thành, tầng nham thạch khổng lồ dưới lòng đất hình dáng như một cỗ quan tài đá không có nắp, bên trong lại có núi đồi khe rãnh, hình dạng thoạt nhìn như một cái xác không đầu, mà địa cung của mộ Ô Dương vương chính là cái đầu lâu đó. Nếu dựa theo ‘Quan Sơn chỉ mê phú’, thì cái xác và đầu người trong hai mảnh sứ ghép lại ấy, có lẽ chính là tọa độ phương hướng.”

Tôi tinh thông thuật phong thủy âm dương, nghe đến đây đã ngộ ra ngay cách tham chiếu tấm bản đồ ghép từ hai mảnh sứ này, bèn hỏi giáo sư Tôn: “Ông tiết lộ bí mật này cho tôi, không sợ bây giờ tôi bỏ ông lại đây một mình à?”

Giáo sư Tôn thản nhiên đáp: “Lúc ở bên ngoài thì đúng là phải lo cậu sẽ giở chiêu này, có điều hiện giờ cậu nhất định không bỏ lại tôi đâu, vì với tính cách của cậu, chắc chắn sẽ lo những lời tôi nói có điều trí trá, cố ý dẫn dụ các cô các cậu vào bẫy. Bởi vậy, bất kể cậu đi đâu, cũng sẽ đều dẫn tôi theo đến đấy”.

Tôi thầm mắng lão quỷ già này không ngờ lại giỏi tâm kế đến vậy, chắc chắn ẩn giấu âm mưu to lớn, có điều trước mắt vẫn phải tìm được lối vào phần mộ Địa Tiên đã. Nghĩ đoạn, bèn lập tức tham chiếu bản đồ, dẫn cả bọn leo lên chui vào một hang động trên vách đá. Những hang động này nửa là thiên tạo, nửa là do khai thác muối khoáng để lại, bên trong chẳng chịt như mê lộ, cực kỳ quanh co khúc khuỷu.

Nơi đây ngầm hợp với Bát môn trận pháp, nếu không có bản đồ trên mảnh sứ chỉ ra tuyến đường và phương hướng, ắt sẽ lạc lối bên trong. Cả bọn đi qua lòng núi, quanh co khúc khuỷu không biết đã được mấy dặm đường, xuyên qua hai hẻm núi trong hệ thống hang động chằng chịt như mê hồn trận, ai nấy đều cảm thẫy đói khát mệt mỏi, chợt nghe ở đằng xa có tiếng gió phần phật, lại gần xem thử, liền trông thấy mấy miếng “lưỡi đá” nhô lên, cao tới mấy mét. Trong đạo phong thủy, đây được gọi là “thạch thiệt sát”, tuy thuộc loại hung sát, nhưng lại có tác dụng tàng phong nạp khí, theo như chỉ dẫn trong bản đồ, phía sau chỗ này chính là lối vào mộ cổ Địa Tiên.

Mặc dù phía sau lưỡi đá có một địa đạo, nhưng lối vào đã bị loạn thạch chắn mất, nếu không có chỉ dẫn thì cực kỳ khó phát hiện ra nơi “trong động có động, dưới núi có núi” này. Tuyền béo đẩy Tôn Cửu gia đi trước dò đường, những người khác lần lượt nối đuôi tiến vào, men theo địa đạo vừa thấp vừa chật hẹp chừng mấy trăm mét, liền có một đoạn bậc thang đi uốn lượn dẫn đến lối ra.

Mặc dù đường hầm này vẫn ở dưới lòng đất, nhưng tôi đã không thể phán đoán rốt cuộc mình đang ở trong lòng ngọn núi nào của khu vực hẻm núi Quan Tài nữa. Phía xa xa tối om không thấy vật gì, tĩnh lặng lạ thường, phạm vi chiếu sáng của đèn pin mắt sói có hạn, chỉ thấy nơi này dường như là một cái khe lớn nằm trong lòng núi, nhưng gần chỗ chúng tôi đứng lại cũng có cỏ cây hoa lá, chỉ là hình dạng hết sức kỳ quái, đại đa số đều là những giống thực vật chúng tôi không biết tên.

Shirley Dương nói: “Kỳ lạ thật, dưới lòng đất tối tăm không ánh mặt trời, sao lại có cây cối cành lá sum suê rậm rạp như vậy được ? Mộ cổ Địa Tiên rốt cuộc là một nơi như thế nào đây?”

Tôi thấy mọi người đi cả chặng đường dài, đến giờ đều đã mệt mỏi, bèn nói: “Trên đời này làm quái gì có động tiên chứ? Tôi thấy chỗ này chắc chắn không phải đất lành đâu, mọi người phấn chấn tinh thần lên, đi sát theo tôi, đừng để lạc đấy, chúng ta tìm chỗ nào nghỉ ngơi trước đã.” Nói xong, liền kéo giáo sư Tôn đang bị trói gô dò dẫm tiến lên phía trước.

Vì Tôn Cửu gia không chịu tiết lộ xem con khỉ Ba Sơn kia đã đi đâu, nên tôi lo nó sẽ bất ngờ tập kích, vừa đi vừa ngấm ngầm lưu ý động tĩnh xung quanh, chỉ đợi con khốn kia lộ mặt ra sẽ lập tức kết liễu nó luôn, nhưng mãi nó vẫn không xuất hiện.

Cả bọn đi trong rừng cây tối đen như mực không biết được bao xa, liền trông thấy trước mặt có một ngôi miếu. Ngôi miếu xây bằng gạch và gỗ này không có sân và tường bao, náu mình sau rừng cây có thụ dưới lòng đất, trước cửa có hai cột cờ sắt, điện đường cao cỡ tòa nhà hai tầng, trên đỉnh lợp ngói lưu ly ba màu lục, vàng, lam, bốn bức tường đều màu đỏ, toát lên vẻ thâm nghiêm, trước miếu treo một tấm biển lớn, trên đề ba chữ “Võ Thánh miếu”, hai bên là tám chữ lớn “Trung nghĩa thần vũ, phục ma hiệp thiên”.

Tôi lấy bản đồ bằng sứ ra xem xét, chì thấy nhà cửa phòng ốc vẽ bên trên nhỏ như kiến, không dùng kính lúp thì không thấy rõ được, ở bên rìa dường như có một ngôi miếu, chính là ngôi miếu Quan Đế này.

Lúc trước ở trấn Thanh Khê không một bóng người, chúng tôi từng trông thấy di chỉ của ngôi miếu này, xem ra địa tiên Phong Soái Cổ đã phục chế lại nguyên dạng cổ trấn Thanh Khê thời nhà Minh dưới lòng đất, như tôi suy đoán, đi qua miếu Quan Đế khoảng mấy trăm mét, sẽ là nhà cửa phòng ốc, nơi này đã thuộc về phạm vi thôn Địa Tiên rồi.

Nhưng bảo tàng mộ cổ trong thôn Địa Tiên ở nơi nào? Lẽ nào cả thôn trang lớn như thế đều là mộ thất ? Thi thế của địa tiên Phong Soái Cổ và hơn vạn quyến thuộc đệ tử của ông ta ở đâu? Thấy bốn phía xung quanh tĩnh lặng lạ thường, nhất thời tôi không muốn mạo muội xông lên, bèn quyết định vào trong miếu Quan Đế để mọi người nghỉ ngơi chỉnh đốn lại đã. Bên trong miếu có vách tường che chắn, vả lại dẫu ở thôn Địa Tiên này có vật yêu tà gì, kể cả Tôn Cửu gia không biết là người hay ma này, hẳn cũng không dám giở trò trước mặt Quan Đế Võ Thánh, ngoài ra, chúng tôi còn có thể nhân cơ hội này ép lão ta phải cung khai, đợi vững dạ rồi mới tiến vào mộ cổ cũng chưa muộn.

Shirley Dương và Út vào trong miếu sục sạo một hồi, bên trong một là không có cơ quan hai là không có ngưòi, đến cả con chuột con kiến cũng không thấy, có thể nói là một nơi sạch sẽ gọn gàng.

Tôi phần nào yên tâm, bấy giờ mới bảo cả bọn tiến vào, chỉ thấy rường cột chạm trổ, bên trên bày đèn lưu ly theo hình Bắc Đẩu thất tinh, hai bên có sáu cây cột chạm hình rồng cuốn, tư thái mỗi con mỗi khác, con nào con nấy đều nhe nanh múa vuốt, sống động vô cùng.

Chính giữa là tượng Võ Thánh Chân Quân đang ngồi, tay cầm Lân kinh(25), thần thái uy nghiêm trang trọng, dũng mãnh cương nghị, Quan Bình và Chu Thương đứng hai bên tả hữu, khiêng một thanh Thanh Long Yến Nguyệt đao khí lạnh rùng mình, lại gần quan sát, thanh đao ấy không ngờ lại là đồ thật, thân đao to dài nặng nề, không phải binh khí người phàm có thể dùng được.

Người bước vào trong miếu này không thể không nghiêm trang kính cẩn, Tuyền béo giậm chân đánh “độp”, đứng nghiêm hành lễ với Võ Thánh Chân Quân trước, đoạn đẩy giáo sư Tôn đến trước Thanh Long Yến Nguyệt đao, nói với lão ta: “Nếu còn không khai ra sự thật, đừng trách đại gia đây không khách khí, lập tức xin ông tí huyết trước mặt Quan nhị gia đấy.”

Tôi ngăn Tuyền béo lại, đẩy Tôn Cửu gia ra một góc miếu, cho lão ta ngồi xuống, rồi dặn cả bọn ăn chút gì lót dạ, nhưng chú ý tuyệt đối không được đốt lửa, thuốc cũng đừng hút, tránh khỏi trúng phải phép chướng nhãn của Quan Sơn thái bảo lần nữa.

Để tiết kiệm dụng cụ chiếu sáng, ưong miếu thờ tối tăm chúng tôi cũng chỉ bật hai ngọn đèn huỳnh quang cỡ nhỏ, ăn mấy miếng lương khô dưới ánh đèn, sau đó bắt đầu “tam đường hội thẩm” với Tôn Cửu gia.

Giáo sư Tôn ngược lại tỏ ra rất ung dung, hai tay bị trói giật cánh khuỷu ngồi dưới đất, nhưng lão ta dường như rất quen với những chiêu ép cung của bọn tôi, hoàn toàn không lộ vẻ kinh hoảng, có lẽ đây là bản lĩnh được rèn luyện từ thời Cách mạng Văn hóa. Lão ta không trả lời bất cứ câu hỏi nào của tôi mà còn hỏi chúng tôi có nghe qua Bài ca nướng bánh bao giờ chưa?

Tuyền béo quát: “Đến nước này rồi mà vãn còn muốn ăn bánh nướng phỏng? Không trả lời cho rõ ràng thì ông chỉ còn đường chết thôi, đừng có mơ ăn bánh nướng bánh dẻo gì nữa, mau mau khai ra minh khí trong thôn chôn ở nơi nào đi?”

Nghe Tôn Cửu gia hỏi, tôi biết lão ta muốn nói đến một bài khẩu quyết của kỳ nhân đời Minh, Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn sở trường kỳ môn thuật số, lại kiêm thông cả thuật phong thủy của Hình thế tông, các truyền thuyết trong dân gian đều cho rằng người này là một vị bán tiên. Ông ta dựa vào chiêm bốc mà suy diễn ra lý số trong quẻ tượng, đem kết quả giấu trong một bài ca dao tên là Bài ca nướng bánh, đây là một lời tiên tri cực kỳ khó hiểu, thâm ý ẩn tàng bên trong so với nghĩa đen bên ngoài cách nhau đến mười vạn tám nghìn dặm, người thường khó mà tưởng tượng nói, cần phải tham chiếu khẩu quyết, mới có thể nhìn thấu được “thiên cơ” hàm chứa bên trong.

Nhưng đây chỉ là truyền thuyết dân gian, Bài ca nướng bánh chưa chắc đã phải do Lưu Bá Ôn sáng tác, tôi cũng không biết giáo sư Tôn nói chuyện này với chúng tôi để làm gì, cũng chẳng rỗi hơi mà vòng vo với lão ta, liền hỏi thẳng: “Có gì ông nói thẳng ra đi, đừng có bày trò vòng vo tam quốc, đề Tuyền béo nổi điên lên thật thì tôi cũng không cản được cậu ta đâu.”

Giáo sư Tôn nói: “Mọi chuyện đều có nguyên nhân ban đầu, không biết nguyên nhân, làm sao biét được kết quả? Tôi chỉ muốn nói cho các cậu biết lai lịch thực sự của Quan Sơn thái bảo thôi, kể ra thì đấy là chuyện từ mấy trăm năm trước rồi, năm đó Quan Sơn thái bảo vốn là ẩn sĩ ở vùng Ba Thục, nếu không phải Lưu Bá Ôn bày ra Bài ca nướng bánh này tiết lộ thiên cơ, e rằng đến nay…cũng không ai biết đến danh hiệu Quan Sơn này đâu.”

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ