Chiến binh cầu vồng - Chương 47: Đảo Belington, Hòn Đảo Của Trớ Trêu

Và đây là phần buồn nhất của câu chuyện. Vì không một chiếc lá nào rơi mà Thượng đế không biết nên cũng chẳng hề vô lý khi so sánh PN với tháp Babel. Chúng giống nhau thật vì khi tỉnh của chúng tôi, Bangka-Belitong, được thành lập, tên gọi tắt chính thức của nó là Babel.

Đầu thập niên 1990, giá thiếc thế giới tụt thê thảm từ 16.000 đô la một tấn xuống còn 5.000 đô. PN sụp đổ ngay tức thời. Mọi xí nghiệp sản xuất đều đóng cửa; hàng ngàn nhân công mất việc làm. Đây là đợt sa thải thợ lớn nhất ở Indonesia, có thể là nhất thế giới nữa.

Có lẽ thời hoàng kim của PN, đã được xây trên cái nền tảng đạo đức giả giống như Babylon và Lemuria, nên Thượng đế đã trừng phạt nó bằng cách đập cho nát vụn. Rõ ràng, sự hủy diệt không cần phải được viết ra trong Talmud[1] thì mới xảy ra trong thực tế.

[1] Tập hợp những văn bản cổ về luật và truyền thống Do thái.

Không một lời cảnh báo, công ty Gulliver lừng lững hàng trăm năm nay bất thình linh sụp đổ chỉ trong vài ngày. Vậy nên Babel là một bài học cần phải chú ý. Thượng đế đã hủy diệt sự ngạo mạn ở Belitong như ngài đã từng hủy diệt sự suy đồi ở Babylon.

Sự rớt giá thảm hại của thiếc không chỉ bồi khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà còn bởi vì người ta đã phát hiện ra nguyên liệu thay thế thiếc. Chưa hết, tồi tệ hơn nữa là một số nước như Trung Quốc đã phát hiện ra nước mình cũng có trữ lượng thiếc lớn. Cho nên PN rơi vào tình trạng thoi thóp như con cá tự nhiên đang bơi lại bị vọt ra khỏi bể rơi phạch xuống sàn phòng khách.

Chính quyền trung ương, hàng năm trời nay đều đặn nhận cống nộp đến hàng tỷ rupi, đột ngột ngoảnh mặt làm ngơ như thể chưa từng biết đến hòn đảo nhỏ bé này. Để mặc người dân Belitong khóc than vì sự bồi thường bất công từ việc sa thải hàng loạt; dù gì thì một khi mía không còn ngọt nữa thì sẽ bị vứt ra lề đường thôi. Thuật ngữ đoàn kết và thống nhất bốc hơi đâu mất khi con gà mái thôi đẻ trứng vàng. Đảo Belitong, đã từng lấp lánh ánh sáng xanh như có hàng triệu con sứa đang bơi, đột nhiên tối sầm lại hệt một con tàu ma đang trôi vật vờ – tối tăm, không ai đoái hoài, và đơn độc.

Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cú nốc ao đó đương nhiên là nhân viên PN sống ở Điền Trang. Không chỉ bởi họ mất đi vị thế và hình tượng, mà còn bởi họ đã có một cuộc sống ổn định lâu dài trong một nơi vững như bàn thạch giàu có xa hoa thế mà đùng một cái rơi vào tình cảnh trắng tay không được chế độ bảo trợ nữa. Đúng là một cuộc thảm sát thanh danh quy mô lớn.

Kỳ verloop đến những nhà nghỉ PN xa hoa ở Java hai lần một năm giờ buộc phải đổi lại bằng trồng trọt, leo trèo, đánh bắt cá, đào xới, giăng bẫy, thăm dò và lặn ngụp để nuôi sống gia đình. Câu chuyện của Mahar về những bức tranh Lemuria trong hang thì thầm cảnh báo một thế lực to lớn ở Belitong sẽ sụp đổ cuối cùng đã thành hiện thực. Thế lực ấy là PN Timah. Lemure: những linh hồn bị đày đọa giờ trỗi dậy. Cư dân của Điền Trang đang rơi vào nghịch cảnh. Họ tìm kiếm thức ăn trong rừng và dưới sông, sống sơ khai như người Mã Lai cổ trong quá khứ.

Vì không quen sống khổ nên áp lực của những nhân viên đó lại trở nên nặng nề hơn, đó là chưa kể đến gánh nặng do con cái nhất quyết không chịu hạ thấp tiêu chuẩn sống khi chúng vẫn sống và học tập tại những trường đại học tư đắt đỏ ở Jakarta. Rồi họ phải đối mặt với đột quỵ, phẫu thuật tim, chết bất đắc kỳ tử, hay vì con cái bỏ học nửa chừng, và vì hàng núi nợ chồng chất. Họ chết ngạt vì nuốt phải cái muỗng bạc của mình [2].

[2] Trong tiếng Anh có thành ngữ “Bom with a silver spoon in mouth” – sinh ra với muỗng bạc trong miệng – để chỉ những người giàu.

Những người không thể chấp nhận thực tế bèn sống ô nhục bằng cách lường gạt. Những người không thể chấp nhận bị đột ngột trắng tay bước đi dương dương tự đắc với niềm hãnh diện giả tạo để khoa trương thế lực và giàu sang mà giờ đây không còn bên họ nữa. Họ rốt cuộc sẽ trở thành đề tài đàm tiếu trong các quán cà phê vỉa hè mà thôi. Những kẻ tự dối gạt mình và chịu sự hành hạ của hội chứng mất quyền lực không trụ được lâu. Họ mau chóng vào nằm tại Zœal Batu, bệnh viện tâm thần ở đảo Bangka. Bánh xe số phận đã thình lình chuyển hướng với tốc độ cao và hất hết đám hành khách rơi cả ra ngoài.

Thanh thế của trường PN biến mất vào lòng đất. Một số lớn học sinh rời khỏi trường, thậm chí rời cả đảo Belitong cùng với gia đinh, trở về quê hương của họ. Không thế thì họ còn biết làm gì chứ? Belitong chẳng phải là nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Cứ để nó trở thành một hòn đảo ma. Cứ để dân bản xứ hứng chịu hậu quả. Những học sinh còn lại của trường PN được chuyển tới những trường nhà nước ở Tanjong Pandan.

Trận chiến

Điền Trang trở thành chốn không người.

Những ngôi nhà xây theo lối Victoria ở Điền Trang, khu vui chơi hệt trong câu chuyện thần tiên Cô bé Lọ Lem, ngay lập tức biến thành dãy ngọn núi Cácpát nơi chỉ có Dracula và gia đình đó sinh sống. Buổi tối, nơi đó đen ngòm không chút ánh sáng. Những cây đa không còn tươi tốt đẹp đẽ nữa mà trở về với đặc tính thực sự của nó là nơi trú ngụ của ma quỷ. Tán lá rậm rịt của chúng che phủ hết con đường chính như thể chung đứng đó để tiêu diệt tất cả những gì đi ngang qua bên dưới. Những cái hồ nhân tạo trở thành chỗ ở cho bọn thằn lằn bạo chúa.

Năm 1998, người Indonesia đòi cải cách. Những sinh viên dũng cảm lật đổ tông thống Soeharto, người đã nắm quyền lực trong suốt ba mươi hai năm. Chế độ Trật tự Mới của ông ta sụp đổ.

Người Belitong cảm thấy Điền Trang đã từng được chế độ Trật tự Mới bảo vệ nên ngay lập tức cho rằng nó vô chủ. Thừa lúc Jakarta đang hỗn loạn, một đêm, hàng ngàn người tấn công Điền Trang. Điền Trang trở thành bãi chiến trường.

Người bản xứ – những người vì khoảng cách do PN tạo ra đã nén căm thù đối với PN hàng mấy chục năm nay, những người cảm thấy mình bị đối xử bất công, những người có tài sản bị hủy hoại và những người có đất đai bị giành lấy – đã cướp phá những ngôi nhà theo lối Victoria ở Điền Trang danh tiếng vô chủ này. Cảnh sát đặc nhiệm PN chạy trối chết. Như tầng lớp vô sản đứng lên chống lại giai cấp tư sản vì bị đối xử thậm tệ, họ đập đổ tường, giật đổ mái, bắt ngỗng, xô hàng rào, cướp cửa, giật tung khung cửa, đập vỡ bất kỳ thứ gì làm bằng thủy tinh họ gặp phải, cạy gạch sàn, lấy rèm cửa và ôm chạy về.

Những biển Không phận sự miễn vào bị giật cả xuống mang về nhà như chiến lợi phẩm về Bức tường Berlin. Một vài người giận quá còn ngồi nghỉ một lát trên trường kỷ và ăn tại bàn sứ đắt tiền, giả vờ là nhân viên PN rồi mới quay trở lại với việc cướp phá.

Nhà của viên chức cao nhất PN, đứng ngạo nghễ hệt lâu đài trên đỉnh Samak, nhìn ra biển Đông, bị cướp phá và san phẳng. Máy phát điện lớn nhất châu Á – gọi là IC – bị đốt cháy rụi.

Bệnh viện PN cũng bị đập phá tan tành. Thuốc vung vãi khắp đường. Xe lăn và bàn khám được mang hết về nhà.

Lúc đó, tôi có thể ngửi thấy mùi gì đó rất hôi thối; đó là những cái khay Revenol. Đó là mùi của người giàu có không ngó ngàng đến người nghèo.

Trận cướp phá đó kéo dài mấy ngày trời. Những dây điện thoại được cuộn cả lại. Dây cáp điện cao thế vẫn đang truyền điện bị cắt bằng xẻng, phát ra những tia lửa giống như mưa sao băng. Những cái máy xúc bị cưa ra từng mảnh đem cân ký bán. Một triều đại ngu dốt và hùng mạnh bị phá tan thành từng mảnh vụn. Cùng với nó, ánh sáng của tất cả những gì thể hiện quyền lực của một tập đoàn khiến Belitong nổi tiếng khắp thế giới như một hòn đảo Thiếc cũng tàn lụi theo.

Điều lạ lùng là những cư dân bản xứ giờ tự do khai thác thiếc bất kể chỗ nào họ muốn để vực dậy kinh tế của đảo Belitong. Họ đào thiếc trong sân nhà và bán như bán củ khoai ở chợ thiếc tự họ dựng lên. Trước đây PN xem hành động đó là phá hoại.

Những người bản xứ sàng thiếc thủ công. Thậm chí họ còn mở những ngôi trường mới và ngày càng nhiều đứa trẻ như Lintang được cứu vớt. Ỏ đảo Belitong, không phải một tập đoàn khổng lồ, chẳng phải chính phủ, mà chính những người nghèo khó đã đòi lại một nhân quyền cơ bản – quyền được học tập.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ