Cây Cam Ngọt Của Tôi - Chương 3: NHỮNG CUỘC CHUYỆN TRÒ ĐÓ ĐÂY

“Này,Pinkie, tớ đã biết gần như mọi chuyện rồi. Tất tật mọi chuyện. Ông ấy sống ở đường Barão de Capanema. Ngay cuối phố. Ông ấy đỗ xe cạnh nhà. Ông ấy có hai cái lồng chim, một lồng nhốt chim hoàng yến còn lồng kia nhốt một con chim xanh. Tớ đã đi đến đó thật sớm, mang theo hộp đồ nghề đánh giày, cư xử hoàn toàn bình thường. Tớ muốn đi cực kỳ,Pinkie ạ, đến nỗi lần này cái hộp đồ nghề đánh giày dường như chẳng nặng gì cả. Tớ đã quan sát kỹ ngôi nhà đó rồi và cảm thấy nó lớn quá, không hợp để sống một mình. Ông ấy ở bên hông nhà, cạnh chậu giặt. Đang cạo râu.

“Tớ bèn vỗ tay.

“ Ông có muốn đánh giày không, thưa ông?

“Ông ấy bước ra hiên, mặt vẫn đầy bọt xà phòng, râu đã cạo được một ít.

Ông mỉm cười nói, “Ồ, cháu đấy à! Vào đi, nhóc.

“Tớ đi theo ông ấy. xong ngay bây giờ đây.” “Và ông ấy cạo mặt bằng dao

cạo: xoèn xoẹt, xoèn xoẹt, xoèn xoẹt. Khi mình lớn lên, tớ nghĩ, mình muốn râu

mọc lởm chởm để khi cạo râu cũng phát ra những tiếng xoèn xoẹt, xoèn xoẹt,

xoèn xoẹt như thế…

Đợi một chút nhé, ta

“Tớ ngồi lên chiếc hộp đánh giày, chờ đợi. Ông ấy nhìn tớ trong gương. “Đáng lẽ giờ này cháu phải ở trường chứ nhỉ?”

“ Hôm nay là ngày lễ, thưa ông. Vì thế cháu đi đánh giày để kiếm vài đồng.”

“ “Ta thấy rồi.

“Và ông ấy tiếp tục cạo râu. Sau đó ông ấy cúi xuống trên cái chậu giặt, vốc nước lên mặt rồi lấy khăn lau mặt. Mặt ông ấy trông hồng hào, nhẵn nhụi. Ông ấy lại cười lớn.

“ Cháu muốn ăn sáng cùng ta không?” “Tớ từ chối, dù trong lòng rất muốn. “ Vào đây nào.”

“Cậu phải nhìn tận mắt mới thấy mọi thứ ở đó sạch sẽ, ngăn nắp như thế nào. Ông ấy có một tấm khăn trải bàn bằng vải kẻ ca rô màu đỏ và những chiếc tách uống cà phê thứ thiệt. Không phải cốc thiếc như

11 nhà mình đâu. Ông ấy kể là một bà da đen lớn tuổi ngày nào cũng đến dọn dẹp nhà cửa trong lúc ông ấy đi làm.

“Nếu cháu thích thì cứ nhúng bánh mì vào cà phê như thế này này. Nhưng đừng húp soàn soạt. Như thế không lịch sự đâu.”

Tôi nhìn Pinkie, nhưng nó im lặng như một con búp bê bằng vải.

“Sao vậy?”

“Không có gì. Tớ đang nghe mà.”

“Này, Pinkie, tớ không thích tranh cãi đâu, nhưng nếu đang buồn bực thì tốt nhất cậu nên nói thẳng ra.”

“Chỉ là vì bây giờ cậu chỉ chơi trò người Bồ, mà tớ thì không thể tham gia được.”

Tôi ngẫm nghĩ một hồi. Tất nhiên rồi. Tôi chẳng hề nghĩ đến việc Pinkie không thể tham gia.

“Vài ngày nữa chúng ta sẽ gặp Buck Jones. Tớ đã nhờ tù trưởng Bộ Ngồi nhắn tin cho ông ấy. Buck Jones đang ở xa, đi săn ở trảng cỏ… Pinkie, là trảng cỏ hay chàng có nhỉ? Tớ không chắc lắm. Lần tới đến nhà bà, tớ sẽ hỏi bác Edmundo.”

Lại im lặng.

“Chúng ta nói tới đoạn nào rồi nhỉ?”

“Nhúng cà phê vào bánh mì.” ,

Tôi bật cười

“Ai lại nhúng cà phê vào bánh mì, đồ ngốc ạ.”

“Dù sao, tớ và ông người Bồ đều im lặng và ông ấy chỉ nhìn tớ, quan sát

tớ.

Vậy là cháu đã tìm ra được nơi ta sống cơ đấy.” “Tớ cảm thấy lúng túng và quyết định nói thật.

“Ông hứa sẽ không tức giận nếu cháu kể cho ông chuyện này chứ ạ? “ Tất nhiên. Giữa bạn bè thì không nên có bí mật nào hết.”

Hôm nay cháu chưa đánh được đôi giày nào cả. “Ta cũng đoán vậy.”

11 Nhưng cháu thực sự muốn… Ở khu này chẳng ai cần phủi bụi cho giày. Chỉ những người sống gần quốc lộ mới cần thôi.”

Nhưng cháu có thể đến mà không cần tha lỗi cái món này theo mà?”

“ Nếu không mang cái này theo thì cháu không được phép ra ngoài. Cháu không thể đi lang thang xa quá được. Thỉnh thoảng cháu lại phải trình diện ở nhà, ông hiểu chứ ạ? Muốn đi xa hơn, cháu phải giả vờ làm việc.”

“Ông bật cười trước mơ lý lẽ của tớ.

“ Nếu cháu đang làm việc thì mọi người đều biết rằng cháu sẽ không quậy. Làm như thế này thì hay hơn, vì cháu sẽ không bị ăn đòn nhiều.”

“Ta không tin cháu hư như cháu nói đâu

.” “Lúc đó tớ trở nên thực sự nghiêm túc.

Cháu là đứa vô tích sự, xấu xa thật sự. Bởi vậy nên vào Giáng sinh, con quỷ mới sinh ra trong trái tim cháu chứ không phải Chúa Hài Đồng, và cháu chưa bao giờ nhận được món quà nào. Cháu là đồ sâu bọ, thưa ông. Là đứa gây phiền toái. Đồ chó. Đồ thối tha. Chị cháu nói rằng một đứa xấu xa như cháu không nên có mặt trên đời này.”

“Ông người Bồ gãi đầu vẻ ngạc nhiên.

“Chỉ riêng tuần này thôi cháu đã bị đánh mấy trận rồi. Có những trận đau lắm. Cháu cũng bị đòn vì những chuyện cháu không gây ra. Cháu bị đổ tội vì tất cả mọi chuyện. Tất cả mọi người đều đánh cháu.”

“Nhưng cháu đã làm gì mà sự thể ra nông nỗi ấy?

“Chắc chắn là tại con quỷ, ông ạ. Cháu cứ ngứa chân ngứa tay muốn làm điều gì đó, và thế là cháu làm. Tuần này cháu đã đốt hàng rào nhà bà Eugenia. Cháu gọi Cô Cordelia là hà mã và cô ấy nổi cơn tam bành. Cháu đá quả bóng quấn bằng vải vụn và cái thứ ngớ ngẩn ấy bay qua cửa sổ nhà cô Narcisa làm vỡ cái gương lớn nhà Cô ấy. Cháu bắn súng cao su làm vỡ ba bóng đèn đường. Cháu ném đá vào con trai ông Abel.”

“ Đủ rồi, đủ rồi.”

“Ông người Bồ đưa tay che miệng để giấu nụ cười. “Nhưng còn nữa cơ. Cháu nhổ tất cây bà Tentena vừa trồng lên. Cháu đã làm cho con mèo nhà bà Rosena nuốt một viên bi.”

“Ôi! Chuyện đó không tốt đâu. Ta không thích nhìn thấy động vật bị đối xử tàn tệ.”

Viên bị không to đâu ạ. Nó bé xíu xiu xiu thôi. Họ cho con vật đó uống thuốc xổ và viên bị đó trôi ra. Thay vì trả lại cháu viên bi, họ đánh cháu một trận ra trò. Hoặc tệ hơn, một lần cháu đang ngủ thì cha cầm dép đánh cháu. Lúc đó cháu còn không biết tại sao mình bị đánh.”

17 “Thế tại sao vậy?”

Cả lũ chúng cháu đi xem phim. Chúng cháu đi hôm thứ Hai vì hôm đó vé rẻ hơn. Và lúc ở đó, cháu mót quá, ông hiểu phải không ạ? Vậy nên cháu đứng ở góc tường mà xả. Nó chảy xuống thành dòng. Thật ngốc khi đang xem phim mà lại ra ngoài, bỏ lỡ mất một đoạn phim. Nhưng ông biết bọn con trai như thế nào rồi đấy, thưa ông. Nếu một đứa làm gì thì những đứa khác cũng đều muốn làm theo. Vậy là cả bọn lần lượt đi vào góc và thế là nước tiểu chảy thành sông. Cuối cùng người ta cũng phát hiện ra và ông biết họ nói gì rồi đấy: thằng con ông Paulo chứ ai. Vậy là họ cấm cháu bước chân vào rạp Bangu trong một năm, cho tới khi cháu biết cách cư xử. Tối hôm đó chủ rạp chiếu phim mách với cha cháu và xin ông cứ tin cháu, cha cháu chẳng vui vẻ gì đâu.”

Pinkie vẫn đang dỗi.

“Này, Pinkie, cậu không cần làm thế đâu. Ông ấy là bạn tốt nhất của tớ. Nhưng cậu là vị vua đích thực của cây cối trong vườn, cũng như Luis là vua đích thực của các anh em trai tớ ấy. Trái tim chúng ta cần phải đủ lớn để có chỗ cho tất cả mọi thứ chúng ta yêu thương, cậu biết đấy.”

Im lặng.

“Cậu biết gì không, Pinkie? Tớ đi chơi bị đây. Gần đây cậu cấm cảu quá đấy.”

Ban đầu đó là một bí mật vì tôi sợ bị bắt gặp đang ở trong xe của người đã đánh mình. Sau đó tôi tiếp tục giữ bí mật bởi vì có bí mật để mà giữ cũng thú vị lắm chứ. Và ông người Bồ tán thành cách làm đó. Chúng tôi thỏa thuận với nhau không cho ai biết về tình bạn của mình. Thứ nhất, ông không muốn cho tất cả đám trẻ con đi nhờ xe. Khi chúng tôi nhìn thấy người quen, ngay cả Totoca, tôi sẽ cúi rạp người xuống trên ghế. Thứ hai, chúng tôi không muốn bất cứ ai xen vào, vì chúng tôi có rất nhiều chuyện để nói.

“Ông đã bao giờ gặp mẹ cháu chưa ạ? Mẹ cháu là người da đỏ Apinajé đấy. Ông bà ngoại cháu là người da đỏ thứ thiệt đấy. Tất cả anh chị em cháu đều là người lại da đỏ.”

“Vậy sao cháu lại thành ra trắng trẻo thế? Tóc lại còn gần như màu bạch kim thế này nữa?”

“Là bởi đằng nội nhà cháu là người Bồ Đào Nha mà. Mẹ cháu trông giống người da đỏ. Mẹ cháu da đen lắm luôn, tóc thì thẳng. Chỉ có chị Gloria và cháu là trắng thôi. Mẹ cháu làm việc ở xưởng dệt của nhà máy English Mill để kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí. Hôm nọ mẹ đang định vác một thùng cuộn chỉ thì bỗng thấy đau nhói. Mẹ phải đi khám bệnh. Ông bác sĩ cho mẹ cháu một cái đai để đeo vì mẹ bị thoát vị lưng. Mẹ đối xử với cháu khá tốt. Khi đánh cháu, mẹ lấy cành cây lá mác ở sân sau làm rơi và chỉ vụt vào cẳng chân thôi. Tối về nhà, mẹ luôn mệt đến nỗi chẳng buồn nói chuyện nữa.”

Xe chạy bon bon còn tôi nói thao thao.

“Chị cả của cháu không phải dạng vừa đâu. Chị ấy thích được tán tỉnh. Hồi mẹ còn hay sai chị trong chúng cháu và đưa chúng cháu đi dạo, mẹ vẫn bảo chị không được đi lên đầu phố vì mẹ biết bạn trai chị đang đợi ở góc phố. Vậy là chị đi xuống cuối phố và lại có một anh bạn trai khác đợi ở đó. Chúng cháu không thể để bút chì hớ hênh được vì lúc nào chị ấy cũng viết thư cho các bạn trai…”

“Chúng ta đến nơi rồi.”

Chúng tôi đã ở gần chợ và ông dừng xe ở địa điểm chúng tôi đã thỏa thuận. “Hẹn gặp cháu ngày mai nhé, nhóc.”

Ông biết tôi sẽ tìm cách dụ ông ghé vào đâu đó mua soda và mấy tấm thẻ bài. Tôi đã đoán được lúc nào ông không bận rộn.

Mọi sự cứ diễn ra như thế trong hơn một tháng. Hơn nhiều. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy người lớn nào có thể tỏ ra buồn bã như ông khi tôi kể cho ông nghe những chuyện về Giáng sinh. Mắt ông ngấn lệ và ông vuốt tóc tôi, hứa rằng tôi sẽ không bao giờ phải trải qua một lễ Giáng sinh nào không có quà nữa.

Thời gian trôi chậm rãi và hơn hết, thật hạnh phúc. Mọi người bắt đầu nhận thấy sự đổi khác ở tôi, thậm chí cả ở nhà. Tôi không giở nhiều trò tinh quái nữa và luôn lẩn vào thế giới nhỏ bé của riêng mình ở sân sau. Quả thật, đôi khi con quỷ vẫn áp đảo tôi. Nhưng tôi không nói bậy nhiều như trước nữa và tôi để hàng xóm của mình đượC yên.

Bất cứ khi nào có thể, ông người Bồ sẽ tổ chức một chuyến đi chơi, và chính trong một chuyến đi chơi như thế ông dừng xe, mỉm cười với tôi.

“Cháu có thích đi trên chiếc xe của chúng ta không?” “Nó cũng là xe của cháu ư?”

“Mọi thứ của ta đều là của cháu. Như hai người bạn thân đích thực.”

Tôi sướng rơn. Ước gì tôi có thể nói với tất cả mọi người rằng tôi là đồng sở hữu của chiếc xe hơi đẹp nhất trần đời.

“Vậy, như thế có nghĩa rằng bây giờ chúng ta đã là bạn thực sự, đúng không nào?” ông hỏi. “Vâng.”

“Vậy ta hỏi cháu một điều được không?”

“Được ạ, thưa ông.”

“Cháu không muốn lớn thật nhanh để có thể giết chết ta nữa, đúng không?” “Không ạ. Cháu sẽ không bao giờ làm chuyện đó đâu.” “Nhưng cháu đã nói

như vậy mà, đúng không?”

“Lúc đó cháu tức quá nên mới nói thế. Cháu sẽ không bao giờ giết ai cả vì khi nhà cháu giết gà, cháu thậm chí còn không thể đứng xem. Vả lại, cháu đã phát hiện ra rằng ông không giống như người ta nói. Ông không phải là cannibal hay gì cả.”

Ông gần như nhảy dựng lên.

“Cháu nói gì?”

“Cannibal.”

“Cháu có biết cannibal là gì không?”

“Có ạ, cháu biết chứ, thưa ông. Bác Edmundo đã dạy cháu. Bác ấy là người thông thái. Có một người trong thành phố còn mời bác ấy làm một cuốn từ điển cơ đấy. Điều duy nhất bác ấy từng phải bó tay, không thể giải thích được cho cháu là carborundum.”

“Cháu đang đổi chủ đề đấy. Ta muốn cháu giải thích cho ta cannibal là gì, một cách chính xác.”

“Cannibal là người da đỏ ăn thịt người. Trong sách lịch sử Brazil có một bức tranh vẽ một người đang lột da một người Bồ Đào Nha để chuẩn bị ăn thịt. Họ cũng ăn thịt các chiến binh thuộc các bộ lạc kẻ thù. Họ khác cannibal châu Phi, những kẻ thích ăn thịt các nhà truyền giáo để râu.”

Ông người Bồ cười sằng sặc, một trận cười tôi chưa từng nghe thấy ở một người Brazil nào.

“Cháu thật vô giá, nhóc ạ. Nhiều khi cháu làm ta cười muốn sái quai hàm.” Rồi ông nhìn tôi nghiêm túc.

“Nói ta nghe xem nào, nhóc, cháu mấy tuổi rồi?” “Tuổi giả vờ hay tuổi thật

ạ?”

“Tất nhiên là tuổi thật chứ. Ta không muốn có một người bạn nói dối.” “Vậy thì thế này ạ: thật ra cháu năm tuổi. Nhưng cháu giả mình đã sáu tuổi,

nếu không mọi người sẽ không cho cháu đi học.” “Sao họ lại để cháu đi học sớm thế?”

“Ha! Mọi người đều muốn không bị cháu quấy rầy trong vài giờ. Ông có biết carborundum là gì không ạ?” “Sao cháu biết từ đó?”

Tôi thọc tay vào túi quần, mò mẫm trong đống sỏi, súng cao su, thẻ bài, cái cũ quay và những viên bi. “Đây ạ.”

Tôi giơ cái mặt trang trí đồng hồ khắc hình đầu người da đỏ lên. Một người da đỏ Bắc Mỹ gắn lông chim trên tóc. Từ đó được viết ở đằng sau một trang trí đồng hồ.

Ông lật lật cái mặt trang trí đồng hồ trong tay.

“E là ta cũng không biết. Cháu tìm thấy vật này ở đâu?”

“Nó là từ chiếc đồng hồ bỏ túi của cha cháu. Chiếc đồng hồ có sợi dây gắn cái mặt này ở một đầu, chắc là để treo đồng hồ. Cha bảo cái đồng hồ đó sẽ là tài sản thừa kế của cháu. Nhưng rồi cha cần tiền và phải bán nó đi. Chiếc đồng hồ đẹp lắm lắm. Cha cháu cho cháu phần còn lại của vật thừa kế, chính là cái này. Cháu cắt cái dây đi vì nó có mùi lạ lạ.”

Ông lại vuốt tóc tôi.

“Cháu là một thằng bé phức tạp, nhưng ta phải thú nhận rằng cháu khiến cho trái tim già nua này tràn ngập niềm vui. Thật đấy. Bây giờ chúng ta đi nhé?”

“Tuyệt quá ạ. Nhưng thêm một chút nữa thôi. Cháu cần nói một điều rất quan trọng, thưa ông.” “Nói đi.”

“Vậy là chúng ta là bạn bè đích thực, phải không ạ?” “Đúng thế.” “Ngay cả chiếc xe này cũng có một nửa là của cháu, đúng không ạ?” “Một ngày nào đó nó sẽ là của cháu, toàn bộ. “Chỉ là…” Thật khó nói thành lời.

“Nói đi… Có chuyện gì thế? Cháu có bị nuốt mất lưỡi đâu…”

“Ông sẽ không giận chứ?”

“Tất nhiên là không.”

“Có hai điều cháu không thích ở tình bạn của chúng ta.” Nhưng chuyện này không dễ nói như tôi tưởng. “Đó là gì?”

“Thứ nhất, nếu chúng ta là bạn tốt như vậy thì tại sao lúc nào cháu cũng phải thưa ông hoặc thưa ông Manuel??” Ông bật cười.

“Cháu có thể gọi ta như thế nào tùy thích.”

“Chỉ là cháu không biết phải gọi ông là gì khi cháu kể với Pinkie về ông. Ông không bực mình chứ ạ?”

“Sao ta lại bực mình kia chứ? Đó là một đề nghị hợp lý mà. Pinkie là ai mà ta chưa bao giờ nghe nói đến nhỉ?” “Pinkie là Bạn Yêu ạ.”

“Vậy, Bạn Yêu là Pinkie và Pinkie là Bạn Yêu. Ta vẫn chưa hiểu.”

“Pinkie là cây cam nhỏ của cháu. Còn Bạn Yêu là tên gọi thân mật của nó.” “Vậy là cháu có một cây cam nhỏ tên là Pinkie.”

“Nó đặc biệt lắm ạ. Nó trò chuyện với cháu, biến thành con ngựa, phiêu lưu cùng với bọn cháu. Với Buck Jones, Tom Mix… Fred Thompson… Ông có thích Ken Maynard không?” (Lược bớt từ “thưa ông” đi thì có vẻ kỳ kỳ, nhưng tôi đã quyết định rồi.)

Ông phác một cử chỉ như muốn nói ông không biết gì về những chàng cao bồi miền Tây.

“Hôm nọ Fred Thompson giới thiệu cháu với ông ấy. Cháu thực sự thích chiếc mũ bằng da thú ông ấy đội. Nhưng cháu không nghĩ ông ấy biết cười.”

“Ái chà, tiếp tục đi, bởi vì thế giới trong cái đầu bé nhỏ của cháu khiến ta bối rối quá. Điều thứ hai là gì nhỉ?”

“Chuyện này còn khó nói hơn ạ. Nhưng vì cháu đã nói chắc đến chuyện thưa ông mà ông không bực mình… Cháu không thích tên ông lắm. Thực ra không phải là cháu không thích, nhưng nói giữa bạn bè với nhau nhé, nó hơi…”

“Lạy Chúa, sao nào?”

“Ông nghĩ cháu có thể gọi ông là Valadares không? Ông ngẫm nghĩ một lát rồi mỉm cười.

” “Không, có vẻ không thích hợp cho lắm.”

“Cháu cũng không thích cái tên Manuel. Ông không biết cháu tức giận như thế nào khi cha cháu kể những chuyện tiếu lâm của Bồ Đào Nha và nói “Manuel thế này, Manuel thế nọ. Ông có thể nói rằng đồ khốn kiếp ấy chưa bao giờ có một đứa bạn người Bồ…”

“Cháu vừa nói gì cơ?”

“Rằng cha cháu kể những chuyện tiếu lâm của Bồ Đào Nha ư?” “Không. Sau đó cơ. Từ thô tục gì đó cơ.”

“ Đồ khốn kiếp cũng tệ như đồ chó đẻ ạ?” “Cũng gần như thế.” “Thế thì cháu sẽ cố gắng không nói từ đó nữa… Vậy, ông nghĩ sao ạ?” “Cháu nói xem nào. Cháu có phương án rồi chứ? Cháu không muốn gọi ta

là Valadares, và có vẻ như cháu cũng không muốn dùng cái tên Manuel.” “Cháu thích một cái tên.” “Tên gì?”

Tôi trưng ra bộ mặt xấc xược nhất trần đời.

“Là cái tên mà ông Ladislau và những người khác gọi ông ở tiệm bánh ngọt

ấy.”

Ông dứ dứ nắm đấm, làm bộ tức giận.

“Này, cháu là kẻ vênh váo nhất ta từng biết đấy. Cháu muốn gọi ta là “ông Bồ’ chứ gì?”

“Đó là cái tên hay dành cho một người bạn mà.”

“Cháu chỉ muốn có vậy thôi phải không? Thế thì được thôi. Giờ chúng ta đi đâu nào?”

Ông khởi động xe và trầm ngâm lái đi. Rồi ông thò đầu ra ngoài cửa sổ, ngó trước ngó sau khắp phố. Không một bóng người.

Ông mở cửa xe và nói,“Xuống xe nào.”

Tôi nghe lời, bước theo ông ra phía sau xe. Ông chỉ vào chiếc lốp dự phòng. “Nào, bám chặt vào đây. Và cẩn thận nhé.”

Tôi đứng trong tư thế bám càng, vui hết nấc. Ông leo lên xe và lái đi thật chậm. Năm phút sau, ông dừng lại và ra khỏi xe để xem tôi có ổn không.

“Thích không?”

“Như mơ ấy ạ.”

“Chà, như vậy đủ rồi. Đi thôi nào, kẻo muộn đấy.” Đêm dịu dàng buông xuống và lũ dế xa xa đang hát trong đám táo gai, báo hiệu mùa hè sắp đến. Chiếc xe vẫn chạy rì rì.

“Chậc. Từ giờ trở đi chúng ta sẽ không nhắc đến chủ đề này nữa. Được không?”

“Nhất trí ạ.”

“Ta rất muốn biết lúc về nhà, cháu sẽ giải thích là cháu đã ở đâu suốt khoảng thời gian này.”

“Cháu đã tính đâu vào đấy cả rồi. Cháu sẽ nói cháu đi học giáo lý. Hôm nay là thứ Năm phải không ạ?”

“Cháu đúng là vẫn chứng nào tật nấy. Chuyện gì cháu cũng kiếm được cớ.” Tôi nhích lại gần ông và ngả đầu lên cánh tay ông. “Ông Bố ơi!” “Sao?”

“Cháu chẳng muốn xa ông chút nào, ông biết không?” “Tại sao?”

“Bởi vì ông là người tốt nhất trên đời. Không ai đối xử tệ với cháu khi cháu ở bên ông và cháu cảm thấy trong tim cháu có một mặt trời hạnh phúc.”

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ