Chiến binh cầu vồng - Chương 18: Kiệt Tác

Lễ hội hóa trang nhân ngày Quốc khánh 17 tháng Tám là sự kiện giúp một trường học có cơ may nâng cao giá trị của mình. Những giải thưởng được trao cho Trang phục hóa trang đẹp nhất; Người tham gia sáng tạo nhất; Xe được trang trí đẹp nhất; Cuộc diễu hành hoành tráng nhất; Đội chơi đoàn kết nhất; và giải thưởng cao quí nhất là Biểu diễn nghệ thuật đặc sắc nhất.

Cô Mus và thầy Harfan rất bi quan về lễ hội hóa trang sắp tới vì vấn đề muôn thuở: tiền. Chúng tôi quá nghèo nên chẳng bao giờ có đủ tiền để tổ chức một buổi lễ hóa trang cho ra hồn. Thật xấu hổ vì đoàn diễu hành của chúng tôi quá nghèo nàn và năn nào cũng thế. Tuy vậy lần này chúng tôi nhen nhóm một tia hy vọng: Mahar.

Trường PN lúc nào cũng ẵm giải trong tất cả các mục, không nhất thì nhì hoặc ba. Các trường nhà nước từ thị trấn trung tâm Tanjong Pandan thường giật được vài giải ba. Những trường làng như trường chúng tôi không bao giờ được giải nào vì chúng tôi chỉ đó đến lấy lệ, không hơn người cổ vũ là mấy.

Các trường nhà nước có thể có tiền để thuê trang phục hóa trang truyền thống, nhờ thế mà buổi biểu diễn của họ thật hấp dẫn. Trường PN thậm chí còn ấn tượng hơn nữa. Đoàn diễu hành của họ dài nhất, và đội hình của họ đông đảo nhất. Hàng trước là những chiếc xe đạp mới coong, có giỏ, được trang trí sặc sỡ. Người đạp xe cũng trang phục thật đỉnh. Chuông xe rung leng keng đồng loạt. Thật đầy không khí lễ hội.

Hàng thứ hai là những chiếc xe hơi được trang hoàng như thuyền và máy bay. Trên mỗi chiếc xe có một cô gái đội vương miện và ăn mặc giống như nàng Lọ Lem trong truyện cổ tích.

Ngay phía sau là những giáo sư tương lai, các học sinh mặc những bộ trang phục thể hiện hoài bão của mình. Nhiều đứa mặc áo bờ lu trắng, đeo ống nghe mang kính dày cộp. Hẳn bọn nó muốn sau này trở thành bác sĩ.

Rồi còn có những kỹ sư mặc áo bảo hộ và mang theo nhiều dụng cụ như bút thử, tuốc nơ vít và chìa khóa đủ loại. Có hai học sinh mang những cuốn sách khoa học dày cộp, kính hiển vi và kính viễn vọng; tôi đoán chắc chúng nó mơ trở thành giáo sư, nhà khoa học và nhà thiên văn. Còn lại là phi công, tiếp viên hàng không và thuyền trưởng. Cuộc diễu hành của trường PN khép lại bằng buổi biểu diễn của đội diễu hành, phần tôi thích nhất. Âm thanh inh ỏi phát ra từ hàng chục chiếc kèn trôm bôn nghe chẳng khác gì chiếc kèn trôm pét nổi như sấm dậy trong ngày phán quyết. Tiếng trống ầm ĩ cứ khiến tim tôi muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Đội diễu hành của trường PN không phải đội thường. Nó được PN tài trợ hoàn toàn. Biên đạo múa, nhà tạo mẫu và nhạc công được thuê tận Jakarta để phục vụ lễ hội này. Có ít nhất 80 học sinh nằm trong đội diễu hành, kể cả tốp lính bảo vệ quần áo sặc sỡ rất cuốn hút. Không có đội diễu hành của trường PN, lễ hội hóa trang ngày 17 tháng Tám coi như vô hồn.

Đỉnh điểm của lễ hội hóa trang là khi quân đội diễu hành tập hợp thành hai hình vuông khép kín và giơ tay chào cử tọa khán đài theo kiểu nhà binh. Trường đó chưa khi nào nếm mùi thất bại mà luôn giành vị trí thứ nhất cho mục cao quý nhất. Chẳng qua là họ quá nổi trội; chưa từng bị đối thủ nào đánh bại. Phần thưởng cao quý nhất giành cho tiết mục Biểu diễn đặc sắc nhất được trưng bày ít nhất bốn mươi năm trong tủ kính trưng bày đặt ở một nơi dễ thấy nhất tại trường PN.

Khán đài VIP là nơi giành cho cử tọa quyền cao chức trọng, gồm có người đứng đầu công ty PN. Ngoài ra còn có thư ký của ông ta – người luôn mang theo bộ đàm, cùng với hai quản lý PN, các trưởng thôn, những chủ cửa hàng ăn nên làm ra, giấm đốc bưu điện, giám sát viên ngân hàng BRI, tù trưởng bộ lạc Sawang, người đứng đầu cộng đồng người Sarong, người Hoa, các pháp sư và nhiều vị “tai to mặt lớn” khác nữa, tất cả đều có vợ tháp tùng. Khán đài dặt chính giữa chợ, đám đông đứng xung quanh.

Vị trí thuận tiện nhất đê khán giả xem lễ hội hóa trang là gần bục lễ đài, bởi vì đó là nơi người tham gia lễ hội háo trang biễu diễn những tiết mục cuối cùng. Ngồi trên bục lễ đài còn có các vị giám khảo khả kính – những người cầm cân nảy mực, đánh giá và cho điểm những màn biểu diễn.

Đối với hầu hết học sinh trường Muhammadiyah, lễ hội hóa trang là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, nếu không muốn nói là khó chịu. Màn biểu diễn của trường tôi chỉ là một nhúm trẻ con do một cô giáo và một thầy giáo làng dẫn đầu giơ cao một băng rôn có biểu tượng trường. Băng rôn được làm bằng vải rẻ tiền, nó buông thõng xuống thảm sầu giữa hai cái que lồ ô. Đằng sau họ là ba hàng học sinh mặc xà rông, mũ Hồi giáo truyền thống và trang phục đạo Hồi. Chúng đại cho những nhà sáng lập ra Sarekat Islam – tổ chức chính trị Hồi giáo đầu tiên của Indonesia – và những người tạo dựng ngôi trường Muhammadiyah.

Mỗi năm đến lễ hội hóa trang, Samson lại mặc trang phục giành cho người gác đê. Chắc chắn nó làm vậy không phải vì nó muôn trở thành người gác đê như cha nó mà vì ấy là bộ hóa trang duy nhất nó có được. Syahdan mặc quần áo ngư dân vốn là nghề của cha nó. A Kiong, lễ hội hóa trang nào cũng thế, chọn một bộ quần áo giống như người gác chuông Thiếu Lâm Tự.

Trapani mang ủng, mặc quần áo bảo hộ và đội mũ bảo hiểm. Bộ đồng phục của cha nó. Nó ăn mặc hệt một người làm công PN. Kucai, chẳng có ủng cũng chẳng có mũ bảo hiểm gì ráo, quyết định tham gia diễu hành chỉ mặc độc bộ đồ bảo hộ. Khi chúng tôi thắc mắc, nó giải thích rằng nó là người làm công bậc thấp cho PN thì cũng được phép nghỉ làm hôm nay chứ bộ.

Kịch tính hơn, Syahdan còn mang theo một bao lưới. Lintang thổi còi vì nó là trọng tài bóng đá, và tôi thì lăng xăng chạy tới chạy lui như trọng tài biên. Có một học sinh mặt này sáng sủa, ăn mặc gọn gàng diện đôi giày thể thao đen và quần màu sậm, thắt lưng dài, sơ mi trắng dài tay, tay xách ca táp to tướng. Học sinh xuất sắc đó chính là Harun. Không rõ cậu ăn mặc thế là muốn ám chỉ nghề nghiệp nào. Trong mắt tôi, cậu cứ giống như một người bị mẹ vợ tống cổ ra đường vậy.

Đó là cách chúng tôi tham gia lễ hội hết năm này đến năm khác. Nó chẳng thể hiện được hoài bão của chúng tôi bởi chúng tôi chẳng dám mơ đến điều gì. Đứa nào ũng phải tận dụng đồng phục lao động của cha mình vì chúng tôi chẳng có tiền thuê trang phục. do vậy, chúng tôi mặc trang phục thể hiện nghề nghiệp của cộng đồng thiểu số của mình, và trong bối cảnh này, Mahar mặc đồ tươm tất như Harun. Mahar vẫy tay chào khán giả bằng một thẻ ID nghỉ hưu, vì cha nó đã về hưu, trong khi Sahara bất đắc dĩ phải ngồi một chỗ vì cha nó bị buộc thôi việc.

Khi diễu ngang qua khán đài VIP, chúng tôi đi thật nhanh và cầu sao cho cuộc diễu hành này xong mau cho rồi. chẳng đứa nào thấy thích thú gì cả vì chúng tô cảm thấy mình thấp kém. Duy chỉ có Harun, với cái ca táp nhái theo mẫu của ban nhạc Beatle, đầu ngẩn cao, ngoác miệng cười hồn nhiên với các quan chức đang an tọa trên khán đài.

Do thiếu thốn như vậy nên cứ mỗi khi dịp lễ hóa trang sắp đến là chúng tôi lại bàn ra tính vào chuyện có nên tham gia hay không. Trapani, Sahara và Kucai cho rằng chúng tôi không nên tham gia vì chỉ tổ muối mặt mà thôi. Tuy nhiên, cô Mus và thầy Harfan lại nghĩ khác.

“Lễ hội hóa trang là cơ hội duy nhất để cho cả thế giới thấy rằng trường ta vẫn còn tồn tại trên trái đất này. Trường ta là trường Hồi giáo truyền bá và củng cố những giá trị tôn giáo! Ta phải tự hào về điều đó!” thầy Harfan hồ hởi nói “Ta phải tham gia lễ hội hóa trang! Dù có ra sao cũng mặc! Nếu ta trình diễn có ấn tượng, biết đâu ông Samadikun sẽ hài lòng và nghĩ lại có nên đóng cửa trường ta hay không. Năm nay, hãy để Mahar có cơ hội thể hiện khả năng của bạn ấy. Các em biết sao không? Bạn ấy là một nghệ sĩ thiên tài!”

Chúng tôi nhiệt liệt hoan hô lời phát biểu của thầy. Thầy Harfan đã khích lệ cho tinh thần chúng tôi rất nhiều, giúp chúng tôi hăng hái tham gia cuộc thi, và chúng tôi vô cùng sung sướng bởi chúng tôi sắp sửa có người dẫn đầu tài ba là Mahar. Chúng tôi ca tụng nó nhưng nó không có ở đó. Thì ra nó đang vắt vẻo trên nhánh cây filicium, ngoác mồm cười tinh quái.

Mahar ngay lập tức chỉ định A Kiong làm Tổng thư ký cho nó – nói nôm na là giúp việc, A Kiong bảo tôi rằng nó mất ngủ ba đêm liền vì quá sung sướng khi được giao một nhiệm vụ quan trọng đến thế. Mahar cũng mất ngủ ba đêm liền, tìm ý tưởng. Không đứa nào được quấy rầy nó.

Mỗi lần vào lớp học, nó trầm ngâm như con bướm vàng phai. Tôi chưa từng thấy nó tỏ ra tư lự đến thế. Nó nhận thức được rằng thầy cô và bạn bè đặt rất nhiều niềm tin và hy vọng vào nó. Chúng tôi nóng lòng chờ đợi sáng kiến nghệ thuật từ nó.

Suốt buổi tối, Mahar ngồi một mình giữa cánh đồng đằng sau trường. Nó vỗ trống tabla – một loại trống truyền thống – kiếm tìm giai điệu phù hợp; nó không cho đứa nào đến gần. Nó nhìn chăm chăm lên bầu trời rồi đột nhiên đứng lên, nhảy xung quanh, chạy lòng vòng, hét lên như điên, quăng người xuống đất, lăn tròn lông lốc, ngồi dậy và bất thình lình rũ đầu xuống cứ như một con vật bị bọn côn trùng quấy quả.

Có phải nó đang cho ra đời một kiệt tác không nhỉ? Liệu nó có thành công trong việc vực dậy ngôi trường chúng tôi sau hàng chục năm cúng tôi bị coi thường trong các lễ hội hóa trang không? Liệu có thật nó là người đi tiên phong, một kẻ với ý tưởng đột phá có thể đạt được những thành tựu phi thường? Liệu nó có gánh nổi trọng trách gây ấn tượng cho ông Samadikun để ông ta thôi ý định đóng của trường chúng tôi? Bạn tôi ơi, đó quả thật là một sứ mệnh nặng nề. Vì dù gì thì nó cũng chỉ là một đứa trẻ.

Tôi đứng từ xa nhìn Mahar không chớp mắt. Thật tội nghiệp cho Mahar – một nghệ sĩ đơn độc, chưa bao giờ được đánh giá xứng đáng dưới con mắt bạn bè, lúc nào cũng bị lôi ra làm trò đùa. Mặt nó thộn ra. Đã một tuần trông qua mà nó chưa nghĩ ra được ý tưởng nào khả dĩ.

Thế rồi, vào một sáng thứ Bảy đẹp trời, Mahar đến trường vừa đi vừa huýt sáo. Rõ ràng là nó đang phấn khởi. Những thiên thần xua tan khuôn mặt bần thần mấy ngày qua và khoát lên đó nguồn cảm hứng dạt dào. Rạng sáng nay, Dionysus, ông tổ của nghệ thuật sân khấu, đã khẽ khàng chui vào đầu nó. Giờ hẳn là Mahar đã nảy ra được một ý tưởng tuyệt chiêu. Chúng tôi vây quanh nó. Nó nhìn thẳng vào chúng tôi, từng đứa một, như thể nó sắp biểu diễn trò bóng đèn thần kỳ trước một đám con nít vậy.

“Lễ hội hóa trang năm nay không nông dân, không người làm công cho PN, không giáo viên dạy kinh Koran, và không người gác để nào hết!” nó hét tướng lên. Chúng tôi há hốc mồm sửng sốt. Tất cả sức mạnh của trường Muhammadiyah sẽ tập trung vào một mối!”

Chúng tôi ngơ ngác chẳng hiểu mô tê gì.

“Gì thế, Mahar? Nào, mình sẽ biểu diễn thứ gì? Đừng vòng vo nữa đi” Kucai nài nỉ.

Và đây là ý tưởng có một không hai của Mahar.

“Ta sẽ biểu diễn điệu múa của bộ tộc Masai châu Phi!”

Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, không tin vào tai mình. Ý tưởng đó như một con cá điện chẳng biết từ đâu chui ra thít chặt quanh eo cúng tôi. Chúng tôi vẫn chưa hết bàng hoàng từ cái ý tưởng không thể tin nổi đó thì Mahar lại hét lên lần nữa khiến chúng tôi phấn chấn hẳn lên.

“Năm mươi vũ công, ba mươi tap trống tabla! Nhảy xoay tròn như con quay, chúng ta sẽ làm nóng khán đài VIP cho mà xem.”

Ôi trời, tôi chết ngất đi mất thôi. Chúng tôi nhảy cẫng lên, vỗ tay reo hò hình dung trong đầu buổi biểu diễn hoành tráng sắp tới.

“Quả tua nữa!” thầy Harfan hét lên từ đằng sau.

“Cả tóc bờm!” cô Mus thêm vào. Chúng tôi sung sướng đến mê ly.

Mahar đúng thật là không thể đoán nổi. Sức tưởng tượng của nó bay nhảy khắp nơi, xuất sắc, mới lạ. Biểu diễn điệu nhảy của một bộ lạc từ châu Phi xa xôi đúng là một ý tưởng cừ khôi. Bộ lạc đó hẳn là ăn mặc sơ sài lắm đây. Càng ít quần áo – hay nói cách khác, bộ lạc đó mặc quần áo càng ít – chúng tôi càng đỡ tốn tiền. Ý tưởng của Mahar không chỉ xuất sắc dưới ý tưởng nghệ thuật mà còn thật phù hợp với điều kiện tài chính của trường chúng tôi.

Sau hôm đó, tối nào sau bữa học chúng tôi cũng miệt mài tập dượt cái điệu nhảy lạ lùng của xứ sở thật xa xôi đó. Theo Mahar, với điệu nhảy này động tác phải được thực hiện nhanh và đầy sức sống. Chân giẫm lên đất, tay vung lên trên, một vòng tròn sẽ được hình thành khi chúng tôi đồng loạt quay tròn. Rồi, những cái đầu sẽ cúi xuống giống như mấy con bò sắp sửa lao vào húc nhau, rồi nhảy lên rồi quay, chúng tôi tỏa ra khắp hướng và đội hình đầu tiên lại được sắp đặt trở lại giống như những con bò chạy thụt lùi. Hai chân phải giậm xuống đất thật dữ dội. Chẳng có một động tác nào nhẹ nhàng cả; mọi cái đều phải nhanh, dữ dội, đầy đam mê và quyết liệt. Điệu nhảy của Mahar thật khó, nhưng mang đậm tính nghệ thuật. Nhảy như thế thật là vui, ngoài ra còn rèn luyện thể lực nữa chứ.

Bạn biết không, bạn thân mến, hạnh phúc là gì? Ấy là cảm giác của tôi lúc đó. Tôi hoàn toàn để hết tâm trí vào điệu nhảy và sẽ biểu diễn cùng với lũ bạn chí cốt và biết đâu người yêu đầu đời của tôi cũng đến xem thì sao.

Chúng tôi thật sự thích điệu nhảy đầy sức mạnh này và đứa nào cũng nghĩ chắc hẳn điện nhảy đó thể hiện niềm vui của bộ lạc Masai khi những con bò cái của họ vừa mới sinh con. Trong suốt buổi biểu diễn, chúng tôi phải hét to những lời mà chả đứa nào hiểu có nghĩa là gì: Habuna! Habuna! Baraba, baraba, baraba, habba, habba, homn!

Khi chúng tôi thắc mắc với Mahar về ý nghĩa của mấy từ đó, nó làm như thể nó có lượng kiến thức trải rộng khắp lục địa vậy và nó đáp rằng đó là một câu thơ vần truyền thống của châu Phi. Tôi vừa chợt nhận ra rằng người châu Phi có cùng một tập quán với người Mã Lai: ám ảnh với những từ có vần điệu. Tôi ém kiến thức ấy vào trí nhớ.

Tuy nhiên, tôi hiểu sai về ý nghĩa của điệu nhảy. Trước đây tôi cú nghĩ rằng tám đứa tôi – Sahara không tham gia còn Mahar thì đánh trống tabla – là một bộ lạc Masai, đang sung sướng khi những con bò cái mang thai và sinh con. Nhưng thật bất ngờ chúng tôi lại chính là những con bò cái ấy; sau điệu nhảy hào hứng ấy thì chúng tôi sẽ bị bọn báo tấn công. Chúng bao vây chúng tôi, phá vỡ đôi hình đang nhịp nhàng đó và rồi thình lình lao bổ vào chúng tôi. Những con bò cái hoản loạn chạy tứ hướng, nhưng ngay lúc đó các chiến binh Moran – hay còn gọi là chiến binh Masai nổi tiếng – đến giải cứu chúng tôi. Những chiến binh sẽ đánh nhau với bọn báo để cứu chúng tôi, lũ bò cái. Mahar khéo léo hướng dẫn cho chúng tôi những động tác của loài báo, phải sao cho thật giống như thể chúng chẳng có gì bỏ vào bụng suốt ba ngày rồi.

Đó là câu chuyện đằng sau điệu nhảy của Mahar. Suốt cả buổi biểu diễn trống không ngừng vang lên, giai điệu của chúng liên tục bay vút lên bầu trời bao la, các tay trống nhảy múa như dồn hết sưc lực tâm hồn vào đó. Điệu nhảy thể hiện một nội dung đầy kịch tính – con người đoàn kết chống lại những con thú dữ hoang dã châu Phi, một kiệt tác độc đáo, sản phẩm trí tuệ của Mahar.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ