Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu? - Chương 12: Năng lực của bạn liệu đã tương xứng với mối quan hệ hay chưa?

Khi ” Vân Ý Hiên Phỉ Thúy” chưa khai trương, chồng tôi sợ tôi buồn phiền vì gặp khó khăn trong kinh doanh, nên dự định dốc sức giúp đỡ tôi, anh ấy bàn với tôi:

 

“Có vài người bạn kinh doanh trang sức rất lớn, doanh thu hàng năm trên trăm triệu(*), anh sẽ dẫn em đi học hỏi kinh nghiệm của họ. Sau này có tiệc ở đâu anh đều đưa em đi cùng, mở rộng vòng quen biết của em bạn anh toàn xuất sắc trong lĩnh vực của mình, bạn của họ cũng thế. Cuối tuần vợ chồng mình tham gia vài buổi họp mặt để làm quen bạn mới, thêm nữa anh sẽ nghĩ cách để giúp em quảng bá tốt hơn. Anh đảm bảo về sau việc kinh doanh của em sẽ rất tốt, sao hả, em thấy chồng em có thương em không ?”

 

Tôi nghịch chiếc nhẫn của mình nói chắc như đinh đóng cột với anh ấy:

 

” Em không cần, em sẽ tự cố gắng”

 

Thấy tôi cố chấp như vậy, chồng tôi cũng hơi giận:

 

” Em là vợ anh nên anh mới nhiệt tình giúp em như thế đấy, chứ người khác có cầu xin anh, anh cũng mặc kệ. Em có mất gì đâu mà lại không muốn ?”

 

Chúng tôi tranh luận rất lâu về việc này, chồng tôi vẫn muốn thuyết phục tôi chấp nhận sự giúp đỡ, còn tôi thì kiên quyết từ chối, anh ấy yêu cầu tôi phải cho anh ấy một lí do, tại sao lại không muốn nhận sự giúp đỡ của chồng, vợ chồng với nhau còn cần để ý mấy chuyện đó ư ?

 

Tôi thoáng ngẫm nghĩ rồi nói với anh ấy:

 

” Em biết những người bạn của anh đều ở đẳng cấp cao, vì đẳng cấp quá cao nên không phù hợp với tình hình hiện tại của em”

 

Không phải tôi thanh cao, không cần sự giúp đỡ từ người khác, cứ khăng khăng đòi chứng minh năng lực của mình. Nếu chỉ cần người khác giúp đỡ mà tương lai của tôi trở nên tốt đẹp đương nhiên tôi sẵn sàng đồng ý. Song lí trí nhắc nhở tôi rằng, với tình cảnh hiện tại của tôi thì làm thế lợi bất cập hại, ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác chỉ khiến chúng ta đánh mất mục tiêu của bản thân.

 

Trong mắt hầu hết mọi người, các mối quan hệ là nguồn lực quý giá, đặc việt ở các nước Á Đông, rất nhiều người tôn thờ quan điểm “Nhất quan hệ nhì tiền tệ”, chỉ cần có quan hệ thì không gì không làm được, còn nếu không có thì dù năng lực giỏi tới đâu cũng chẳng ích gì.

 

Có một người họ hàng mong thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp, nên muốn chờ chồng tôi giới thiệu mối làm ăn cho anh ta, tôi bèn hỏi vặn lại:

 

” Nếu chồng em giới thiệu mối làm ăn cho anh thì liệu anh có kham nổi mối ấy không ?”

 

Người họ hàng kia tỏ vẻ tôi không phải lo chuyện đó, nếu mối quá lớn thì anh ta chia nhỏ công việc, cũng có thể tuyển thêm người, chỉ cần được giới thiệu thì những việc sau đó không phải vấn đề.

 

Tôi suy nghĩ mấy ngày rồi từ chối, anh ta bực bội cho rằng tôi vô tình vô nghĩa, dù sao anh ta cũng là họ hàng, sao tôi lại không giúp đỡ người nhà cơ chứ ?

 

Tôi bèn nói thẳng với anh, không phải tôi không giúp mà năng lực hiện tại của anh ta còn chưa đủ để hợp tác với những người kia, phải làm tốt việc trước mắt rồi mới tính tiếp được. Nhưng người họ hàng kia chưa từ bỏ ý định mà còn bàn với tôi về tầm quan trọng của các mối quan hệ trong cuộc sống, ý rằng chỉ cần anh ta được giúp đỡ, sự nghiệp phát triển hơn thì đương nhiên anh ta sẽ đủ sức hợp tác với những người nọ. Điều này khá có lý, cũng được rất nhiều người tán đồng, nhưng logic thực tế cuộc sống thường là ngược lại. Nói trắng ra là:

 

” Năng lực của bạn liệu đã tương xứng với các mối quan hệ hay chưa ? Nếu chưa thì tại sao những người kia phải cho bạn cơ hội ?”

 

Quay lại vấn đề của tôi không lẽ tôi thực sự không cần người khác giúp đỡ ?

 

Lẽ nào tôi không muốn thành công nhanh chóng ?

 

Tôi muốn chứ ! Nhưng tôi lại nghĩ tới một vấn đề khác: Tôi có thể cho họ thứ gì ?

 

Đáp án là : Không gì cả.

 

Nếu hiện giờ tôi đi gặp mặt bạn của chồng tôi, người ta sẽ nể mặt anh ấy mà không cự tuyệt tôi, rất có thể là: Họ sẽ nể mặt chồng tôi mà giải đáp và chia sẻ những kinh nghiệm của họ một hai lần. Nhưng tôi và họ không thể trở thành bạn bè thực sự, bởi vì chúng tôi không cùng đẳng cấp.

 

Nếu đối phương là người cực kỳ nhàn nhã, lại vô cùng tuyệt vời hơn. Nhưng người có thành tựu lại thường bận rộn, dạy tôn vừa tốn công vừa chẳng để làn gì, không bàn tới việc họ có đồng ý hay không, đến chính tôi còn ngại làm phiền họ. ·

 

Bởi vậy tôi thà tự mình cố gắng có thể đứng ở đẳng cấp cao hơn, tới khi sự chênh lệch không còn quá to lớn thì dù chưa thể làm bạn với họ, tôi nghĩ họ cũng sẽ muốn giao thiệp với tôi hơn. Nhưng hiện giờ, tôi chỉ là một “kẻ ỷ lại” mà thôi.

 

Từ bụng ta suy ra bụng người, bản thân tôi muốn giao thiệp với những người như thế nào ?

 

Nếu một người chỉ muốn được tôi giúp đỡ, chỉ muốn dựa dẫm vào tôi, nhưng không thể giúp tôi thăng tiến xa hơn thì tôi cũng không muốn làm bạn với họ. Có lẽ có kẻ sẽ nói:

 

” Kết bạn chứ có phải mua bán đâu, sao tư suy vụ lợi như thế ?”

 

Nhưng không thể không thừa nhận rằng, chúng ta sẵn sàng kể bạn với những người giỏi hơn mình, dù không giỏi ít nhất cũng phải sàn sàn với nhau.

 

Tôi cũng từng quan sát hành vi của bản thân và nhận ra tôi có thái độ hoàn toàn khác nhau khi cư xử với hai loại người. Loại thứ nhất, khi gặp khó khăn họ chưa bao giờ nhờ vả tôi, không muốn làm phiền tôi, nhưng nếu tôi biết thì tôi luôn tìm mọi cách để giúp đỡ họ, loại thứ hai là chuyện gì cũng nhờ đến tôi, nhưng tôi lại từ chối bằng đủ mọi lí do. Tôi từng tự hỏi bản thân : Sao lại cư xử thiếu công bằng như thế ?

 

Hơn nữa bình thường tôi thích giúp đỡ những người có năng lực hơn, còn những người không thể mang lại điều gì cho tôi, tôi cũng không muốn giúp họ. Tôi từng tự hỏi : Sao lại như vậy ? Tôi là người vụ lợi thế ư ?

 

Thế rồi tôi không thể không thừa nhận một sự thật : Bởi vì tôi thích những mối quan hệ có giá trị, những người có năng lực mà giúp tôi kìa- rồi sau này họ sẽ giúp đỡ tôi, còn những kẻ chỉ biết đòi hỏi ỷ lại- họ không những không mang lại cho tôi điều gì tốt đẹp mà còn làm lãng phí thời gian, sức lực và tiền bạc của tôi.

 

Trong lúc quan sát, tôi nhận ra: Người có năng lực thực sự thường không làm phiền người khác, họ luôn sống rất sòng phẳng, bởi vì chính xác họ quá “xuất sắc” nên họ thường xuyên bị người khác “làm phiền”, họ hiểu nỗi khổ khi bị “làm phiền”, bởi vậy họ mới không muốn nhờ vả đến ai.

 

Nếu được người khác giúp đỡ, họ sẽ ghi nhớ trong lòng rồi tìm cơ hội báo đáp đối phương. Còn những người chỉ muốn lợi dụng các mối quan hệ để kiếm lời, chỉ muốn đạt được mục đích của mình, bọn họ sẽ có vô vàn lý do để từ chối giúp đỡ bạn, bởi vì trong mắt họ điều đó rất lãng phí thời gian, trừ khi trên người bạn có nguồn lực vĩnh viễn, không thì chỉ cần vạn mất đi giá trị lợi dụng, bọn họ sẽ lập tức biến mất.

 

Người xưa có câu ” Người bệnh năng lâu chẳng còn con có hiếu”.

 

Dù là máu mủ ruột rà, cha bệnh nặng lâu ngày con cái cũng thấy mệt mỏi, huống chi là quan hệ chẳng thân mật như thế!

 

Lấy ví dụ thực tế nhé, trong một nhóm người tốt nghiệp đại học, hầu hết ai cũng cố gắng đạt được thành tựu riêng chỉ có một người sống chẳng ra làm sao, lúc nào cũng đi vay tiền người khác, một hau lần người ta nể tình cho vay, nhưng nếu anh ta cứ làm vậy mãi thì hầu hết mọi người đều sẽ xa lánh anh ta.

 

Trong mấy năm tôi đi làm, từng chính mắt gặp chuyện như vậy: Có một người thường xuyên tới công ty của chúng tôi, anh ta tự giới thiệu mình là em họ của Tổng giám đốc, thực tế thì anh ta đúng là em họ của Tổng giám đốc thật.

 

Lần nào tới, anh ta cũng có việc muốn nhờ vả, ấp a ấp úng lắp ba lắp bắp, trong lòng tôi rất khinh thường anh ta. Sau đó Tổng giám đốc dặn bảo vệ đừng cho anh ta vào nữa, nhưng không hiểu sao anh ta vẫn nhân lúc bảo vệ bất cẩn hoặc lẫn theo người khác để trốn vào.

 

Anh ta biết Tổng giám đốc không ưa mình bèn tìm gặp quản lí công ty, tuyên bố mình là em họ của Tổng giám đốc, mong được giúp đỡ. Nhưng sau vài lần, những quản lí kia cũng thấy phiền, bèn lần lượt phản ánh với Tổng giám đốc.

 

Có hôm tôi tới văn phòng của Tổng giám đốc, thấy anh ta bước ra, Tổng giám đốc liền mắt:

 

“Tôi đã giúp cậu rất nhiều làn rồi, bản thân cậu kém cỏi thì cũng đừng oán trách người khác, sau này đừng lấy danh nghĩa của tôi đi nhờ vả người ta nữa, làm mất thể diện của tôi rồi.”

 

Chuyện hôm đó khiến tôi hiểu ra: Năng lực có hạn thì dù nhiều mối quan hệ tới đâu cũng chẳng có ích gì, sớm muộn cũng đánh mất những mối quan hệ này. Đừng biến mình thành một kẻ ỷ lại, không ai hứng thú giúp đỡ một kẻ chỉ biết đòi hỏi.

 

Ai cũng muốn tạo dựng mạng lưới quan hệ vững mạnh, nhưng nếu không trau dồi, nâng cao năng lực của bảo thân, mà chỉ thích giao du móc nối quan hệ sẽ khiến chúng ta trở nên vụ lợi, làm người khác khinh thường. Vì quá muốn móc nối quan hệ nên một khi gặp được cơ hội sẽ không ngừng nịnh nọt, lấy lòng, tặng quà, theo chân hầu hạ, dùng đủ mọi thủ đoạn.

 

Song hiện thực thường rất tàn nhẫn, dù hao tâm tổn trí là vậy nhưng những nhân vật lớn kia cũng chẳng thành bạn của mình đâu, mà người ta còn khinh thường mình như nô bộc. Thử hỏi xem có ai hao tâm tổn trí để trở thành nô bộc hay không ?

 

Tôi đưa ra nhiều ví dụ như vậy không phải chỉ ra rằng các mối quan hệ không quan trọng. Trong xã hội của chúng ta, các mối quan hệ thực sự rất quan trọng, dù có giỏi giang tới đâu thì chúng ta cũng không phải người vạn năng, ai cũng cần sự giúp đỡ của người khác, ai cũng cần giao thiệp với bạn bè.

 

Nhưng điều chúng ta cần không phải là quen biết một ai đó, càng không phải ăn một bữa cơm với ông này bà kia thì họ sẽ trở thành bạn bè của chúng ta. Ngoài đời chúng ta thường xuyên gặp những chuyện nực cười thế này, có kẻ tán dóc rằng mình quen biết rộng, nhân vật máu mặt nào đó, rất thân thiết với mình, nhưng thực tế người ta chẳng biết kẻ này là ai.

 

Có người căm phẫn than rằng đán con ông cháo cha chẳng tài cán gì, nhưng sinh ra đã có bao người đỡ đầu, chuyện mà người khác thấy khó thì với họ chỉ cần một câu nói là giải quyết xong. Trên thế gian này đúng là có rất nhiều thứ không công bằng, nhưng phẫn nộ cũng không thể thay đổi hiện trạng. Chấp nhận sự tồn tại của những thứ không công bằng ấy cũng là một biểu hiện của sự trưởng thành về tâm lí.

 

Rất nhiều nhân vật “máu mặt” xuất thân từ những gia đình nghèo khó. Có câu “Anh hùng không hỏi xuất thân” chúng ta không thể lựa chọn xuất thân, nhưng có thể lựa chọn trở thành một người tầm thường hoặc trở thành một người xuất chúng.

 

Muốn bản thân trở nên xuất chúng cũng không hề khó chỉ cần đủ kiên trì, tập trung vào một việc, nhanh thì ba năm chậm thì mười năm chắc chắn sẽ có thành tựu. Lúc đó bạn sẽ nhận ra, hoá ra bạn đã quen với những nhân vật “máu mặt” kia tự bao giờ.

 

Cũng như những gì tôi nói với chồng mình:

 

” Với tình hình hiện tại của em thì dù em có hao tâm tổn trí cũng chưa chắc đã kết bạn được với những ông trùm của giới phim ảnh nhưng nếu em là nhân vật kiệt xuất của lĩnh vực khác, sớm muộn gì em cũng sẽ quen được với họ, bởi vì họ không thể chỉ giao thiệp với những người cùng lĩnh vực, họ cũng cần quen biết với những người ở lĩnh vực khác, họ cần kết bạn với những ai ở lĩnh vực khác đây ? Đương nhiên là người có cùng đẳng cấp giống họ”

 

Khi đó quan hệ giữa tôi và họ không còn là ngưỡng vọng hoặc ỷ lại, mà là giúp đỡ lẫn nhau, trở thành bạn bè của nhau, giao thiệp như vậy thì mối quan hệ mới lâu dài bền bỉ. Rất nhiều người cho rằng bản thân không thành công là vì chưa gặp may, không có quý nhân phù trợ. Có câu này khá phũ phàng nhưng rất chân thật : May mắn chỉ dành cho những người có sự chuẩn bị. Khi bạn có năng lực thì việc tạo dựng quan hệ chỉ là chuyện sớm muộn.

 

Đoạn văn này rất đáng được chia sẻ:

 

” Đừng theo đuổi một con ngựa, hãy dùng thời gian đuổi theo nó để trồng cỏ, đợi đến mùa xuân, ắt sẽ có đàn ngựa béo cho ta lựa chọn. Đừng cố làm thân với một người, hãy dùng thòi gian ất trau dồi năng lực của mình, tới khi thời cơ chín muồi, ắt sẽ có vô số bạn bè đồng hành cùng ta. Bởi vậy, nâng cao năng lực bản thân luôn tuyệt vời hơi dựa dẫm vào người khác. Gieo hạt ngô đồng, ắt có Phượng Hoàng tới thăm, nếu hoa nở rộ ắt có bướm ong tìm đến”

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ