Hai Số Phận - Chương 26

Tướng Alfred Jodl ký bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện tại Reims ngày 7 tháng 5, 1945 trong khi Abel trở về New York lúc này đang chuẩn bị lễ chiến thắng và kết thúc chiến tranh. Một lần nữa, đường phố lại đầy chặt những người trẻ tuổi mặc quân phục, nhưng lần này vẻ mặt của họ là vui mừng thật sự chứ không phải vui gượng như trước. Abel lấy làm buồn thấy có quá nhiều người cụt chân, cụt tay, mù hoặc sứt sẹo đầy mình. Đối với họ, chiến tranh không bao giờ là kết thúc, dù cho người ta có ký kết những tờ giấy gì đi nữa ở cách xa đây bốn nghìn dặm.

Khi Abel bước vào khách sạn Nam tước trong bộ đồ trung tá thì chẳng ai nhận ra được anh. Ba năm trước đây, lần cuối cùng họ thấy anh trong quần áo bình thường thì vẻ mặt anh lúc đó còn trẻ chứ có đâu sứt sẹo thế này. Khuôn mặt họ trông thấy bây giờ còn già hơn cái tuổi ba mươi chín của anh. Những nét nhăn trên trán chứng tỏ chiến tranh còn để lại dấu vết trên người anh. Anh đi thang máy lên tầng bốn mươi hai là văn phòng của mình, một người bảo vệ cứ khăng khăng là anh lên nhầm tầng.

– George Novak đâu? – Abel hỏi.

– ông ấy ở Chicago, thưa Trung tá, – người bảo vệ đáp

– Gọi ông ấy ra nghe điện thoại, – Abel nói.

– Tôi sẽ bảo là ai gọi?

– Abel Rosnovski.

Anh bảo vệ vội chạy đi.

Giọng quen thuộc của George lạch cạch trên điện thoại chào mừng khiến Abel cảm thấy trở về nhà thật là dễ chịu. Anh đã mong mãi mới có hôm nay. Anh quyết định đêm đó không ở lại New York và lên máy bay đi ngay tám trăm dặm về Chicago. Anh đem theo báo cáo mới nhất của George để đọc trên máy bay.

Anh xem kỹ từng chi tiết những tiến bộ của Công ty Nam tước trong những năm cuối cùng của chiến tranh, vui mừng thấy George đã làm ăn khá và trong những năm anh đi vắng vẫn giữ được cho công ty ở cái thế vững vàng. Abel không có điều gì phải phàn nàn về sự thận trọng của George trong việc dùng người. Lợi nhuận vẫn cao vì trong chiến tranh nhiều nhân viên làm việc đã đi quân dịch nhưng khách sạn vẫn đông người vì khắp nước người ta đi lại nhiều.

Abel quyết định dùng ngay nhân viên mới nếu không các khách sạn khác sẽ chọn lấy những người tốt nhất mới trở về.

Đến sân bay Midway, cửa vào 11c, anh đã thấy có George đứng sẵn đó chờ anh. George hầu như không thay đồi gì, chỉ có béo hơn một chút, tóc rụng đi một ít thôi. Họ nói chuyện với nhau đến một giờ về tất cả những chuyện gì đã xảy ra trong ba năm qua mà Abel tưởng như mình chưa hề đi vắng xa. Abel thầm cảm ơn con tàu Mũi Tên Đen đã giới thiệu cho anh một người làm phó chủ tịch công ty như vậy.

Tuy nhiên George thì khổ tâm về chuyện thấy Abel có vẻ như khập khiễng hơn cả hồi đi.

– ông Thọt của ngành khách sạn đó, – anh ta nói đùa. – Bây giờ anh không còn chân mà đứng nữa nhé!

– Chỉ có anh Ba Lan mới đùa ngốc thế, – Abel đáp.

George cười và có vẻ ngượng như vừa bị chủ mắng.

– Cảm ơn Chúa là tôi đã có được một anh Ba Lan ngốc trông nom cho mọi thứ trong khi tôi đi tìm bọn Đức.

Abel không cưỡng lại được chuyện đi quanh một tua xem khách sạn Nam tước Chicago đã rồi mới lên xe về nhà. Trong những năm chiến tranh thiếu thốn, khách sạn không còn giữ được vẻ lộng lẫy như xưa nữa. Anh thấy có nhiều thứ cần được đổi mới. Nhưng thôi, hãy để đấy đã. Ngay lúc này đây, tất cả những gì anh cần là gặp lại vợ con. Bỗng anh như bị choáng. Ở George thì ba năm qua không thay đổi gì mấy nhưng Florentyna thì khác hẳn. Cô bé bây giờ đã mười một tuổi và đã biến thành một thiếu nữ rất xinh đẹp trong khi đó thì Zaphia, mặc dầu chỉ mới ba mươi tám, trông đã như một bà trung niên béo ụt ịt xấu xí.

Đầu tiên là Zaphia và Abel không biết phải đối xử với nhau như thế nào và vài tuần sau đó thì Abel hiểu ra là quan hệ giữa hai người với nhau không còn có thể như trước kia được nữa. Zaphia không làm gì để kích thích Abel và cũng chẳng tỏ ra hứng thú gì với những cố gắng của anh. Anh lấy làm buồn thấy vợ không quan tâm. Anh định cho chị ta chú ý đến công việc của anh hơn, nhưng chị không thiết. Chị ta chỉ hài lòng với việc ở nhà và không muốn dính dáng gì đến Công ty Nam tước. Anh đành cứ để chị như vậy, và không biết mình còn có thể trung thành với vợ được bao lâu nữa. Trông thấy Florentyna anh mừng rỡ bao nhiêu thì thấy Zaphia anh lại lạnh lùng bấy nhiêu. Cùng ngủ với nhau nhưng anh tránh không làm tình với chị. Đôi khi có làm thì anh lại nghĩ đến những người đàn bà khác. Lâu dần, anh kiếm cớ đi vắng khỏi Chicago và để tránh cái nhìn như lặng lẽ trách móc và rầu rĩ của Zaphia.

Anh bắt đầu đi những chuyến xa về các khách sạn khác đem Florentyna đi theo vào những kỳ cô nghỉ hè. Sau khi trở về Mỹ, anh bỏ ra sáu tháng đầu đi thăm các khách sạn của công ty Nam tước như anh đã làm hồi tiếp quản Công ty Richmond sau khi Davis Loroy qua đời. Trong năm, khách sạn nào cũng trở lại được với những tiêu chuẩn anh mong đợi.

Nhưng Abel muốn tiến lên hơn nữa. Anh báo cho Curtis Fenton biết trong một cuộc họp của công ty là tổ nghiên cứu thị trường của anh đã khuyên anh nên cho xây một khách sạn ở Mexico và một ở Brazil, trong khi đó họ vẫn đang tìm những vùng đất mới để xây khách sạn Nam tước.

– Nam tước Mexico City và Nam tước Rio de Janeiro, – Abel nói. Anh thích nghe những cái tên đó vì nó âm vang.

– Ông có đủ kinh phí để xây được những cái đó, – Curtis Fenton nói. – Trong khi ông đi vắng thì tiền đã tích lũy được nhiều đấy. ông có thể xây Nam tước ở bất cứ nơi nào ông muốn. Có Trời mà biết được đến bao giờ thì ông mới thôi không xây nữa, hả ông Rosnovski?

– Một ngày kia, ông Fenton ạ, tôi sẽ xây một Nam tước ở ngay Warsaw, rồi sau đó tôi sẽ thôi, – Abel nói. – Có thể là tôi đã góp phần đánh bại được bọn Đức rồi, nhưng tôi vẫn còn có món nợ phải thanh toán với bọn Nga nữa.

Curtis Fenton cười. Chỉ mãi đến tối, khi kể lại chuyện cho vợ nghe, ông ta mới hiểu được là Abel Rosnovski đã quyết tâm xây cho được một Nam tước ở Warsaw.

– Còn đối với ngân hàng của Kane thì sao rồi?

Abel bỗng đổi giọng làm Curtis Fenton chột dạ. Ông lo ngại thấy Abel Rosnovski vẫn còn cho là William Kane phải chịu trách nhiệm về cái chết quá sớm của Davis Loroy. Ông mở hồ sơ đặc biệt ra xem lại ông đọc:

– Lester, Kane và công ty có chứng khoán chia ra cho mười bốn thành viên của gia đình Lester cùng với sáu người làm việc trước kia và hiện nay, trong khi đó bản thân ông Kane là cổ đông lớn nhất với tám phần trăm của quỹ ủy thác gia đình.

– CÓ người nào của gia đình Lester muốn bán cổ phiếu không? Abel hỏi.

– Nếu chúng ta trả giá cao thì mua được. Cô Susan Lester, con gái của Chales Lester trước đây, đã cho chúng tôi biết là cô có thể xét đến bỏ phần chứng khoán của cô, và ông Peter Parfitt, một cựu phó chủ tịch của Lester, cũng tỏ ra quan tâm đến việc chúng ta muốn mua lại.

– Họ chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

– Susan Lester có sáu phần trăm. Peter Parfitt chỉ có hai phần trăm.

– Họ muốn bao nhiêu?

Curtis Fenton lại nhìn vào hồ sơ trong khi Abel cũng liếc nhìn vào báo cáo hàng năm mới nhất của Lester. Anh dừng lại ở Điều thứ bảy.

– Cô Susan muốn hai triệu đô la cho chỗ sáu phần trăm của cô, còn ông Parfitt đòi một triệu đô la cho chỗ hai phần trăm.

– Ông Parfitt tham quá đấy, Abel nói. – Vậy chúng ta chờ cho đến khi nào ông ta thật đói. Ông hãy mua ngay chứng khoán của cô Susan Lester mà không cần nói ông đại diện cho ai, còn khi nào ông Parfitt thay đổi ý kiến thì ông báo cho biết.

Curtis Fenton lên tiếng ho.

– Ông có thấy phiền điều gì không, ông Fenton. – Abel hỏi.

Curtis Fenton ngập ngừng. – Không, không có gì, – ông dè dặt đáp.

– Thế thì tốt, vì tôi sẽ để cho một người nhận tài khoản đó, một người chắc là ông biết rồi, Henry Osbome.

– Nghị sĩ Osborne ấy ư – Curtis Fenton hỏi.

– Phải, ông có quen ông ta không ?

– Tôi chỉ biết tiếng – Fenton nói với một giọng như không thích lắm và ông cúi đầu xuống.

Abel không để ý. Anh biết tiếng Henry đã đành, nhưng anh còn biết ông ta có khả năng vượt qua những bọn quan liêu trung gian và có được những quyết định chính trị nhanh chóng, do đó Abel xét có thể mạo hiểm với ông ta được. Ngoài ra, hai người đều có mối căm thù chung đối với ông Kane.

– Tôi cũng mời ông Osborue làm giám đốc của Công ty Nam tước đặc trách về tài khoản Kane. Điều này phải được coi là hết sức mật, vậy xin ông giữ kín cho.

– Vâng, tuỳ ông – Fenton buồn bã nói. Ông nghĩ bụng không biết mình có nên nói ra điều hoài nghi của mình cho Abel Rosnovski biết không.

– Giải quyết xong với cô Susan Lester thì ông cho tôi biết ngay nhé.

– Vâng, thưa ông Rosnovski, – Curtis Fenton đáp nhưng không ngửng đầu lên.

Abel quay về khách sạn Nam tước ăn trưa. Henry Osborne đang ở đó đợi anh.

– Ngài nghị sĩ, – Abel lên tiếng chào ông ta trong nhà sảnh.

– Nam tước, – Henry đáp lại, rồi hai người khoác tay nhau đi vào nhà ăn, ngồi ở một chiếc bàn trong góc. Abel mắng thậm tệ một anh phục vụ vì áo anh ta để thiếu một khuy.

– Vợ ông khỏe không, Abel?

– Khỏe lắm, còn vợ ông, Henry.

– Rất cừ, – Cả hai người cùng nói dối.

– Có tin gì hay không?

– Có đấy. Cái miếng đất ở Atlanta mà ông cần đã được trông coi cẩn thận, – Henry nói bằng một giọng kín đáo. – Giấy tờ cần thiết trong vài ngày nữa xong. Ông có thể bắt đầu xây Nam tước Atlanta vào khoảng đầu tháng.

– Chúng ta không làm cái gì bất hợp pháp đấy chứ?

– Không có gì để những người cạnh tranh với ông có thể mó đến được, điều đó tôi đảm bảo, Abel. – Henry Osborne cười.

– Thế thì tốt, Henry. Tôi không muốn rắc rối với pháp luật.

– Không, không, – Henry nói. – Chỉ có ông với tôi biết về chuyện này thôi.

– Tốt, – Abel nói. – Trong những năm qua ông đã giúp tôi được nhiều lắm, Henry, và tôi có chút quà này cho ông về những cái ông đã làm. ông có muốn trở thành một trong những giám đốc của Công ty Nam tước không?

– Vậy thì vinh dự cho tôi lắm, Abel.

– Ông đừng nói thế. Ông đã giúp cho tôi có được biết bao nhiêu giấy phép xây dựng, quý hoá biết chừng nào. Tôi thì tôi chẳng bao giờ có thời gian đi giao thiệp với những nhà chính trị và đám quan liêu cả. Thế mà họ thì họ lại cứ muốn giao thiệp với những người tốt nghiệp Harvard kia, mà ngược lại đám này lại rất coi thường họ chứ.

– Ông đối với tôi thế là rộng rãi lắm, Abel.

– Chẳng qua là đáp nghĩa đối với ông thôi. Bây giờ thì tôi muốn ông làm việc này lớn hơn mà lại thiết thân đến chúng ta nữa, nhưng phải rất bí mật mới được Việc này không tốn thì giờ của ông lắm nhưng lại giúp cho chúng ta có thể trả thù được cái ông bạn chung của chúng ta ở Boston ấy, ông William Kane.

Người quản lý nhà ăn đưa đến hai đĩa bít-tết thịt bò thật ngon. Henry chăm chú nghe Abel trình bày kế hoạch của anh ta về William Kane.

****

Mấy ngày sau, vào mùng 8 tháng 5, 1946, Abel đi New York để dự lễ kỷ niệm chiến thắng. Anh tổ chức một bữa tiệc cho hơn một nghìn cựu binh Ba Lan ở khách sạn Nam tước, mời tướng Kasimierz Sosnkowski là tổng chỉ huy các lực lượng Ba lan ở Pháp sau năm 1943, làm khách tham dự. Abel đã chờ đợi sự kiện này từ mấy tuần trước, và anh đem theo Florentyna về New York, Zaphia ở lại Chicago.

Đêm liên hoan, phòng tiệc của khách sạn Nam tước New York được trang hoàng lộng lẫy, tất cả 120 bàn tiệc đều cờ sao vạch của Mỹ và cờ trắng đỏ của Ba lan. Chung quanh tường đều có ảnh của các tướng lĩnh Eisenhower, Patton, Bradley, Clark, Paderewski và Sikorsky. Abel ngồi ở giữa bàn đầu, viên tướng ngồi phía bên phải anh và Florentyna, bên trái.

Tướng Sosnkowski đứng lên phát biểu và tuyên bố Trung tá Rosnovski đã được bầu làm chủ tịch suốt đời của Hội cựu binh Ba Lan vì những hy sinh to lớn của ông cho sự nghiệp chung Ba Lan – Mỹ, nhất là việc ông đã dành khách sạn Nam tước New York cho quân đội suốt thời kỳ chiến tranh. Một người ở cuối phòng, có lẽ uống nhiều rượu đã hơi say, lên tiếng hét to:

– Chúng ta sống sót được với bọn Đức thì cũng sống sót được với bữa tiệc này của Abel.

Hàng nghìn cựu binh cùng cười lên vui vẻ, chúc Abel bằng rượu vodka của Danzig. Rồi họ yên lặng nghe viên tướng nói về tình cảnh Ba Lan sau chiến tranh vẫn còn bị nước ngoài xâm chiếm, kêu gọi mọi người hãy tiếp tục đấu tranh để giành lại chủ quyền cho quê hương đất nước. Abel tin rằng một ngày kia Ba Lan sẽ được tự do và anh sẽ còn sống để được thấy tòa lâu đài trả về cho anh. Tuy nhiên, anh vẫn còn nghi ngại, không biết rồi có thực hiện được ý nguyện đó không.

Viên tướng tiếp tục nhắc nhở mọi người rằng những người Mỹ gốc Ba Lan, nếu tính theo đầu người, còn hy sinh nhiều nhân mạng và tiền của hơn bất cứ nhóm ngoại kiều nào khác ở Mỹ. Thử hỏi có bao nhiêu người Mỹ tin rằng Ba lan đã mất sáu triệu người trong khi đó Tiệp Khắc chỉ mất có mười vạn?

Một số người bảo là chúng ta ngốc không chịu đầu hàng ngay khi biết là thế nào mình cũng bị đánh bại. Một dân tộc đã biết dùng ky binh để chống lại xe tăng của bọn Quốc xã thì sao có thể bị đánh bại được? Các bạn thấy đó, rõ ràng là bây giờ chúng ta không bị bại.

Abel lấy làm buồn thấy rằng phần lớn người Mỹ vẫn còn cười khi họ nghe nói đến cố gắng chiến tranh của Ba Lan, nhất là khi nghe nói đến anh hùng chiến đấu của Ba Lan. Viên tướng kia lại thuật lại cho cử tọa nghe về câu chuyện Abel dẫn một đoàn người đi cứu đồng ngũ bị chết và bị thương trong trận Remagen. Viên tướng nói xong và ngồi xuống rồi, các cựu binh đều đứng dậy hoan hô hai người mãi.

Florentyna rất lấy làm tự hào về cha mình.

Abel rất ngạc nhiên thấy sáng hôm sau báo chí đều đăng lại chuyện đó. Trước nay, những thành tích của Ba Lan ít khi được tưa lên báo chí xuất hiện trong tờ báo riêng của họ thôi. Anh nghĩ bụng giá như mình không phải là Nam tước Chicago thì báo chí cũng chẳng nhắc đến chuyện này làm gì đâu. Tự nhiên Abel được hưởng cái vinh dự như một anh hùng Mỹ chưa được ca tụng, và suốt ngày hôm đó anh phải đứng cho người ta chụp ảnh và phỏng vấn.

Đến tối thì Abel mới cảm thấy thất vọng. Viên tướng đã lên máy bay đi Los Angeles làm việc khác, Florentyna trở về trường ở Lake Forest, George ở Chicago, còn Henry Osborne đã đi Washington. Khách sạn Nam tước New York bỗng trở nên quá rộng và trống vắng đối với Abel. Tuy nhiên, anh không có ý muốn trở về Chicago với Zaphia.

Anh quyết định ăn sớm ở dưới nhà rồi xem lại một loạt những báo cáo hàng tuần của các khách sạn khác trong công ty, sau đó lên căn phòng ở gác thượng, cạnh phòng làm việc. Anh ít khi ăn một mình trong phòng riêng, trái lại muốn được ăn ở phòng ăn chung của khách sạn để tiện quan sát các hoạt động. Càng có thêm nhiều khách sạn mới, anh càng lo sợ mất đi mối quan hệ chặt chẽ với các nhân viên ở dưới.

Abel đi thang máy xuống nhà, dừng lại ở quầy tiếp tân hỏi xem tối nay có bao nhiêu người thuê phòng, nhưng anh chợt nhìn thấy một người đàn bà khá đẹp đang đứng đó ghi tên. Anh tin chắc là mình có quen biết người đàn bà này, nhưng ở chỗ anh đứng khó nhận ra được. Khoảng ngoài ba mươi, anh nghĩ bụng.

Viết xong, cô ta quay ra nhìn anh.

– Abel, – cô ta nói. – Gặp anh tuyệt quá.

– Trời đất ơi, Melaniel! Tôi không nhận được ra cô nữa.

– Còn anh thì ai cũng nhận ra được, Abel.

– Tôi không biết là cô đang ở New York.

– Chỉ qua một đêm thôi. Tôi ở đây có việc cho tờ báo.

– Cô là nhà báo à? – Abel hỏi có vẻ không tin.

– Không, tôi là cố vấn kinh tế cho một số tờ báo có trụ sở ở Dallas. Tôi đến đây nghiên cứu về thị trường.

– Hay đấy nhỉ.

– Không hay lắm đâu, – Melanie nói, – nhưng có việc làm cho đỡ hư thôi.

– Cô có thì giờ ăn tối với tôi được không?

– Ý kiến hay đấy, Abel. Nhưng tôi cần đi tắm thay quần áo cái đã, anh chờ được chứ.

– Tất nhiên, tôi chờ được. Hẹn gặp cô ở nhà ăn chính nhé. CÔ đến chỗ bàn tôi, khoảng một tiếng đồng hồ thôi.

Cô mỉm cười rồi đi theo chú nhỏ ra thang máy. Abel ngửi thấy mùi nước hoa lúc cô bước qua. Abel vào nhà ăn xem bàn của anh có hoa tươi không, rồi vào bếp chọn thức ăn sẽ gọi cho Melanie.

Cuối cùng không còn gì để làm nữa, anh ngồi vào đó chờ. Anh luôn luôn liếc nhìn đồng hồ rồi lại nhìn ra cửa nhà ăn xem Melanie có đến không. Cô ta sửa soạn đến hơn một tiếng mới xong, nhưng cũng bõ cho anh chờ. Lúc cô ta xuất hiện ở cửa vào trong tấm áo dài bó sát người và long lanh dưới ánh đèn nhà ăn, trông cô thật đẹp và lịch sự. Người phụ trách nhà ăn vội đưa cô đến bàn Abel ngồi. Anh đứng dậy đón, trong khi một người hầu bàn mở chai rượu Krug và rót ra hai cốc.

– Hoan nghênh cô, Melanie. – Abel rót và nâng cốc. – Rất mừng gặp lại cô ở Nam tước.

– Rất mừng được gặp lại Nam tước, – cô nói, – nhất là trong ngày kỷ niệm chiến thắng.

– Cô nói thế là sao? – Abel hỏi.

– Tôi đọc báo thấy nói về bữa tiệc lớn của anh, lại được biết anh mạo hiểm cứu những đồng đội bị thương ở Remagen. Chuyện hấp dẫn lắm. Hóa ra anh là một chiến sĩ vô danh nhưng nổi tiếng.

– Họ nói quá lên đó thôi, – Abel nói.

– Tôi chưa hề thấy anh khiêm tốn bao giờ, Abel, vì vậy tôi tin rằng những điều họ thuật lại là đúng.

Anh rót cho cô ta cốc sâm banh thứ hai.

– Sự thật là trước nay tôi chỉ sợ có cô thôi, Melanie.

– Nam tước mà còn biết sợ ai nữa? Tôi không tin.

– Đúng đấy, tôi không phải một anh chàng quý tộc ở miền Nam, như cô đã có lần nhận xét như thế rồi đấy.

– Anh luôn luôn nhắc đến những chuyện cũ. – Cô mỉm cười rồi hỏi đùa – Thế anh có lấy cô gái Ba lan xinh đẹp không?

– Có tôi có lấy

– Có hạnh phúc không?

– Không hay lắm. Cô ta bây giờ béo tròn, đã bốn mươi rồi, và chẳng còn hấp dẫn gì đối với tôi nữa.

– Rồi sau đó anh sẽ bảo là cô ta không hiểu được anh chứ gì, – Melanie nói, giọng cô có vẻ thích thú vừa nghe Abel nói.

– Thế cô có kiếm được chồng cho mình không? – Abel hỏi.

– Ồ có chứ, – Melanie đáp. – Tôi lấy một anh chàng thực sự quý tộc ở miền Nam, với đủ những tiêu chuẩn của nó.

– Thế thì rất mừng cho cô, – Abel nói.

– Năm ngoái tôi ly dị anh ta rồi, với một khoản tiền lớn

– Ồ tiếc quá nhỉ, – Abel nói, nhưng trong bụng lại thích. – Cô uống thêm sâm banh nữa chứ?

– Anh có định tìm cách quyến rũ tôi không đấy, Abel?

– Chờ cô ăn xong đã chứ, Melanie. Mặc dầu thế hệ đầu tiên của những người Ba Lan nhập cư có một số tiêu chuẩn đấy, nhưng tôi phải thừa nhận nếu có quyến rũ thì bây giờ là đến lượt tôi.

– Vậy tôi phải cảnh cáo anh trước, Abel, là từ khi ly dị chồng tới giờ tôi chưa ngủ với một người đàn ông nào khác. Chả thiếu gì đâu, nhưng không có ai ra hồn cả. Sờ soạng thì nhiều đấy, nhưng yêu thì quá ít.

Họ ăn cá hun khói, kem trứng và phó mát Rothshild. Họ kể lại cho nhau nghe về đời mình từ cuộc gặp lần trước đến nay.

– Lên tầng thượng uống cà-phê chứ Melanie?

– Sau một bữa ăn thịnh soạn thế này, còn có cách chọn lựa nào khác nữa đâu? – Cô ta nói.

Abel cười và khoác tay cô ra khỏi nhà ăn rồi vào thang máy. Cô ta hơi loạng choạng với đôi giày gót cao khi bước vào thang máy. Abel bấm vào nút số 42.

Melanie nhìn những con số chạy, mỗi khi qua một tầng. “Tại sao không có tầng mười bảy?” cô ngây thơ hỏi. Abel không biết trả lời thế nào.

– Lần trước tôi uống cà phê trong phòng anh… – Melame định nói nữa.

– Thôi đừng nhắc lại, – Abel nói, sợ cô ta nhắc đến chuyện đau thương cũ. Họ bước ra ngoài thang máy vào tầng 42 và chú nhỏ chạy đến mở cửa phòng.

– Trời ơi – Melani nhìn căn phòng thốt lên. – Abel, phải nói là anh đã học được cách sống của một đại triệu phú rồi đấy. Tôi chưa từng thấy những gì quá đáng đến như thế này.

Abel đang sắp giơ tay ra ôm lấy cô thì có tiếng gõ cửa. Một nhân viên phục vụ trẻ đưa cà phê với một chai Remy Martin đến.

– Cám ơn chú, Mike, – Abel nói. – Tối nay chỉ có thế thôi là hết.

– Thế là hết ư? – Melanie cười nói.

Chú phục vụ nghe thấy thế đỏ mặt, nhưng vì chú là da đen nên không rõ. Chú nhanh chóng bước ra ngoài.

Abel rót cà phê và rượu brandy. Cô ta từ từ nhấp rượu, ngồi bắt tréo hai chân. Abel cũng muốn ngồi bắt tréo hai chân nhưng anh chưa biết xoay thế nào. Lúng túng một lát, anh nằm ngay xuống bên cạnh cô. Cô ta xoa tóc anh. Anh đưa tay lần lần lên đùi cô. Họ bắt đầu hôn nhau thì Melanie đưa chân hất chiếc giầy của cô bắn ra, vô ý thế nào làm đổ luôn cả cà phê lên tấm thảm Ba Tư.

– Ôi thôi chết? – cô nói. – Làm hỏng cái thảm đẹp của anh rồi.

– Mặc kệ nó đấy.

Abel nói và kéo cô lại gần mình, đưa tay mở khóa kéo sau áo. Melanie cung cởi khuy áo sơ-mi của anh. Abel vừa hôn vừa định cởi áo nhưng vướng khuy ở tay áo, anh đành tập trung vào cởi áo cho cô ta trước. Thân hình của cô chưa hề mất đi chút nào cái đẹp của nó và vẫn đúng như anh hình dung, chỉ có khác là bây giờ đầy đặn hơn. Bộ ngực căng phồng và đôi chân dài thon thả. Anh chịu không cởi được khuy tay áo nữa, đành buông cô để cởi cho xong, và anh biết rằng thân thể của mình chẳng ra thế nào so với cô ta thật đẹp. Anh chợt nghĩ đến tất cả những gì anh đã được học về phụ nữ thường bị hút vào những người đàn ông có quyền lực thì bây giờ anh thấy đúng là như vậy. Cô ta không nhăn nhó như đã có lần trông thấy anh trước đây. Anh từ từ vuốt ve ngực cô và thân hình cô. Chiếc thảm Ba Tư xem ra còn tiện hơn cả giường nữa. Cô ta cũng vừa hôn anh vừa cởi hết những gì còn lại trên người.

Nghe tiếng cô ta rên rỉ, anh chợt hiểu ra đã lâu lắm mình không có được cảm giác đê mê như vậy. Nhưng bây giờ cảm giác ấy trôi qua cũng rất nhanh. Cả hai người chẳng ai nói gì, họ nằm thở dốc một lúc lâu. Bỗng Abel cười khẩy.

– Anh cười gì thế – Melanie hỏi.

– Không – Abel nói – Anh nhớ đến đoạn trong cuốn sách của bác sĩ Johnson mô tả cái tư thế quái gở của con người ta và cái sung sướng chỉ có trong chốc lát.

Abel nằm lại và Melanie gối đầu lên vai anh. Abel lấy làm lạ thấy mình không còn thèm muốn gì cô ta nữa. Anh đang nghĩ xem tìm cách gì để cho cô đi khỏi đây mà không tỏ ra thô bạo, thì cô bỗng nói.

– Em không ở lại đây cả đêm được đâu, Abel. Em có cuộc hẹn sáng sớm mai nên phải đi ngủ một lúc. Em không muốn để người ta tưởng cả đêm em nằm trên cái thảm Ba Tư này của anh.

– Em phải đi à? – Abel nói, ra vẻ thất vọng nhưng thực tình không thất vọng lắm.

– Em rất tiếc, anh ạ. – Cô đứng dậy vào buồng tắm.

Abel nhìn cô mặc áo và kéo giúp cho cô chiếc khóa kéo trên áo. Anh thấy cô mặc quần áo và có vẻ nhanh chóng và dễ dàng hơn lúc vội vã cởi ra. Anh hôn lên bàn tay chào cô.

– Anh hy vọng chúng ta sẽ lại sớm gặp nhau, – anh nói dối.

– Em cũng hy vọng thế. – Cô ta nói, và cô cũng biết rằng anh ta không nói thật.

Anh khép cửa lại rồi bước đến điện thoại ở bên giường

– Cô Melanie Leroy ở phòng nào thế? – Anh hỏi.

Ở dưới nhà chưa trả lời ngay được. Anh nghe rõ cả tiếng giở sổ đăng ký.

Abel sốt ruột gõ ngón tay lên bàn.

– Không có ai đăng ký tên đó, thưa ông, – dưới nhà trả lời. ở đây chỉ có bà Malanie Seaton từ Dallas, Texas đến lúc chiều và sáng mai sẽ đi luôn.

– Đúng bà đó đấy, – Abel nói. – Hóa đơn của bà ta tính vào tôi nhé.

– Thưa vâng.

Abel bỏ máy xuống, đi tắm nước lạnh một lúc lâu trước khi đi ngủ. Anh cảm thấy thoải mái, bước đến bên lò sưởi, rồi lên giường, tắt ngọn đèn đã chứng kiến hành động gian dâm đầu tiên của anh và để ý thấy vết loang cà phê trên thảm lúc này đã khô rồi.

Anh vừa giơ tay tắt đèn vừa nói to “Con đĩ ngu ngốc”.

Sau cái đêm đó, Abel còn thấy rất nhiều vết loang cà phê trên chiếc thảm Ba Tư vào những tháng tiếp theo, vết do những cô phục vụ ngoan ngoãn gây ra, vết do những người khách không mất tiền gây ra, vì anh với Zaphia mỗi lúc một xa nhau hơn. Điều Abel không tính trước được là vợ anh đã thuê thám tử điều tra về anh và sau đó kiện đòi ly dị. Ly dị là chuyện hầu như không có trong cộng đồng những bạn bè Ba Lan, phần lớn chỉ là cách ly hoặc lặng lẽ bỏ nhau. Abel cố thuyết phục Zaphia đừng làm thế, vì như vậy sẽ có ảnh hưởng đến chỗ đứng của anh trong cộng đồng người Ba Lan, không những thế sẽ còn ngăn cản những hoạt động chính trị xã hội của anh sau này.

Nhưng Zaphia nhất quyết ly dị, dù muốn đi đến đâu thì đi. Abel ngạc nhiên, không ngờ cái người đàn bà rất giản dị trong bước đường thắng lợi của anh mà lại hóa ra, như George nói, một con quỷ trong cuộc trả thù của cô ta như vậy.

Lúc Abel hỏi luật gia của anh xem đối phó thế nào, mới biết trong năm qua đã có không biết bao nhiêu cô phục vụ và những khách trọ không mất tiền đến đây với anh rồi. Anh đành chịu thua kiện, và điều duy nhất anh còn đấu tranh được là giữ lấy Florentyna lúc này đã mười ba tuổi và là niềm yêu thực sự của đời anh. Zaphia, sau một hồi gay go, chấp nhận số tiền bồi thường 500.000 đô la cộng với ngôi nhà ở Chicago và quyền được gặp Florentyna vào ngày cuối tuần của mỗi tháng.

Abel chuyển trụ sở và nhà riêng xuống New York. George gọi anh là “Nam nước Chicago lưu vong” vì anh đi khắp nơi trên đất Mỹ xây khách sạn mới và chỉ khi nào cần gặp Curtis Fenton anh mới trở về Chicago mà thôi.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ