Cổ Đại Khó Kiếm Cơm - Chương 42

Cứ như vậy người trong Thượng Ngư thôn bận rộn làm đồ mĩ nghệ cho đến cuối năm. Đến cuối năm, giá trị những kiện hàng mĩ nghệ này không những không giảm xuống mà còn tăng bất ngờ, những kiện chim công xòa đuôi không có gì đặc sắc tùy vào kích thước mà bán được 30 50 lượng là chuyện thường, còn những kiện điềm phúc lộc thọ, chúc cát tường ít cũng đến gần trăm lượng.

Mùa đông này với Thượng Ngư thôn là mùa lộc, ai cũng hưng phấn vui mừng mà bận rộn suốt ngày. Vui mừng là từ trước tới giờ chưa ai có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, bận rộn là hàng đang hiếm, ai cũng muốn làm nhiều cốt để kiếm được nhiều tiền, mà bận rộn làm hàng mĩ nghệ nên chưa nhà nào có thời gian mua sắm, chuẩn bị hàng ăn tết, trong nhà ai ai cũng vội chân không chạm đất.

Trong hai tháng bận rộn này Thẩm Hi kiếm được không ít bạc. Đến ngày 27 tháng chạp nàng đã nán xong những hàng mĩ nghệ đã mang tới, tính sơ qua thì nàng kiếm được gần 300 lượng bạc. Mà mấy nhà khác, nhất là nhà nào đông người kiếm được lại càng nhiều, không nhà nào kiếm được ít hơn 150 lượng, riêng nhà Phương tỉ có Trương nhị lang khéo tay nên chắc chắn kiếm được nhiều hơn Thẩm Hi.

Nàng gửi Thẩm Hiệp lại cho người trông hộ, mình thì lên Thất Lí Phổ mua đồ, chuẩn bị ăn tết.

Ngày 30, Thẩm Hi mới ăn sáng xong đã thấy các thôn dân lục tục đến nhà, mang theo không ít điểm tâm, gà vịt quay, thịt khô các loại, đặc biệt qua buổi trưa càng có không ít thịt hầm, món tết đã làm xong. Nàng biết đây là cách cảm ơn của mọi người đối với việc giúp đỡ họ kiếm tiền nên không từ chối, mỉm cười nhận lấy.

Bữa cơm trừ tịch hôm nay Thẩm Hi không cần nấu nướng gì nhiều, chỉ bày những món thôn dan mang đến cũng đủ nàng ăn, nhìn mâm cơm bày ra, món nào món nấy phong phú, Thẩm Hi trong lòng ấm áp. Đến buổi tối không ít các cô nương với tức phụ đến nhà nàng chơi, mọi người cười đùa nói chuyện đến khuya mới rủ nhau ra về.

Thẩm Hi vẫn như năm ngoái, không định thức đón giao thừa mà lên giường ngủ sớm, ôm Thẩm Hiệp định ngủ. Đang nằm, nàng nhớ đến giờ này năm ngoái nàng đang nằm trong ngực người mù. Mới hai năm ngắn ngủi nàng đã lấy chồng lần nữa, lại mất đi hắn, qua nhiều tang thương biến động, vượt qua nguy hiểm mà đến nơi đây, sinh một đứa bé, tiếp tục kiếm tiền. Cuộc sống biến động vô thường, cảm giác không hề chân thực như nàng đang nằm mơ vậy. Còn có người mù, đã lâu rồi Thẩm Hi không nhớ đến hắn, khó trách trên mạng có một câu, thời gian là thứ tàn khốc vô tình nhất trên thế gian này. Nàng cố gắng nhớ lại hình dáng khuôn mặt của người mù, trừ đặc điểm khuôn mặt luôn buộc tấm vải che mắt, ra, những cái khác đã trở nên mơ hồ, cho đến khi thiếp đi Thẩm Hi vẫn chưa nhớ ra được mặt mũi của hắn ra sao.

Sáng hôm mùng một tết, Thẩm Hi dậy sớm, thay quần áo mới, Thẩm Hiệp càng không cần nói, cả người trên dưới đều là đồ màu đỏ, mũ với giày cũng đỏ rực, nhìn như đứa trẻ trong bức tranh cát tường vậy.

Thẩm Hi mới ăn cơm sáng xong đã đón sóng người đến chúc tết đầu tiên, là một đám trẻ con. Nàng thích trẻ con nhất, mang ra không ít kẹo đường, điểm tâm với hạt dưa cho chúng, khiến lũ trẻ vui sướng hoan hô không dứt. Sau đó là người lớn lũ lượt đến chúc tết không ngừng, Thẩm Hi tính tính, cho đến buổi trưa thì hầu hết trẻ con với các phụ nhân trong xóm đều tới nhà nàng chúc tết hết rồi. Nàng không khỏi đắc ý một chút, xem ra nhân duyên của mình không tệ.

Mới qua tết đã có không ít nhà tiếp tục làm hàng mĩ nghệ. Thẩm Hi không có người thân để đi thăm hỏi nên khá nhàn rỗi, bèn ra bờ biển nhặt vỏ sò vỏ ốc cùng mọi người, sau đó về nhà làm hàng mĩ nghệ. Tuy vậy thời tiết lại chuyển xấu, rét mướt, trời lại có mưa tuyết nên nàng không đi Khoan thành bán hàng ngay mà ở nhà trông con, đành để mấy thứ này ở nhà, định khi nào trời đẹp hẵng đi sau. Người trong thông thấy nàng không đi nên bảo nàng gửi mình mang đi bán hộ, nhưng dù sao mới ăn tết xong nên sức mua hàng không mạnh, hàng không bán được bao nhiêu nên cả tháng giêng trong nhà Thẩm Hi tồn không ít đồ mĩ nghệ.

Đến tháng hai, sức mua đã khôi phục nhưng thị trường hàng mĩ nghệ đã bão hòa, trên chợ xuất hiện rất nhiều đồ làm từ vỏ sò vỏ ốc. Trong thôn hầu như ngày ngày đều có người đi Khoan thành, nhưng giá cả ngày càng thấp. Thẩm Hi vẫn gửi người bán hộ ít đồ, nàng nói chỉ cần có người mua là được, rẻ cũng bán.

Một hôm Thẩm Hi đang ở nhà ngủ trưa với con trai, bỗng nghe thấy tiếng gõ cửa, nàng vội lên tiếng, dậy sửa sang lại quần áo đầu tóc rồi ra mở cửa.

Mới nhìn thấy người đang đứng ngoài, nàng sửng sốt.

Ngoài cửa đứng 7 8 người, người nam nhân đứng giữa không nói không cười, nhìn rất nghiêm túc, hắn nhăn mày, nhưng phá hủy hình tượng cool ngầu của hắn lại là một tiểu cô nương đang được hắn bế. Tiểu cô nương trông rất đáng yêu, mái tóc rẽ ngôi, thấy Thẩm Hi đang xem mình bèn cười chào hỏi: “Thẩm thẩm, ta với phụ thân tới đây để bắt hải sản này.”

Hai người này đúng là tiểu cô nương ngồi chơi bên sạp hàng suốt nửa ngày với người khách ít nói mua con công mà nàng thấy lúc đi Khoan thành bán hàng lần đầu.

Thẩm Hi mỉm cười mời khách vào nhà, chào đón: “Thì ra hai vị chính là cha con, ta thật không ngờ tới.”

Tiểu cô nương mới vào nhà đã giãy dụa từ trong lòng phụ thân đi xuống, cao hứng phấn chấn nhìn những đồ mĩ nghệ mà Thẩm Hi bày trong nhà. Thẩm Hi thì vội xuống bếp đun nước, mang lên hai chén trà. Nàng đang định pha thêm trà cho mấy người tùy tùng nam nhân mang theo thì mấy người kia lại vội vàng từ chối, nói để mặc bọn họ là được. Thẩm Hi không khách khí, nói phòng bếp ở đó, mọi người có uống nước thì tự nhiên, nàng đi vào phòng tiếp chuyện hai cha con kia.

Thấy nàng đi vào, nam nhân kia đứng dậy giới thiệu: “Tại hạ Hoàn Hà, đây là tiểu nữ Thanh Phù.” Thẩm Hi đáp lễ: “Hoàn lão gia, Thanh Phù tiểu thư, ta tên là Thẩm Hi.”

Thanh Phù ở bên tò mò hỏi: “Thẩm thẩm, những thứ này đều là ngươi làm à? Nhìn rất đẹp.” Thẩm Hi cười nói: “Ta làm chưa đẹp lắm đâu, trong thôn này có nhiều người làm còn đẹp hơn nhiều.”

Thanh Phù cầm lấy một hình cá heo nhỏ nói: “Thẩm thẩm, ta rất thích cái này, tặng cho ta được không?” Thẩm Hi hào phóng vẫy tay: “Ngươi thích cái nào thì lấy đi, không cần khách khí với thẩm.”

Hoàn Hà lại trầm mặt xuống, nghiêm khác răn dạy Thanh Phùu: “Thanh Phùu, không được vô lễ.” Thanh Phù bĩu môi, tay vẫn cầm chặt lấy con cá heo nhỏ.

Thẩm Hi biết trẻ con hơi có tính ngang bướng, dỗ thì nghe nhưng quát thì bướng, vội chuyển đề tài: “Thanh Phù có biết đây là con gì không?” Thanh Phù bị phụ thân quát, mặt ỉu xìu, lắc đầu nói: “Không biết”

Thẩm Hi dịu dàng nói: “Con này gọi là cá heo, loài cá này thường sống ở chỗ biển sâu, chúng sống thành từng đàn, rất thân thiện với con người, nếu trên biển có thuyền bị lạc mất phương hướng, chúng sẽ bơi lên đầu thuyền, dẫn đường cho chiếc thuyền đó vào bờ.” Thanh Phù nghe vậy, xoay người nhìn qua phụ thân, lại quay sang hỏi nàng: “Thẩm, ta rất thích con cá heo này, thẩm tặng ta nhé?”

Thẩm Hi nhìn thoáng qua thấy Hoàn Hà đã nhíu mày định mắng, vội nói cản: “Có người thưởng thức tay nghề của ta ta còn vui không kịp đây. Đợi đến lúc ngươi đi về thì cầm nó theo, đây coi như là đồ lưu niệm chúng ta quen biết, đúng không?” Hoàn Hà nghe nàng nói vậy mới thôi không mắng tiểu cô nương.

Thanh Phù đặt con cá heo nhỏ xuống, vui mừng cầm lấy tay Thẩm Hi: “Cảm ơn thẩm. Thẩm không biết đâu, con chim công mà cha ta mua với thẩm đi bị thúc thúc ta lấy đi, cha ta không vui. Cả con lợn con thẩm cho ta tiểu muội ta cũng thích lắm, nhưng ta không cho muội ấy.”

Thẩm Hi thấy có người thích đồ mĩ nghệ của mình, không khỏi vui mừng: “Khó được có nhiều người thích đồ của ta như vậy, lát người trở về thì mang thêm mấy cái đưa cho họ nhé?” Thanh Phù chớp mắt: “Họ thích thì kệ họ, ta chỉ lấy con cá heo nhỏ này thôi.” Thẩm Hi gõ nhẹ lên mũi tiểu cô nương, dịu dàng nở nụ cười. Có lẽ chưa ai làm vậy với nàng nên tiểu cô nương xấu hổ đỏ mặt, quay người đi.

Hoàn Hàđứng bên cạnh nhìn xem hai người, ánh mắt trở nên mềm mại rất nhiều.

Thanh Phù tránh sang bên xem các kiện hàng mĩ nghệ khác, Thẩm Hi đành tiếp chuyện với Hoàn Hà: “Không biết Hoàn lão gia đến đây có chuyện gì muốn làm?”

Hoàn Hà vẫn nói chuyện như cũ, âm điệu không có chút phập phồng: “Đi biển bắt hải sản.” Thẩm Hi cười nói: “Không khéo bây giờ thủy triều đã dâng rồi, chỉ phải đợi đến sáng mai nước rút mới ra bờ biển bắt hải sản được. Mai có 2 lần triều rút, một là sau nửa đêm với sau buổi trưa.” Hoàn Hà nói: “Được. Vậy mai chúng ta buổi chiều sẽ đến.”

Thẩm Hi đồng ý: “Buổi trưa ngày mai đến là vừa lúc.” Hoàn Hà gật đầu: “Vậy trưa mai bọn ta sẽ đến.”

Thanh Phù ôm con cá heo đến: “Vậy thẩm cho ta con cá heo này thật nhé?” Thẩm Hi cười nói: “Thẩm tặng cho ngươi mà. Nhưng ngươi cầm cho khéo nhé, đồ này toàn vỏ sò vỏ ốc, nó mà rơi ra thì dính lại hơi khó.” Thanh Phù gật đầu, lúc này mới ôm con cá heo đi theo Hoàn Hà ra ngoài.

Hoàn Hà bế Thanh Phù lên ngựa, gật đầu ý cáo từ với Thẩm Hi rồi giục ngựa ra khỏi thôn.

Nhìn họ đi xa rồi Thẩm Hi mới đi vào nhà, ngẫm lại chuyện của hai cha con nhà này, biết rõ chuyện ra bờ biển bắt hải sản chỉ là dỗ dành tiểu thư Thanh Phù cho vui nên không để ý lắm, xem sắc trời đã không còn sớm vội đi vào bếp chuẩn bị nấu cơm.

Trưa hôm sau nàng mới ăn cơm xong hai cha con Thanh Phù đã tới. Hôm nay Hoàn Hà với Thanh Phù đều thay một thân quần áo ngắn nhìn rất lưu loát, cổ quây khăn quàng, sau lưng còn mang giỏ cá, xem ra đã chuẩn bị sẵn sàng.

Thẩm Hi vốn không định đi cùng họ, nhưng Thanh Phù lại làm nũng năn nỉ nàng cùng đi, muốn Thẩm Hi bắt sao biển cho nàng chơi. Thẩm Hi mới cự tuyệt Thanh Phù đã nước mắt lưng tròng, nàng chỉ đành chuẩn bị mọi thứ rồi mang Thẩm Hiệp sang gửi cho Phương tỉ rồi dẫn hai người ra bờ biển.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ