Rạng sáng hôm sau cả đoàn lên đường. Cậu bé da đen sung sướng, còn cô bé chuyên quyền vẫn tiếp tục hiền dịu và vâng lời như thường lệ. Xtas tràn đầy nghị lực và hi vọng. Cù ng đi với bọn trẻ là một trăm người Vahima và một trăm người Xamburu, trong số những người Vahima có bốn mươi người được trang bị súng trường rêmingtơn mà họ mới biết sử dụng. Vị thủ lĩnh da trắng, người dạy họ tập bắn trong vòng ba tuần lễ, hiểu rằng khi có sự cố, hẳn là họ gây ra nhiều tiếng nổ hơn gây tác hại cho địch, nhưng em nghĩ rằng, khi chạm trán với những người mông muội, tiếng động đóng vai trò không ít quan trọng hơn so với đạn, vì vậy em rất hài lòng về đội cận vệ của mình. Họ mang theo thật nhiều sắn, những bánh sắn nướng lẫn với những con kiến trắng to, béo mẫm, được sấy thật khô. Cùng đi với đoàn người là hơn mười phụ nữ, họ mang theo nhiều thức ăn ngon cho Nen cùng những túi da linh dương đựng nước uống. Từ chỗ ngồi cao trên lưng voi, Xtas theo dõi trật tự, ra mệnh lệnh có thể không phải là do thật cần thiết, mà chủ yếu là do vai trò thủ lĩnh khiến em thích thú – và em tự hào nhìn toàn bộ đội quân của mình.
“Giá như mình muốn, – em tự nhủ, – mình có thểở lại đây, trở thành vua của tất cả dân Đôcô, nhưông Bênhiốpxki1 ở đảo Mađagaxca vậy”.
Trong óc em thoáng qua ý nghĩ không hiểu có nên quay trở lại đây vào một lúc nào đó, khai phá một vùng đất rộng lớn, khai hóa cho người da đen,mở mang ở nơi này một đất nước Ba Lan mới, hoặc khi nào đó, dẫn đầu những toán quân người da đen đã được tập luyện thật tốt, quay trở về nước Ba Lan cũ. Nhưng chính em cũng cảm thấy có cái gì đó thật buồn cười trong những ý nghĩ đó, em nghi ngờ không rõ cha em có cho phép em đóng vai Alécxanđrơ Maxêđoan tại Phi châu hay chăng, vì thế em không thể lộ những dự định ấy với Nen, cô bé hẳn là người duy nhất trên đời sẵn sàng vỗ tayhoan nghênh.
Nhưng trước khi chiếm cứ miền đất Phi châu này, cầ n phải thoát ra khỏi đây cái đã, vì thế Xtasquay trở lại với những vấn đề thiết thân hơn. Đoàn người đi thành một hàng dài. Ngồi trên đầu voi, Xtas quyết định sẽ đi cuối hàng quân để có thể theo dõi mọi sự.
Khi mọi người vượt qua, em không khỏi ngạc nhiên thấy cả hai tên phù thủy – M’Kunđe và M’Pua, chính những kẻ đã bị Cali đánh đòn, – cũng cùng đi với đoàn; những bọc hàng trên đầu chúng cũng lắc la lắc lư như nhữ ng người khác trên đường.
Em bèn giữ chúng lại và hỏi:
– Ai bảo các người đi?
– Vua ạ! – Cả hai đáp lại vẻ nhẫn nhục và cúi chào.
Nhưng dưới lớp vỏ cam chịu này, mắt chúng vẫn long lên dữ tợn, mặt chúng lộ rõ vẻ tức giận, nên ngay lúc đầu Xtas đã muốn đuổi chúng quay trở lại, nếu em không làm điều đó cũng chỉ vì để khỏi ảnh hưởng tới uy tín của Cali mà thôi.
Nhưng em gọi ngay cậu bé lại.
– Có phải chính cậu đã ra lệnh cho bọn phù thủy đi cùng với chúng ta không? – Em hỏi.
– Cali ra lệnh, vì Cali là người thông minh.
– Thế thì tớ hỏi lại một lần nữa, tại sao cái thông minh ấy lại không bắt chúng phải ở lại nhà?
– Vì nếu như M’Kunđe và M’Pua ở lại, cả hai đứa sẽ xúi người Vahima giết Cali khi Cali quay trở về, còn nếu chúng đi với chúng ta, Cali sẽ trông thấy chúng và coi chừng chúng.
Xtas nghĩ một lúc rồi bảo:
– Có thể cậu có lí, nhưng hãy chú ý đến chúng cả đêm lẫn ngày, vì mắt chúng nhìn gian lắm.
– Cali đã có sẵn roi tre đây rồi, – cậu bé da đen đáp.
Đoàn người lên đường. Vào phút chót, Xtas ra lệnh cho toán cận vệ vũ trang bằng súng trườngrêmingtơn đi cuối cùng, vì đó là những người tin cẩn nhất được chính em lựa chọn. Trong những ngày luyện tập sử dụng vũ khí kéo dài khá lâu, họ đã phần nào gắn bó với vị thủ lĩnh trẻ tuổi củamình, đồng thời, được gần gũi với em, họ tự xem mình là những người tốt hơn những kẻ khác. Bây giờ, họ sẽ phải canh giữ cho cả đoàn và bắt những kẻ nào trong tương lai định trốn. Có thể thấy trước: khi những gian khó và nguy hiểm bắt đầu xuấthiện thì không thiếu chi những kẻ chạy trốn.
Nhưng trong những ngày đầu tiên, mọi việc diễn ra thật tốt đẹp. Mang theo những kiện hàng trên đầu, mỗi người da đen được vũ trang bằng giáo và đòng – được gọi là axagai – đi thành một hàng dài giữa rừng hoang. Họ đi hồi lâu dọc theo bờ phía Nam của cái hồ trên vùng bằng phẳng. Nhưng vì hồ được vây bọc bốn chung quanh bởi những đỉnh núicao vòi vọi, nên khi rẽ về phía Đông, họ bắt đầu phải leo dần lên cao. Những cụ già Xamburu biết rõ miền này đều nói rằng đoàn người sẽ phải vượt qua những đèo cao giữa núi mà họ gọi tên là Cunla và Inrô, sau đó sẽ đi vào vùng đất Ebênê nằm ở phía Nam Bôrani. Xtas hiểu rằng không thể đi thẳngsang phía Đông được, em nhớ rõ là Mombaxa nằm ở phía Nam đường xích đạo, cách chừng vài vĩ độ, nghĩa là nằm rất xa cái hồ nọ về phía Nam. Có được mấy chiếc địa bàn thừa hưởng của ông Linđe, em hoàn toàn không còn sợ bị lạc đường nữa.
Đêm đầu tiên họ dừng chân nghỉ trên một cao nguyên phủ đầy rừng. Khi bóng đêm về, mấy chục đống lửa chiếu sáng rực.
Bên lửa, nhữ ng ngườ i da đen nướng thịt khô và ăn sắn, họ bốc thức ăn bằng tay. Rồi sau khi đã thỏa cơn đói khát, họ bắt đầu trò chuyện với nhau, xem bvana kubva dẫn họ đi đâu, họ sẽ được tặng những phần thưởng nào. Một số người ngồi bệt, vừa cời lửa vừa ca hát. Mọi người trò chuyện ồn ào đến nỗi rốt cuộc Xtas phải ra lệnh cho họ im lặng để Nen có thể chợp mắt.
Đêm rất lạnh, nhưng sáng hôm sau, khi những tia mặt trời đầu tiên chiếu sáng trong vùng thì không khí lại trở nên ấm áp.
Vào lúc rạng đông, những người bộ hành trẻ tuổi trông thấy một cảnh tượng kì lạ. Lúc bọn trẻ đang đi tới một cái hồ kéo dài chừng hai cây số, nói cho đúng hơn, là tới một vùng ngập nước do nước mưa đọng lại trong thung lũng, bỗng Xtas – đang ngồi cùng cô bé trên lưng con King – nhìn quanh bằng ống nhòm gọi to lên:
– Nhìn kìa, Nen, voi đang đi uống nước kìa!
Cách đó chừng nửa cây số có một đàn chừng năm con voi đang kéo nhau tiến lại gần hồ.
– Những con voi này trông lạ lắm. – Xtas nói, em vẫn chăm chú quan sát những con vật này. – Chúng nhỏ hơn con King, tai nhỏ hơn nhiều và chẳng thấy ngà đâu cả.
Trong khi đó đàn voi bước xuống nước, nhưng chú ng không dừng lại ở bên bờ như con King thường làm, cũng không dùng vòi phun nước, mà chúng lại đi thẳng về phía trước, mỗi lúc một ngập sâu hơn, rốt cuộc chỉ có cái sống lưng của chúng là nhô lên trên mặt nước, trông giống như những tảng đá vậy.
– Gì thế kia? Chúng nó lặn à? – Xtas kêu lên.
Đoàn người tiến lại gần hồ hơn nữa rồi dừng chân ngay trên bờ hồ. Xtas cho mọi người dừng lại và kinh ngạc nhìn Nen rồi lại nhìn xuống hồ.
Gần như hoàn toàn không trông thấy đàn voi đâu nữa, trên mặt nước phẳng lặng, bằng mắt thường, chỉ có thể nhận thấy những cái gì đó như năm bông hoa màu đỏ nhô lên và lắc lư nhè nhẹ.
– Chúng nó đứ ng dưới đáy hồ, còn kia là những cái đầu vòi của chúng. – Xtas kêu lên, không tin vào mắt mình nữa.
Rồi em gọi Cali:
– Cali! Cậu thấy không?
– Có thấy, ông chủ à, Cali thấy, đó là những con voi nước(2). – Cậu bé da đen thản nhiên đáp.
– Voi nước à?
– Cali trông thấy chúng nhiều lần rồi.
– Thế chúng nó sống trong nước ư?
– Ban đêm chúng nó vào rừng ăn cỏ, còn banngày chúng ở dưới hồ, như hà mã. Sau lúc mặt trời lặn, chúng mới lên bờ.
Xtas không hết ngạc nhiên, và giá như không phải lên đường gấp, em đã cho cả đoàn dừng lại đến chiều để quan sát thật kĩ những con vật kì lạ này. Nhưng em thoáng nghĩ rằng đàn voi có thể sẽ lặn sang phía bờ hồ bên kia, và dù cho chúng có lên bờ ở đâu đi chăng nữa, cũng khó lòng nhìn rõ chúng ban đêm.
Thế là em đành ra lệnh xuất phát, nhưng dọc đường em bảo Nen:
– Này, thế là chúng mình đã được trông thấy mộtthứ mà chưa người Âu nào trông thấy. Em biết anh nghĩ gì không? Nếu như chúng mình đến được đại dương yên lành, thì hẳn sẽ chẳng ai tin khi anh nói rằng ở Phi châu có loài voi nước.
– Nếu chúng mình bắt được một con mang tớiđại dương thì sao? – Nen nói, cô bé lúc nào cũng tin là Xtas có thể làm được tất cả mọi chuyện.
———.
1. Bênhiốpxki M.A. (1748 – 1785), quý tộc gốc Hung hoặc Xlôvácki. Bị đày đi Camsátca, ông chạy trốn. Sau đó phục vụ trong quân đội Pháp đánh chiếm Mađagaxca và trở thành thủ lĩnh ở đảo này.
2. Phi châu còn biết bao bí ẩn chưa được nghiên cứu. Đã từ lâu tin đồn về loại voi nước vọng tới tai các nhà thám hiểm, nhưng người ta không muốn tin họ. Gần đây, Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên đã phái ông L.Petit đi, ông này đã trông thấy voi nướcCônggô tại hồ Lêôpôn. Tạp chí Kosmeos số 6 của Đức đã đăng tin này (Chú thích của tác giả).
Mãi sau mười ngày đường, cả đoàn mới vượt qua được những ngọn đèo và đi vào một vùng đất hoàntoàn khác hẳn. Đó là một vùng bình nguyên rộng lớn, chỉ đôi nơi mới có những quả đồi gợn sóng nhô lên, nhưng đa số lại là những quả đồi dẹt phẳng. Giới thự c vật hoàn toàn thay đổi. Không còn thấy những cây gỗ lớn đứng một mình hay thành cụm vươn cao trên mặt cỏ gợn sóng nữa. Chỉ thảng hoặc mới nhô lên những cây xiêm gai cho nhựa, vỏ màu trai ngọc, có dáng ô, nhưng lá rất thưa thớt, ít bóngmát vừa mọc cách xa nhau. Đây đó, giữa những tổ mối là những cây xương khô vươn thẳng lên trời, với những cành cây trông giống như các giá cắm nến. Lũ diều hâu quay lượn trên trời cao, còn bên dưới, bay từ cây xiêm gai này sang cây nọ là những con chim thuộc họ quạ, lông màu đen lẫn trắng. Cỏ màu vàng khè, mọc thành từng búi trông cứ như lúa hắc mạch chín. Tuy vậy, đồng hoang khô cằn này hẳn là vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn cho một lượng thú rừng rất đông đảo, vì cứ mỗi ngày vài lần, các vị khách bộ hành lại trông thấy những đàn linh dương gơnu, linh dương rừng móc và nhất là ngựa vằn. Trên vùng bình nguyên mênh mông không có bóng cây, cái nắng thật khó chịu đựng nổi. Trời không một gợn mây, ban ngày nóng nực, ban đêm cũng chẳng mang lại được mấy nỗi nghỉ ngơi.
Càng ngày, chuyến đi càng trở nên khó nhọc hơn. Trong những bản làng mà đoàn gặp được, thổ dân rất mực hoang dã đón tiếp đoàn một cách sợ hãi và miễn cưỡng, và nếu như không có một số khá đông những người phu khuân vác có vũ trang, nếu như không có bóng dáng những khuôn mặt da trắng cũng như con King và con Xaba, thì hẳn là các vị khách bộ hành gặp phải không ít nỗi nguy hiểm.
Nhờ Cali, Xtas biết được rằng tiếp sau đó sẽ không có bản làng nào nữa và vùng đất sẽ hoàn toàn không có nước. Thật khó mà tin điều đó vì những đàn thú đông đảo mà người ta gặp được phải có nơi nào đó để uống nước chứ. Tuy nhiên, câu chuyện về những vùng sa mạc, trên đó không hề có lấy một con sông, một vũng nước nào khiến cho những người da đen hoảng sợ, họ bắt đầu trốn dần đi. Hai tên M’Kunđe và M’Pua làm gương đầu tiên. May thay, người ta sớm nhận ra cuộc chạy trốn của chúng, và những người dùng ngựa đuổi theo đã tóm được chúng cách trại không xa lắm. Khi người ta giải chúng về, Cali đã dùng hèo tre chứng minh cho chúng thấy sự tội lỗi trong hà nh động của chúng. Họp tất cả những người phu mang hành lí lại, Xtas nói chuyện với họ, bài nói được chàng thanh niên da đen dịch sang thứ thổ ngữ của địa phương. Nhân việc ở chỗ trú đêm hôm trước lũ sư tử gầm thét suốt đêm chung quanh trại, Xtas cố gắng chứ ng minh cho những người của em thấy rằng, kẻ nào chạy trốn sẽ trở thành mồi của sư tử ngay lập tức, thậm chí nếu như kẻ đó có ngủ đêm trên những cây xiêm gai đi chăng nữa, thì hắn sẽ gặp những con vôbô còn kinh khủng hơn nhiều. Sau đó em nói rằng nơi nào có linh dương sinh sống, nơi đó nhất định phải có nước, còn nếu như trên đường đi tiếp, họ gặp phải vùng đất hoàn toàn không có nước, thì họ vẫn có thể mang theo một lượng nước đủ dùng cho hai ba ngày đường trong các túi da linh dương khâu lại cơ mà. Nghe em nói, những người da đen chốc chốclại bảo nhau: “Mẹ ơi! Đúng quá đi mất!”, nhưng đêm hôm sau lại vẫn có thêm năm người Xamburu cùng hai người Vahima nữa bỏ trốn, rồi cứ mỗi đêm lại có thêm những kẻ khác bỏ đi.
Tuy nhiên, M’Kunđe và M’Pua không thử tìm may mắn lần thứ hai, vì lí do đơn giản là hàng ngày, sau lúc mặt trời lặn, Cali ra lệnh trói bọn chúng lại.
Vùng đất mỗi lúc một trở nên khô cằn hơn và mặt trời càng ngày càng thiêu đốt đồng hoang dữ dội hơn. Thậm chí không còn trông thấy cả những cây xiêm gai nữa. Những đàn linh dương vẫn thường xuyên xuất hiện, nhưng mỗi ngày một ít hơn. Lũ lừa và ngựa vẫn còn tìm đủ thức ăn, vì bên dưới lớp cỏ cao bị khô héo, tại nhiều chỗ thấp vẫn còn tiềm trữ những loại cỏ thấp, xanh sẫm hơn và ít bị khô hơn. Song con King thì gầy sụt đi, mặc dù nó chẳng hề kén chọn gì cả. Khi gặp những cây xiêm gai, nó dùng đầu bẻ gẫy cả cây rồi chén sạch cả lá lẫn những đọt cây không từ cả những lá già năm ngoái. Cho đến nay, hàng ngày đoàn người vẫn gặp được nơi có nước, nhưng thường thường là nước đục cần phải lọc hoặc là nước mặn hoàn toàn không thể nào uống nổi. Rồi tiếp đó, có vài lần những người do Cali chỉ huy được Xtas cử đi tiền trạm không tìm thấy một vũng nước hay một nguồn khe ẩn kín nào cả, và Cali đành thưa với Xtas bằng nét mặt đầy buồn phiền: không có nước.
Xtas hiểu rằng cuộc hành trình cuối cùng này hoàn toàn không dễ dàng hơn những giai đoạn trước, em bắt đầu lo lắng cho Nen, vì ngay cả cô bé cũng có những thay đổi. Khuôn mặt cô bé, thay vì bị rám màu nắng gió, mỗi ngày một trở nên nhợt nhạt hơn, mắt mất vẻ long lanh. Trên vùng đồng bằng khô cằn không có muỗi, không bị bệnh sốt rét đe dọa, nhưng rõ ràng là cái nóng đã làm tiêu hao sức khỏe của cô bé. Xtas thương xót và lo lắng nhìn những bàn tay nhỏ bé đang trắng bệch như giấy của cô, và em cay đắng trách mình đã để phí mất quá nhiều thời gian vào việc tập bắn súng cho những người da đen, khiến cô bé phải đi trong tiết nóng bức thế này.
Ngày nối ngày trôi qua trong những nỗi lo như thế. Mặt trời càng ngày càng hút kiệt hơi ẩm và sức sống trên trái đất một cách thèm khát và ác độc hơn. Cỏ khô khốc quắt queo hẳn lại và khô tới mức gãy vụn dưới gót chân những đàn linh dương, mỗi đàn dù chẳng đông mấy chạy qua cũ ng làm bốc lên những đám bụi mù mịt. Tuy nhiên, những người bộ hành của chúng ta cũng gặp được một con sông nhỏ, họ nhận ra ngay từ xa nhờ những hàng cây mọc trên hai bờ sông. Những người da đen vội đua nhau chạy tới những hàng cây, và khi tới được bờ sông, họ bắc cầu, rồi nhúng ngập đầu xuống nước uống ừng ực cho tới khi một con cá sấu đớp lấy tay một người trong bọn mới thôi. Những người khác vội lao tới cứu bạn và trong nháy mắt đã lôi con “thằn lằn” khủng khiếp này lên bờ, song nó vẫn không chịu nhả cái tay của người bị nạn ra, mặc dù người ta đã dùng dao và giáo nậy hàm nó. Mãi đến lúc con King đặt chân lên mình con vật và chà vụn nó dễ như một cái nấm mủn thì mọi chuyện mới kết thúc.
Khi rốt cuộc mọi người đã thỏa cơn khát, Xtas ra lệnh quây hàng rào cọc tre thành hình tròn tại một chỗ nước nông, chỉ chừa một lối vào từ phía bờ sông để Nen có thể hoàn toàn an toàn tắm cho thoải mái. Em còn bố trí con King ở ngay lối cửa vào.Được tắm táp, cô bé tỉnh cả người, và sau khi nghỉ ngơi, sức lực của cô bé hồi lại phần nào.
Cả đoàn cũng như Nen rất sung sướng khi bvana kubva quyết định cho họ được dừng chân haingày cạnh sông. Được tin ấy, mọi người tươi tỉnh hẳn lên và quên đi những nỗi nhọc nhằn vừa trải qua. Sau khi đã được ngủ đẫy giấc và ăn uống no nê, một số người da đen bắt đầu thơ thẩn trong những hàng cây mọc trên bờ sông tìm những quả chà là dại và những quả cây được mệnh danh là “nước mắt Hiốp” mà người ta dùng làm tràng hạt.
Trước khi mặt trời lặn, mấy người trong bọn họ quay trở về trại mang theo những vật hình vuông màu trắng mà Xtas nhận ra ngay rằng đó là những cánh diều củ a chính em.
Một trong những chiếc diều đó mang số 7, nghĩa là nó được thả lên từ núi Linđe, nơi bọn trẻ thả tới hàng mấy chục chiếc. Xtas rất mừng và thêm phấn chấn vì chuyện này.
– Anh không nghĩ rằng, – em nói với Nen, – diều lại có thể bay xa đến thế. Anh cứ tưởng chúng sẽ vướng lại trên các đỉnh của dãy Caramôiô chứ. Bây giờ thì hóa ra gió có thể mang được diều đến nơi nào nó muốn, anh hi vọng rằng những chiếc diều chúng mình thả lên từ những ngọn núi vây quanh hồ Baxxa Narốc cũng như thả dọc đường sẽ bay được tới đại dương.
– Thế nào chúng cũng bay tới, – Nen đáp.
– Cầu Chúa cho được như thế! – Cậu bé nói, và nghĩ tới những nỗi nguy hiểm và khó khăn của chặng đường phía trước.
Ngày thứ ba đoàn người rời khỏi sông, sau khi đã lấy theo thật nhiều nước dự trữ trong những túi da. Trước khi hoàng hôn xuống, họ đi vào một vùng bị mặt trời thiêu đốt, nơi không có cả cây xiêm gai, một đôi chỗ mặt đất trần trụi như nện vậy. Chỉ thỉnh thoảng mới có một bụi lạc tiên có thân ngầm trong đất, trông giống như những quả bí khổng lồ, có đường kính tới hai thước ta. Từ những cái củ khổng lồ ấy mọc ra những sợi dây leo mảnh mai, lan ra trên mặt đất chiếm một khoảng không gian thật to lớn, tạo thành những bụi rậm rạp đến nỗi chuột cũng khó lòng rúc qua nổi.
Tuy vậy, mặc dù loài thực vật này có màu xanh non ngon lành, trônggiống như màu cây gai châu Âu, song chúng lại có không biết cơ man nào là gai nhọn, đến nỗi cả con King lẫn bọn ngựa cũng không sao xơi nổi. Riêng chú lừa là còn nhấm nháp được chút đỉnh, nhưng cũng rất thận trọng.
Còn bình thường, trong phạm vi vài dặm Anh, không hề trông thấy một thứ gì khác ngoài một loại cỏ cứng ngắn ngủn và một loài cây thân cỏ rất thấp trông từa tựa như cây trường sinh; loài cây này gãy vụn khi bị động vào. Sau chặng nghỉ đêm đầu tiên, cả ngày hôm sau, lửa trút từ trời cao xuống đất. Không khí run rẩy giống như trên sa mạc Libi. Trời không một gợn mây. Mặt đất tràn ngập ánh sáng, khiến cho mọi vật đều có màu trắng, không nghe thấy một tiếng động nào, thậm chí cả tiếng côn trùng, trong cái im lặng chết chóc đầy ánh sáng khó chịu này.
Mọi người đẫm mồ hôi. Thỉnh thoảng họ phải dồn đống những súc thịt khô và khiên lại để tìm một chút bóng mát. Xtas ra lệnh phải tiết kiệm nước, những người da đen cũng giống như trẻ con vậy, họ hoàn toàn không hề lo nghĩ gì tới ngày mai. Cuối cùng, đành phải dù ng lính canh giữ những người mang túi nước, và phân phát khẩu phần nước cho từng người. Chính Cali tự làm việc đó một cách rất công minh, nhưng chuyện ấy mất rất nhiều thì giờ, làm chậm trễ tốc độ hành quân, điều đó cũng có nghĩa là chậm tới được những nguồn nước mới. Thêm vào đó, những người Xamburu kêu ca rằng người Vahima được chia nhiều nước uống hơn, còn người Vahima lại kêu người Xamburu. Người Xamburu đòi quay trở lại, song, Xtas tuyên bố rằng vua Pharu sẽ ra lệnh chặt đầu họ, còn bản thân em cũng ra lệnh cho những xạ thủ được trang bị súng trường rêmingtơn của mình không cho phép một ai bỏ đi cả.
Đêm thứ hai họ gặp trúng chỗ đất trần trụi. Họ không làm bôma – hay hàng rào deriba như người ta thường gọi ở Xuđan – vì không có gì để làm cả.King và Xaba trở thành lính canh trạ i. Đó là những lính canh đủ tin cậy, nhưng vì được uống nước mười lần ít hơn lượng cần thiết, nên con King rống lên cho đến tận rạng đông, còn con Xaba thì thè lưỡi nhìn Xtas và Nen với lời khẩn cầu câm lặng, xin hãy thí thêm cho nó dù chỉ là một giọt nước. Cô bé muốn Xtas cho nó một ít nước trong cái bình đựng nước bằng cao su được thừa hưởng của ông Linđe mà em đeo bằng một sợi dây ở vai, nhưng cậu bé từ chối, vì em giữ gìn chút nước này cho Nen, dành cho những giờ đen tối nhất.
Đến chiều thứ tư thì chỉ còn lại có năm túi nước không lớn lắm, nghĩa là mỗi đầu người chỉ còn lại được không đầy nửa chén.
Và vì rằng dù sao ban đêm cũng mát hơn ban ngày, khiến cơn khát đỡ giày vò hành hạ người ta hơn là dưới ánh mặt trời gay gắt, hơn nữa buổi sáng mọi người cũng đã được chia chút ít nước, nên Xtas ra lệnh dành những túi nước này sang ngày hôm sau. Những người da đen lao xao phản đối mệnh lệnh này, nhưng nỗi sợ hãi đối với Xtas hãy còn khá lớn, nên họ không dám lao vào chỗ nước dự trữ ít ỏi cuối cùng ấy, nhất là khi bên cạnh đó đang có người cầm súng rêmingtơn đứng canh; những người này được thay gác từng giờ một.
Để đánh lừa cơn khát, những người Vahima và Xamburu đành vặt những cuộng cỏ khô cằn, nhai lõi của chúng, song trong cỏ cũng gần như không còn chút hơi ẩm nào, vì mặt trời đã hút cạn hơi ẩm ngay cả của những tầng đất sâu1.
Mặc dù không dập tắt được cơn khát, nhưng ít nhất thì giấc ngủ cũng cho phép tạm quên đi, nên khi đêm về, những người mệt nhọc và kiệt sức sau cả ngày đi đường ngủ như chết. Xtas cũng thiếp đi, nhưng trong lòng em đang có quá nhiều lo nghĩ và dằn vặt nên không sao ngủ yên và lâu được. Vài giờ sau, em tỉnh giấc và bắt đầu suy nghĩ về những chuyện sẽ đến, làm sao kiế m được nước uống cho Nen cùng cả đoàn, kể cả người lẫn vật? Tình thế thật nghiêm trọng, thậm chí có thể nói: thật kinh khủng, nhưng vốn tháo vát, cậu bé vẫn không chịu ngã lòng. Em bắt đầu nhớ lại tất cả những sự kiện diễn ra từ khi chúng bị bắt cóc ở Phaium cho tới lúc này: chuyến đi dài đằng đẵng đầu tiên vượt sa mạc Xahara, bão cát trong sa mạc, những lần định chạy trốn, Kháctum, Mahơđi, Phasôđa, thoát khỏi tay Ghebơrơ, rồi chặ ng đường tiếp theo đó đến khi ông Linđe chết, cho tới tận hồ Baxxa Narốc và mãi đến chỗ mà bọn trẻ đang trú đêm hiện nay. “Ta đã vượt qua biết bao chuyện, đã chịu đựng biết bao điều”, – em tự nhủ, – “biết bao lần ta tưởng chừng mọi sự đi đứt rồi và không còn lối thoát nào nữa, ấy vậy mà Chúa vẫn trợ giúp và bao giờ ta cũng tìm ra lối thoát. Thật khó tưởng tượng là ta đã vượt qua ngần ấy chặng đường, ngần ấy hiểm nguy để rồi phải chết trong chặng đường cuối cùng này! Bây giờ hãy đang còn một ít nước, và vùng này đâu phải là Xahara, vì nếu như thế thật thì hẳn là người ta phải biết điều đó chứ!” Song, thật ra niềm hi vọng của em còn được duy trì bởi vì qua ống nhòm về ban ngày em nhìn thấy ở phía Nam dường như có dạng của một dãy núi mờ mờ, có thể cách chúng còn chừng trăm dặm Anh nữa, cũng có thể xa hơn. Nhưng nếu như đến được nơi đó thì chúng sẽ thoát chết, vì ít khi vùng núi lại không có nước. Cần phải mất bao nhiêu lâu để đến được, cái đó em không biết, điều ấy còn phụ thuộc vào độ cao của núi. Trong làn không khí trong suốt như không khí Phi châu này, những đỉnh núi cao có thể nhìn thấy được từ rất xa, nghĩa là cần phải tìm ra nước trước khi tới đó. Nếu không thì chết hết.
“Nhất định phải thế!” – Xtas tự nhắc mình.
Tiếng thở dài đứt đoạn của con ngựa đang cố sức tống ra khỏi phổi cái nhức nhối của cơn khát chốc chốc lại cắt ngang dòng suy nghĩ của cậu bé. Nhưng lúc sau, em như nghe thấy có tiếng gì đó tựanhư tiếng rên rỉ từ một phía khác của trại, chính từ phía mà những bao nước được phủ cỏ qua đêm.
Vì tiếng rên lặp đi lặp lại mấy lần liền, nên cậu bé đứng dậy để xem có chuyện gì xảy ra. Em bước vềphía bụi cây mọc cá ch lều chừng vài mươi bướcchân. Đêm sáng vằng vặc, nên từ xa đã có thể trông thấy hai bóng người màu đen thẫm nằm cạnh nhau và hai khẩu rêmingtơn lóe sáng trong ánh trăng.
“Người da đen bao giờ cũng thế, – em nghĩ thầm, – phải canh nước, thứ quý giá nhất đối với chúng tahiện giờ, ấy thế mà họ lại ngủ khì cả hai, cứ như đang nằm trong căn lều của họ vậy. A! Ngày mai thì hẳn là cái hèo tre của Cali lại có việc làm đây!”.
Nghĩ thế, em tiến lại gần và lấy chân lay lay một trong hai người lính canh, nhưng lập tức em lùi lại, kinh hoàng.
Người da đen có vẻ đang ngủ kia nằm ngửa với một con dao cắm ngập tận chuôi vào cổ họng, cạnh đó là người thứ hai, với cái cổ cũng bị cắt ngang khủng khiếp đến nỗi đầu gần như rời hẳn khỏi thân mình.
Hai túi nước biến mất, ba túi khác bị phanh thủng và bẹp dí, nằm giữa đám cỏ bị vứt ngổn ngang.
Xtas cảm thấy tóc em dựng ngược cả lên.
———-.
1. Về những vùng bình nguyên không có nước tại miền này xin bạn đọc hãy xem quyển sách tuyệt hay của linh mục Le Roy, giám mục xứ Gabon nhan đề Kilima – Njoro (Chú thích của tác giả).