Những Người Khốn Khổ - Chương 4 – Cosette

Jean valjean đưa cosette tới earis. ông tự nhủ thà mất tăm trong đại dương của một thành phố hơn là sống trong một tỉnh nhỏ nơi cuộc sống mọi người luôn chịu sự xét nét, phê phán của người bên cạnh. ông mướn một gian phòng và một buồng nhỏ được soi sáng bởi một Ô cửa sổ trên mái nhà trong khu phố Salpétrière ở đường Vignes-saint-marcel. Căn nhà ông chọn có một vẻ ngoài bẩn thỉu và ảm đạm gồm nhiều gian phòng tồi tàn có sẵn đồ đạc cho những người nghèo khổ thuê mướn.

Chính đó là nơi hai con người đào tẩu đến ở. Với Cosette đó là khởi đầu của cuộc sỏng khác thường.

Không công việc phải làm, không đòn roi, không lời dọa nạt hãi hùng.

– Cháu cứ chơi đi ? Jean Valjean mỉm cười nói với cô và trong lúc đứa trẻ hoan hỉ thứ sống hạnh phúc, người cựu tù khổ sai ngắm nghía cô một cách trìu mến.

Một tình cảm mới mẻ tràn vào tâm hồn ông. ông chưa từng yêu một thứ gì trên cõi đời này. Từ hai mươi lăm năm nay, ông vẫn sống cô độc. Những xúc động dịu dàng của tuổi trẻ nếu ông có được thì cũng đã rơi vào đáy vực.

Nhìn Cosette sống, ông thấy lòng mình rung động. Tất cả những gì thắm thiết, say mê nơi ông đều đổ dồn về cô bé đó. ông vẫn đứng bên giường nơi cô đang ngủ, và ông run lên vì sung sướng. ông cảm nhận tất cả những tình cảm say sưa của người mẹ và của một người ông. Đó là lần thứ nhì ông gặp gỡ một hình bóng trắng trong. Vị giám mục đã mang đến tim ông một bình minh đạo hạnh, Cosette thì mang đến một bình minh trìu mến.

Năm mươi năm cách biệt đã đặt ra một sự phân ly sâu sắc giữa người đàn ông luống tuổi đó và đứa trẻ kia. Định mệnh đã xoá nhòa sự phân ly đó. Nó nhanh chóng kết hợp hai cuộc đời mất gốc đó, khác biệt nhau về tuổi tác tương đồng nhau trong sự tang tóc. Bản năng của Cosette tìm kiếm một người cha cũng như bản năng của Jean Valjean tìm kiếm một đứa con. Hai tâm hồn kết hợp nhau để sống.

Nhiều tuần lễ trôi qua. Cosette cười nói huyên thuyên, ca hát ngay từ hừng đông. Jean Valjean bắt đầu dạy cô học. Đôi khi trong lúc cô đánh vần, ông nghĩ chính với ý nghĩ làm điều xấu, trả thù sự bất công của xã hội mà ông đã học đọc trong nhà tù. ý nghĩ đó đưa tới việc dạy một đứa trẻ đọc.

Bây giờ người cựu tù nở một nụ cười phúc hậu. Dạy Cosette đọc, để cho cô nô đùa, nói với cô về mẹ cô, đó gần như là tất cả cuộc sống của Jean Valjean.

Còn cô, cô gọi ông là ” cha ” và không biết ông có một cái tên nào khác.

Jean Valjean có sự thận trọng là không bao giờ ra ngoài ban ngày. Mọi buổi chiều, vào buổi chạng vạng, ông đi dạo một hay hai tiếng đồng hồ, đôi khi một mình, thường khi với Cosette, ông tìm những đường bên của các đại lộ vắng vẻ nhất và bước vào các nhà thờ vào lúc sập tối ông thường đến Saint-médard là nhà thờ gần nhất. Khi ông không dắt Cosette theo thì cô ở lại với một bà lão trọ trong một gian phòng tồi tàn cạnh phòng họ trong cùng ngôi nhà. Bà lão đó lo việc trong nhà cho Jean Valjean làm bếp, mua sắm đồ thiết dụng. Bà tin rằng ông chủ của bà là người bị khánh tận bởi trái phiếu xứ Tây Ban Nha và đã đến ở đây với đứa cháu gái. Bà đã cố thử hỏi chuyện Cosette nhưng cô bé vì tính kín đáo tự nhiên đã không hở môi. Vả chăng cô biết rất ít điều và trong hạnh phúc hiện tại, ký ức về cuộc sống đã qua của cô về cuộc sống đau khổ cũ đã xóa nhòa trong trí nhớ của cô.

Tuy nhiên cuộc sống của những người ở trong ngôi nhà lại gợi tính hiếu kỳ của những kẻ ăn không ngồi rồi trong khu phố.

Một buổi chiều khi Jean Valjean trở về nhà ông trông thấy gần như trước cửa phòng mình một người ăn mày đang vừa cuối đầu vừa đưa bàn tay ra và lẩm bẩm.

ông cho ông ta tiền. Nhưng lúc ông đặt vào bàn tay đưa ra một đồng tiền, người ăn mày bất ngờ ngẩng đầu lên và nhìn ông chằm chằm.

Động tác đó chỉ kéo dài trong khoảng thời gian một tia chớp. Thế mà Jean Valjean vẫn giật mình. Dường như ông đã nhận ra khuôn mặt khủng khiếp của Javert. ông lùi lại sững sờ như hoá đá trong vài giây trước khi có thể dửng dưng dời bước.

Ban đêm ông không ngủ. Và hôm sau ông trải qua một ngày trong lo lắng và bảo Cosette giữ im lặng để ông có thể nghe từng tiếng động nhỏ trong nhà. Nhiều lần ông nhận ra một bước chân lén lút lướt qua. ông nén hơi thở, còn Cosette thì hãi hùng mà không biết tại sao, cô im thin thít.

Trọn ngày dài cứ trôi qua như thế. Lúc sẫm tối, Jean Valjean đi tới một quyết định. ông làm một cuộn một trăm trong mà ông cất trong tủ và cho vào túi. Đoạn ông khẽ mở hé cánh cửa, bước xuống, chăm chú nhìn mọi phía trên đại lộ. ông không thấy một bóng người nào. ông bước trở lên phòng mình.

– Đến đây! ông bảo Cosette .

ông nắm tay cô và họ bước ra ngoài.

ông không biết mình đi đâu, ông không có một kế hoạch nào, một ý đồ nào. Nhưng ông đã quyết định không trở về ngôi nhà ở đường Vignes nữa. ông vạch những lối đi ngoằn ngoèo biến hóa trong khu phố Mouttetard. .

Nếu tình cờ tìm ra dấu vết của mình, người ta cũng lạc mất thôi, ông nhủ thầm.

Khi băng qua đường Pontoise, ông thấy rõ, nhở ánh sáng một ngọn đèn đường, ba người đàn ông đang bước theo ông khá gần, một trong ba người đó có dáng dấp dễ sợ của Javert.

Đến đây con, ông bảo Cosette. Và ông vội vàng rời khỏi đường Pontoise.

ông đi vào đường Postes, về phía khu vườn cây. Một ngã cho phép ông vượt lên trước những người đang đuổi theo ông. Cosette đã thấm mệt, ông ôm cô trong hai cánh tay để có thể đi nhanh hơn. ông tới bờ sông Seine, những con đường có vẻ vắng. Không có ai phía sau ông.

ông thở nhẹ nhỏm.

Cầu Austerlitz trước mặt ông, ông đi qua nó trong bóng một chiếc xe bò cũng đi như ông ở bên phải. Rồi ông đi vào một con đường nhỏ chật hẹp và tối tăm, nhưng trước khi bước vào đó, ông thận trọng nhìn lại phía sau. Từ chỗ của mình, ông thấy cầu Austerlitz trong suốt chiều dài của nó. Bốn bóng người vừa bước lên đó.

Jean Valjean rùng mình như một con vật bị truy ra dấu vết. ông vội vàng đi vào con đường nhỏ Che min- Vert-st-antoine, tự nhủ thầm rằng nếu ông đến những chỗ để than củi, những khoảng đất trồng trọt, những khoảng đấí không xây cất, ông có thể thoát thân.

Đi được khoảng ba trăm bước, con đường có hình dạng một chữ Y. ông vào đó theo nhánh bên phải dẫn về phía đồng ruộng.

Hai ba lần quay lại nhìn phía sau ông không thấy gì, và ông tiếp tục bước đi, phần nào yên tâm. Nhưng khi quay lại lần nữa dường như ông thấy nơi đoạn đường ông vừa đi qua, xa xa trong bóng tối, một cái bóng đang di động. Thế à ông bất đầu chạy.

ông vào một con đường nhỏ bên hông và sau đó ông dừng chân chần chờ : Một con đường vắt ngang tạo thành cái nền của con đường nhỏ này. Bên phải nó nối dài thành một đoạn giữa những nhà kho và những nhà chứa lúa và tận cùng bằng một ngõ cụt. Cuối ngõ cụt người ta thấy hiện ra một bức tường lớn màu trắng. Bên trái, con đường nhỏ chạy khoảng hai trăm bước thì gặp mti con đường lớn mà dường như nó là một nhánh rẽ. lối thoái có lẽ ở phía đó. Nhưng trong lúc Jean Valjean suy nghĩ tới việc rẽ phía trái, ông lại thoáng thấy nơi con đường nhỏ và con đường lớn nơi ông sắp sửa nhắm hướng đi tới, có một pho tượng đen đúa im lìm. Đó là một người đàn ông đang chận ngang, chờ đợi.

Jean Valjean lùi lại. Dĩ nhiên ông đang bị bóng ma đó rình rập. Làm gì bây giờ ? Javert có vẻ như không bao giờ mất dấu vết và sắp tới đây hấn sẽ dồn con mồi của hắn vào mê cung của những con đường nhỏ thuộc khu Petit-picpus mà hắn quá rành. Hắn đã cho một người của hắn chận lối thoát độc nhất trong lúc hắn được hỗ trợ và bám sát Jean Valjean mấy trăm bước phía sau. Mạng lưới từ từ siết lại Jean Valjean nhìn bầu trời một cách tuyệt vọng.

ông nghe có tiếng bước nhịp nhàng của những người lính. Đó là giây phút khủng khiếp. Một khoảng không đầy một khắc đồng hồ ngăn cách Jean Valjean với vực sâu hãi hùng khi đang mở ra trước mặt ông lần thứ ba. Và nhà tù lần này không chỉ là nhà tù đơn thuần, đó còn là Cosette mất đi mãi mãi.

Con đường nhỏ nơi Jean Valjean đang chần chờ run rẩy, một bên được viền bằng mỗi một tòa nhà với những tường thành nghiêm ngặt, hẳn phải bao quanh một khu vườn ở ba cạnh kia. Một nhánh cây điền ma xuất hiện trên một chỗ lở của bức tường. Jean Valjean lao về phía chỗ lở đó, cái cây đó. Bức tường trên đó người ta trông thấy cây điền ma cao khoảng mười tám piê nhưng nó đã cũ kỹ và có nhiều chỗ ìôi lõm nơi một người tù khổ sai đáng bậc thầy trong nghệ thuật vượt ngục có thể tìm ra những cái bậc để leo lên.

Nhưng cái khó là Cosette. Làm thế nào vừa ôm cô vừa leo lên?

Phải có một sợi dây. Jean Valjean nhủ thầm. Và ông nhìn quanh, đầu óc rối rắm.

Đôi mất tuyệt vọng của ông bắt gặp ngọn đèn đường của ngõ cụt.

Vào thời đó, người ta soi sáng các con đường bằng những ngọn đèn đặt cách khoảng và có một sợi dây buộc vào đường rãnh của một cái trụ. Dùng dao chặt sợi dây, quấn một đầu quanh người Cosette sao cho khỏi không thể gây thương tích cho cô bé đối với ông là chuyện diễn ra trong một phút.

Bước chân của những người tuần thám do Javert hướng dẫn đang tiến lại gần.

Cha ơi, Cosette nói, hắt đầu lo sợ với những bước chân đi đi lại lại đó. Con sợ quá. Cái gì đang đi tới đó cha ?

– Suỵt ! Jean Valjean vừa đáp vừa rà lại những nút dây – Bà Thénardier đấy. Con đừng nói gì cả. Hãy để ta làm. Nếu con la lên, nếu con khóc thì bà ta đang rình con đấy Bà ta tới để cướp lại con.

Cosette rùng mình, sợ đến lạnh người. Jean Valjean cởi giày và vớ ném qua bức tường, cắn chặt đầu dây buộc Cosette và nương theo những chỗ lồi lõm mà leo lên dọc theo bức tường một cách lặng lẽ với một vẻ thành thục tuyệt vời. Một nửa phút chưa trôi qua ông đã quỳ gối trên bức tường. Sau đó ông kéo cô bé lên. Rồi cõng cô trên lưng, ông bò trên bức tường, đến một mái nhà áp vào đó đang đổ xuống theo một mặt phẳng thoai thoải nghiêng vừa lướt qua cây điền ma.

Jean Valjean vừa tới được mặt nghiêng của mái nhà và chưa rời bức tường thì có tiếng bước xôn xao báo hiệu đám tuần thám đã tới. Người ta nghe giọng nói vang dậy của Javert.

Hãy lục soát ngõ cụt này ! Đường Droit-mur đã có người giữ, con đường nhỏ Picpus cũng thế. Tôi cho rằng ông ta đang ở ngõ cụt này.

Bọn lính và công an đổ xô tới. Jean Valjean buông mình lướt đi dọc mái nhà vừa đỡ Cosette không biết vì hãi hùng hay vì can đảm mà cô bé nín cả thở. Hai bàn tay cô hơi bị sướt.

Hai kẻ chạy trốn đang ở trong một khu vườn có dáng vẻ lạ thường, một nửa cỏ mọc đầy, với đây đó những lối đi hai bên viền những cây nhỏ thấp bé âm u và những chiếc băng đá đen đúa vì phủ đầy rêu.

Ngôi nhà gạch mà Jean Valjean nương theo cái mái để tuột xuống, có vẻ là một nhà kho đã hoang phế.

Tòa nhà lớn chạy dọc đường Droit-mur và con đường nhỏ Picpus nhô hai mặt tiền vuông góc ra khu vườn. Tất cả các cửa sổ đều bằng song sắt, người ta không thấy có ánh sáng bên trong. ở các tường trên có những miệng lưới ống khói như ở các nhà tù.

Việc đầu tiên của Jean Valjean là tìm lại đôi giày và mang vào chân, rồi cùng Coscue đi vào nhà kho, Cosette run rẩy nép sát vào ông. Người ta nghe đám người tuần thám đang lùng sục khắp ngõ cụt và con đường, liếng báng súng gõ vào đá, tiếng Javerl gọi ơi ới đám công an, cùng những tiếng chửi rủa lẫn với những lời lẽ mà người ta chẳng nghe được gì. Jean Valjean nín thở. Rồi những tiếng ầm ĩ cũng dần dần tắt ngấm. Tất cả chìm vào im lặng. Gió thổi xào xạc qua đám cỏ khô nơi đầu tường tạo thành một tiếng động dịu dàng, não ruột.

Jean Valjean thấy Cosette đang run rẩy. CÔ bé đã lạnh cóng. Đôi mắt to của cô đã nhắm nghiền. ông lay mạnh cô. CÔ không trả lời. Hơi thở cô đã yếu lắm rồi và chực tắl ngấm.

Jean Valjean bọc cô trong chiếc áo rây đanh gột của mình. Những ý định khủng khiếp băng qua đầu ông một cách hỗn độn.

phải chăng nó sắp chết? ông cuống quít nhủ thầm.

ông đặt Cosette nằm trên một đám củi và rơm, rồi chạy vào nhà kho, trễ lắm là trong mười lăm phút cô phải có lửa để sưởi và nằm trên một chiếc giường. ông không còn nghĩ tới niềm im lặng phải giữ lẫn sự dè dặt. ông tự nhủ, con tôi sắp chết.

và đúng vào lúc đó ông trông thấy một người đàn ông xuất hiện trong khu vườn.

Người này có vẻ khập khiễng và trong mỗi bước đi của ông ta người ta nghe có tiếng khua nho nhỏ. ông đứng dậy, cúi xuống, dừng bước với những cử động nhịp nhàng như đang kéo một cái gì trên mặt đất.

Jean Valjean bước thẳng về phía người đàn ông.

ông rút bó giấy bạc trong túi bạc gi lê của mình. Người đàn ông đang cúi đầu và không thấy ông bước tới. Jean Valjean đến bên ông ta và nói lớn :

Một trăm trăng ? ông được một trăm trăng nếu ông cho tôi trọ qua đêm nay.

Người đàn ông nhảy nhổm và ngước mắt nhìn lên.

ánh trăng soi rõ khuôn mặt hoảng hốt của Jean Valjean.

Kìa, ông đây mà, ông Madeleine có phải? người đàn ông nói.

Jean Valjean lùi lại. ông mong đợi mọi điều, trừ điều đó ông hỏi giọng khàn đục.

– ông là ai và ngôi nhà này là gì?

– Đúng rồi, khỏe thật! người đàn ông kêu lên. ông không nhớ tôi sao? Có phải bây giờ thánh thần đã đi cả rồi chắc? Tôi là người từng được ông cứu mạng, và ngôi nhà này là nơi ông đưa tôi tới. ông không nhận ra lão Fauchelevent này sao? Người làm vườn của tu viện Picpus… ông thấy đó, tôi phải phủ kín những trái dưa vì sợ trời đông giá. Nhưng mà nói cho cùng ông làm thế nào để vào đây, ông Madeleine? Cuối cùng có thể ông từ trên trời rơi xuống lắm…

– Lão Fauchelevent, Jean Valjean vừa nói vừa nắm tay ông lão, xưa kia tôi đã cứu mạng ông. Hôm nay ông có thể làm cho tôi điều tôi đã làm cho ông không?

Một niềm vui tớ mở làm biến dạng mặt mày Fauchelevent.

– ông thị trường, xin ông tùy nghi sai bảo lão già chất phác này, ông nói giọng mủi lòng. ông muốn tôi làm gì đây?

– ông có một gian phòng không?

– Tôi có một căn lầu biệt lập ở đằng kia, sau mớ đổ nát của tu viện cũ, trong một xó không ai trông thấy. Có ba phòng.

– Tốt lắm, Jean Valjean nói. Bây giờ tôi xin yêu cầu ông hai điều. Thứ nhất ông đừng nói với bất luận ai về nhữngagì ông biết về tôi. Thứ nhì, ông đừng tìm hiểu gì thêm. ông hứa chứ? Bây giờ ông hãy đi với tôi. Chúng ta sẽ đi tìm đứa bé.

Non nửa tiếng đồng hồ sau, Cosette hồng hào trở lại nhờ được sưởi ấm, cô ngủ trên giường- của lão làm vườn. Jean Valjean mặc lại chiếc rây đanh gột vào người và ngồi trước mặt lão Fauchelevent bấy giờ đã đặt lên bàn một miếng phô mát, bánh mì hẩm, một chai rượu và hai cái ly.

Này lão Fauchelevent, Jean Valjean mở lời, tôi phải ở lại đây, trong nhà này.

Không được đâu, ông Madeleine ạ. Đàn ông không được vào đây. Chỉ có tôi, cha tuyên úy, viên y sĩ.

Xin ông hãy hiểu cho tôi. Trong tu viện này chỉ có những nữ tu thuộc dòng tu kín. Suốt ngày các bà lo cầu nguyện.

Và rồi các bà có đám học sinh nội trú, đúng vậy, những cô bé tuổi từ bốn đến mười sáu mà họ lo việc giáo dục, và để ở lại trong nhà này, trước hết ông phải ra ngoài được – ông bảo có những cô bé ở đây à? Jean Valjean hỏi. Và ông thầrn nghĩ : Đây là cơ hội tốt để Cosette được học. Lão Fauchelevent, ông tiếp lời, lớn giọng, lão có nghĩ rằng tôi sẽ là một người làm vườn thích đáng không. Thời trẻ tôi đã từng làm việc với ruộng đồng, tôi đã từng tỉa cành cho cây. Con bé Cosette của tôi sẽ trở thành học sinh nội trú trong tu viện. Tôi sẽ gặp nó mỗi ngày. Lão không tin rằng điều đó có thể được sao?

– Quả vậy! Fauchelevent vừa nói vừa gãi đầu. Tôi rất được mẹ bề trên thương. Có thể bà sẽ bằng lòng nhận ông với tư cách phụ làm vườn. Tôi sẽ nói với bà ông là em tôi. Tôi có một người em đã chết tại châu Mỹ. Đây là dịp cho cậu ấy sống lại. Còn cô bé thì còn dễ nữa, nhưng với việc đó ông vẫn không ra khỏi chỗ này được. Với tôi .

ông từ trên trời rơi xuống, bởi tôi biết ông, nhưng với các nữ tu thì ông cần phải bước vào qua cánh cửa.

– Này! Jean Valjean vừa nói vừa vểnh tai nghe. Tiếng chuông đó là gì?

– Đó là chuông báo tử. Hôm nay một nữ tu đã chết.

Đó là điều giúp tôi được mẹ bề trên chấp thuận lời yêu cầu của tôi về “cậu em của tôi”. Đúng thực tôi giúp việc cho giáo hội… Người nữ tu mới chết đã yêu cầu được chôn cất trong chỗ hát kinh của giáo đường. Đó là điều bị cấm đoán. Nhưng các bà muốn phớt lờ những quy định của cảnh sát. Họ bảo rằng ước nguyện của sinh linh đáng được tôn trọng hơn luật pháp. Thế là mẹ Thập tự giá sẽ an nghỉ nơi mẹ mong muốn. Có điều là ban quản trị đã gửi đến một cái áo quan, sau cuộc viếng thăm của viên y sĩ khám người chết. Cái áo quan đó, tôi phải đổ đất cho đầy để người ta không thấy nó rỗng và tôi sẽ đưa nó ra nghĩa địa Vaugirard. Chính nhờ những công việc đó mà tôi nghĩ ông sẽ được chấp nhận như người phụ làm vườn tới đây. Thế là tôi đã có cách đưa ông vào đây. Nhưng làm sao đưa ông ra khỏi đây chứ? Cái khó là chỗ này. Với cô bé thì không gì dễ hơn. Tôi có cửa sau mở ra khoảng sân. tôi gõ. Người giữ cửa mở. Tôi có cái gùi trên lưng (tôi thường mang rau đậu ra ngoài). CÔ bé thay chỗ rau đậu.

Cô chỉ cần lặng im. CÔ nằm dưới tấm vải bố. Tôi sẽ để cô tại nhà một bà lão bán rau quả mà tôi quen biết tại đường Chemin-vert. Bà ta điếc, và bà ta có một cái giường nhỏ. Tôi sẽ hét trong lỗ tai bà ta là tôi dẫn tới bà ta một đứa cháu của tôi. Bà ta sẽ giữ nó cho tới ngày hôm sau. Sau đó cô bé sẽ trở về với ông. Bởi tôi sẽ đưa ông trở về để nói chuyện với mẹ bề trên. Phải thế mới được Nhưng còn ông, ông sẽ làm cách nào để ra ngoài – Lão Fauchelevent, Jean Valjean ôn tồn nói, trong cái áo quan của ban quản trị ông sẽ không đổ đất vào, ông sẽ găm một người sống trong đó. Đó là tôi.

– ông à? Fauchelevent kêu lên trong cơn bối rối.

– Đúng, chiều dài cái áo quan là bao nhiêu?

– Sáu piê – Được rồi. Ai là người đóng đinh nó ?

– Tôi.

– ông có một mũi khoan chứ?

ông sẽ khoan vài cái lỗ nhỏ quanh miệng và ông sẽ đóng đinh mà không cần ép chặt tấm ván ở trên.

– Và nếu ông phải ho hay hắt hơi thì sao?

Kẻ đào thoát thì không ho cũng không hắt hơi bao giờ. Lão Fauchelevent, phải quyết định thôi : hoặc bị bắt nơi đây hoặc chấp nhận đi ra ngoài bằng xe đám tang.

– Thật ra, Fauchelevent làu bàu, không còn cách nào khác.

Điều độc nhất khiến tôi lo, Jean Valjean tiếp lời, là những gì sẽ xảy ra tại nghĩa địa đây?

Đó lại là điều tôi không lo, Fauchelevent kêu lên.

Tôi chắc chắn sẽ kéo ông ra khỏi huyệt. Người đào huyệt của thị xã, lão Mestienne, là một bợm say trong đám bạn tôi Chuyện này sẽ qua thôi, tôi sẽ nói cho ông rõ. Người ta sẽ tới trước sương mù một chút, khoảng ba khắc đồng hồ trước giờ nghĩa địa đóng cửa. Phu đám ma sẽ khiêng áo quan và đưa ông xuống huyệt. Linh mục sẽ đọc kinh.

Sau đó còn lại một mình tôi với lão Mestienne. Trong hai điều phải có một, hoặc lão sẽ say bí tỉ hoặc lão không say. Tôi sẽ dẫn lão tới quán Bon Coing, tôi sẽ đổ rượu cho lão say nhè. Chẳng lâu la gì đâu. Tôi sẽ lấy cái thẻ của lão ta để trở vào nghĩa địa, bởi muốn đi qua khi cửa nẻo đã đóng người ta phải trình thẻ nếu không, phải nộp phạt. Và tôi sẽ bới ông lên.

Jean Valjean đưa bàn tay ra cho Fauchelevent.

– Xong rồi, ông nói. Mọi việc sẽ tốt đẹp.

Miễn không có gì phiền hà, Fauchelevent nghĩ thầm. Nếu chuyện này mà trở nên khủng khiếp…

Hôm sau, khi trời sụp tối, một đám tang với áo quan phủ một tấm ra trắng theo sau là một linh mục trong áo lễ trắng, một lễ sinh, hai phu đám ma và lão Fauchelevent, tới cửa nghĩa địa Vaugirard.

Tất cả diễn ra theo đúng ý đô của Jean Valjean.

Mẹ bề trên của tu viện chấp nhận giúp đỡ người làm vườn tận tụy.

– Sau việc chôn cất, ông sẽ dẫn người em và cháu ông tới tôi, bà nói với lão Fauchelevent.

Cosette được đưa tới bà bán rau quả mà không gặp trở ngại nào. Và Fauchelevent đã đưa Jean Valjean trở về mà không ai trông thấy, trong một gian phòng ở phía dưới của giáo đường nơi đặt áo quan của nhà đòn. Thi thể của mẹ Thập tự giá được đặt trong hầm mộ của tu viện. Và giờ đây lão làm vườn đã thấy yên tâm vì trước mắt ông chỉ còn cái khó – cũng quá dễ – liên quan tới nghĩa địa.

Lão đưa mắt quanh quất tìm lão Mestienne. Nhưng lão này chưa tới.

Bỗng đâu trong lúc đoàn xe sắp qua ngưỡng cửa nghĩa địa, một người có dáng dấp một tay thợ thuyền, cắp trong mình một cái cuốc đến đứng sau xe tang, bên cạnh Fauchelevent.

– Anh là ai? Fauchelevent hỏi kẻ lạ mặt.

Người đào huyệt.

Nếu người ta còn sống sót sau khi lãnh một viên cạn đại bác giữa ngực, hẳn người ta sẽ có bộ mặt của Fauchelevent bấy giờ.

Nhưng người đào huyệt là lão Mestienne kia mà, lão ấp úng.

– Đúng, lão chết rồi. Thế đấy, người tiền nhiệm của tôi Mải đào huyệt chôn kẻ khác, tới ngày người ta đào huyệt cho mình thôi. Sau Napoléon có Luois XVIII. Sau Mestienne có Gribier. Tôi tên là Gribier.

Fauchelevent bật cười. Lão tái mặt.

– à ? lão Mestienne đã chết ! Đó là một tay cừ có thể cùng anh nhắm nháp hết một vò đấy. Nào, anh bạn, chốc nữa ta đi uống với nhau nhé, để tưởng nhớ lão Mestienne.

Tôi chả uống bao giờ, Gribier đáp.

– Thế nhưng phải làm quen với nhau chứ, Fauchelevent ấp úng. Người ta không quen nhau nếu không cùng uống với nhau. Kẻ nào cạn ly tức là tức là cạn lòng mình đấy.

– Trước tiên là công việc.

Mình thua rồi, Fauchelevent nhủ thầm.

Xe tang dừng lại nơi góc nghĩa địa dành cho các nữ tu Phu đào huyệt đang cho áo quan xuống, đầu xuống trước. Fauchelevent lảo đảo, vị linh mục đọc kinh, những từ thuộc nghi lễ tôn giáo vang dội trong tai lão làm vườn như tiếng chuông cấp báo. Lão không hiểu bằng cách nào những vai phụ của vở bi kịch bỗng biến đâu mất. ý thức, một ý thức ngây dại, hãi hùng trở lại với lão khi còn lại một mình lão với người đào huyệt của thành phố, lão thấy hấn đang cúi xuống và ấn sâu cái xẻng vào đống đất Bây giờ lão kêu lên :

Tôi trả tiền.

Cái gì?

– Rượu. Rượu Argenteuil. Tại quán Bon Coing.

Để sau đã, Gribier vừa nói vừa ném một xẻng đất lên áo quan.

Fauchelevent nhủ thầm, nhưng mà nếu uống,hắn có xỉn không đây?

– Này lão, Gribier nói, bởi ông quyết cho bằng được thì tôi đồng ý. Chúng ta sẽ uống. Khi xong việc. Trước thì không bao giờ.

Hắn lại ném một xẻng đất :

– Nhưng mà đi đi chứ Fauchelevent nôn nóng kêu lên.

Khi chúng ta đã lấp đất lên người chết đã, người đào huyệt vừa nói vừa ném một xẻng đất thứ ba.

Đúng vào lúc ấy, khi xúc đất, Gribier cong người xuống và túi áo vét hắn mở hé. Cái nhìn cuống quít của Fauchelevent vô tình rơi vào trong cái túi đó và dừng lại đó Mặt trời vẫn chưa lặn khuất nơi chân trời, ánh sáng ban ngày hãy còn đủ để lão có thể nhận ra một vật màu trắng trong đáy túi hé mở đó. Đó là tấm thẻ của người đào huyệt. Fauchelevent nhanh tay chộp lấy và bỏ nó vào trong túi mình.

– Này, ông nói trong lúc Gribier ném một xẻng đất thứ tư vào huyệt. Anh có thẻ không đấy? Mặt trời sấp lặn rồi Cửa song sắt của nghĩa địa sắp đóng. Anh có biết nếu không có thẻ để ra ngoài thì bị phạt mười lăm quan không?

Gribier lục túi, lết túi rày đến túi khác rồi lộn cả túi trong ở lưng quần. Mặt hắn xanh như tàu lá.

– Chúa ơi! hắn kêu lên. Tôi không có thẻ. Chắc tôi đã quên rồi. Mười lăm frăng tiền phạt. Ba đồng trăm xu!

– Đúng là lính mới ! Fauchelevent nói, lão như đang hồi sinh, anh không phải tuyệt vọng? Có thể anh không phải nộp mười lăm trăng tiền phạt, người gác nghĩa địa không biết gì đâu. Tôi đã già. Tôi biết rõ những mánh lới cùng đường đi nước bước ở đây. Tôi sẽ cho anh một lời khuyên của bè bạn.Nghĩa địa sẽ đóng cửa trong năm phút nữa. Anh không có thì giờ để lấp đầy cái huyệt. Nó trũng đến khiếp đảm. Anh hãy chạy bay về nhà, lấy thẻ và trở lại đây. Người gác cửa sẽ mở cho anh. Anh có thẻ thì không phải nộp gì cả. Còn tôi trong khi chờ đợi, tôi sẽ giữ người chết được an toàn.

Tôi nợ ông cả cuộc đời, lão tiền bối ạ, Gibrier nói, rất đỗi biết ơn, và hắn co giò chạy.

Fauchelevent rùng mình. Lão nhào xuống huyệt đúng hơn là bước xuống, và lão kêu lên giọng hoảng hốt.

– ông Madeleine.

Không có tiếng trả lời. Bằng một bàn tay run rẩy lão làm vườn làm bật nấp áo quan.

Khuôn mặt của Jean Valjean hiện ra trong buổi hoàng hôn, xanh xao, hai mắl nhắm nghiền.

Tóc Fauchelevent dựng ngược :

– ông ấy chết rồi ! ông nói nhỏ giọng như thở. Tôi dã cứu ông ấy như thế này đây. Trái đất này đã bóp nghẹt ông ấy. Tôi nói đúng mà. ông ấy không muốn tin lôi. Chết như thế này đây, một con người như ông ấy!

thế là đâu còn Chúa thiện phúc nữa. ông Madeleine!

ông Madeleine ! ông thị trưởng ! ông ấy không nghe tôi nói gì. Bây giờ thì ông hãy ra khỏi chỗ này.

Lão bật khóc nức nở vừa vò đầu bứt tóc. Bất chợt lão nhảy nhổm : Jean Valjean mở mắt và nhìn lão.

Tôi đang ngủ mà, Jean Valjean vừa nói vừa ngồi dậy.

Cám ơn ông Madeleine, Fauchelevent kêu lên.

Và lão sụp quỳ xuống gối.

Tôi lạnh quá, Jean Valjean nói. Chúng ta hãy ra nhanh khỏi chỗ này.

Ba phút sau họ đã ra khỏi huyệt. Cả hai người cùng chôn cái áo quan trống rỗng. Rồi họ dời bước. Đến cửa song sắt, Fauchelevent xuất trình cho người gác cửa thẻ của Gibrier và của lão. Lão định bụng ngay vào buổi chiều sẽ báo cho người đào huyệt của thành phố biết rằng lão đã thấy cái thẻ của hắn dưới đất và người gác cửa giữ nó cho hắn.

– à! ông Madeleine, Fauchelevent vừa nói vừa xoa tay. ý kiến của ông tuyệt diệu. Giờ đây thì chẳng còn gì trở ngại nữa.

Ngay vào buổi chiều, Jean Valjean và Cosette được chấp thuận ở trong tu viện. Ngày hôm sau người ta trông thấy ở cuối khu vườn, dưới bóng cây, hai người đàn ông đang cắm cúi đào xới bên nhau.

Đó là một người em của lão Fauchelevent, các vị nữ tu bảo.

Jean Valjean đã được yên chỗ. Từ nay ông đã trở nên chính thức. Người ta gọi ông là Ultime Fauchelevent.

Nếu các vị nữ tu có vẻ gì đó như cái nhìn của Javert, các bà sẽ để ý thấy rằng mỗi lần phải mua hàng ở ngoài, luôn luôn người đi ra ngoài vẫn là người anh trong anh em Fauchelevent, người khập khiễng và không hề là người kia. Nhưng họ không chú ý đến chuyện đó.

Vả chăng cũng may là Jean Valjean lúc nào cũng lặng lẽ, ít nói, bởi từ hơn một tháng nay Javert vẫn quan sát khu phố.

Trong tu viện, Jean Valjean giống như một hòn đảo vây bọc bởi những hố sâu. Bốn bức tường của ông mai đây tượng trưng cho vũ trụ đối với ông. ở đây ông thấy bầu trời vừa đủ để tâm hồn được thanh thản, và thấy Cosette vừa đủ để được hạnh phúc.

Mỗi ngày vào giờ chơi, cô bé được phép ở bên ông trong một tiếng đồng hồ. Bởi ông quá tốt nên cô một mực yêu kính ông. Vào giờ đã định, cô chạy về phía căn lều của những người làm vườn và cô làm cho nó tràn ngập niềm vui. Giờ chơi kết thúc, khi Cosette trở lại tu viện, Jean Valjean nhìn các cửa sổ lớp học của cô, và ban đêm, ông thức dậy nhìn các cửa sổ phòng ngủ của mình. Tất cả những gì bao quanh Jean Valjean, khu vườn im ả đơm đầy bông, những đứa trẻ nói cười vui vẻ, những phụ nữ uy nghiêm và giản dị, tu viện im ắng, tất cả dần dần tỏa vào tâm hồn ông sự im lặng, sự giản dị, niềm vui, hương thơm. ông thường nghĩ đó là hai ngôi nhà của Thượng đế đã lần lượt thu nhận ông vào hai khoảng khắc nguy khốn của đời ông. Trọn trái tim ông mềm đi trong tình cảm biết ơn và thân thương.

Nhiều năm cứ thế trôi qua . Cosette lớn dần.

Thư Mục Truyện

TRUYỆN MỚI

TRUYỆN ĐỀ CỬ