Trong vài ngày tiếp theo, tôi đi học sớm hơn một chút để tránh chạm mặt ông người Bồ đang mua thuốc lá. Tôi cũng cẩn thận lẻn vào góc đường phía bên kia – gần như khuất dưới bóng hàng giậu phía trước các ngôi nhà. Ngay khi ra tới đường quốc lộ, tôi sang đường luôn và cắm cổ bước, tay cầm giày, đi sát vào bức tường nhà máy lớn. Nhưng những nỗ lực của tôi quả thực không cần thiết. Đường phố có trí nhớ ngắn lắm và chẳng bao lâu sau, chẳng ai còn nhớ đến trò hề của con trai ông Paulo. Bởi vì đó là cách tôi được biết đến khi phạm phải tội lỗi nào đó: “Con trai ông Paulo đấy.” “Chính là thằng con trai đó của ông Paulo đấy.” “Thằng ranh chuyên gây chuyện con ông Paulo đấy.” Có lần họ thậm chí còn nghĩ ra một trò đùa khủng khiếp: Khi câu lạc bộ bóng đá Bangu bị đội Andara Ơi đánh bại, người ta đùa,“Bangu bị đập nhừ tử hơn cả thằng con ông Paulo!”
Đôi khi nhìn thấy chiếc xe chết tiệt đó ở góc đường, tôi bèn nán lại phía sau để không phải đụng mặt ông người Bồ – khi nào lớn tôi sẽ giết ông ta thật đấy – đang cực kỳ vênh váo với vai trò là chủ nhân của chiếc xe hơi đẹp nhất Bangu và nhất thế giới.
Dạo đó ông ta biến mất trong vài ngày. Thật nhẹ cả người! Chắc hẳn ông ta đã rời khỏi thành phố hoặc đi nghỉ. Tôi lại có thể đi bộ đến trường với trái tim bình yên và bắt đầu cân nhắc không biết sau này có đáng để giết ông ta không. Có một điều chắc chắn: rõ ràng, khi bám càng một chiếc xe ít quan trọng hơn, tôi không còn cảm thấy phấn khích như thế nữa và tai tôi cứ nhói đau rất khó chịu.
Cuộc sống trên đường phố vẫn tiếp diễn như thường lệ. Mùa diều đã tới và chúng tôi luôn có mặt ở ngoài đường. Suốt cả ngày, bầu trời xanh được điểm những vì sao sặc sỡ nhất, đẹp nhất. Vì đang là mùa gió của năm nên tôi không dành nhiều thời gian với Pinkie mà chỉ ra gặp nó khi bị cấm túc sau một trận đòn. Tôi chưa bao giờ cố lẻn đi chơi khi đang bị cấm túc; bị đòn hai lần liên tiếp thì đau lắm. Thay vì thế tôi cùng với Vua Luís ra trang điểm – tôi thích từ đó – cho cây cam của tôi. Thật ngạc nhiên, Pinkie đã lớn hơn nhiều và chẳng bao lâu sau sẽ đơm hoa kết trái. Những cây cam khác đều phải mất một thời gian dài. Những cây cam ngọt của tôi “khôn trước tuổi”, như cách bác Edmundo miêu tả tôi. Sau đó bác đã nói cho tôi biết nó có nghĩa gì: một thứ sẵn sàng từ lâu trước mọi thứ khác. Thực ra, tôi không nghĩ bác biết cách giải thích chính xác. Nó chỉ đơn giản là thứ xuất hiện trước tiên.
Vậy là tôi đi lấy vài đoạn dây thừng, vài đoạn chỉ, đục lỗ trên mấy cái nắp chai và trang điểm cho Pinkie. Các bạn phải tận mắt ngắm mới biết nó đẹp như thế nào. Khi gió thổi, những cái nắp chai chạm vào nhau leng keng, trông như thể Pinkie đang mang bộ định thúc ngựa mà Fred Thompson đã dùng khi cưỡi con Vua Bạc.
Mọi chuyện ở trường cũng ổn cả. Tôi thuộc lòng các bài quốc ca. Bài hoành tráng mới là bài quốc ca đích thực. Hai bài khác thì một bài ngợi ca lá quốc kỳ còn một bài có câu Tự do, Tự do, hãy dang rộng đôi cánh che chở chúng con. Đối với tôi, và tôi nghĩ đối với cả Tom Mix nữa, đó là bài hay nhất. Mỗi khi chúng tôi cưỡi ngựa, trừ phi đang chiến đấu hoặc đi săn, ông đều nói một cách kính cẩn, “Nào, chiến binh Apinajé, hãy hát bài ngợi ca tự do đi.”
Thế là giọng hát vút cao của tôi lại vang khắp các bình nguyên bao la, thậm chí còn hay hơn cả khi tôi thực hiện công việc hát đệm cho Ariovaldo vào các ngày thứ Ba.
Thứ Ba nào cũng vậy, tôi đều bỏ học để đợi chuyến tàu hỏa mang người bạn Ariovaldo của tôi tới. Ông bước xuống các bậc thềm, giơ cao những tập sách in lời bài hát mà chúng tôi sẽ bán trên đường phố. Ông cũng mang theo hai chiếc túi đầy đựng hàng dự phòng của chúng tôi. Ông gần như luôn bán hết sạch, khiến cả hai chúng tôi rất vui.
Giờ ra chơi ở trường, khi có thời gian, chúng tôi chơi bi. Tôi chơi bị rất cừ. Tôi búng bi luôn trùng và hầu như chưa bao giờ về nhà mà trong cặp không lóc xóc mớ chiến lợi phẩm, thường nhiều gấp ba lần số bị tôi mang đi.
Cô giáo của tôi, CÔ Cecilia Paim, thực sự dễ mến. Bạn có thể kể với cô rằng tôi là thằng nhóc hư hỏng nhất phố nhà tôi, nhưng cô sẽ chẳng tin đâu. Cô không tin rằng tôi biết nhiều câu chửi tục hơn tất cả các bạn khác trong lớp, rằng không đứa trẻ nào tinh quái như tôi. Cô nhất quyết không tin. Ở trường, tôi là
một thiên thần. Tôi chưa bao giờ bị ăn mắng và đã trở thành học trò cưng của tất cả các thầy Cô, vì tôi là một trong những học trò nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay của trường. Cô Cecilia Paim có thể nhìn thấy sự nghèo khổ của anh em tôi từ cách xa cả dặm và vào giờ ra chơi, khi mọi học sinh khác đều đang ăn vặt, Cô thấy thương tôi nên gọi tôi tới bảo tôi đi mua một chiếc bánh ngọt. Cô cưng tôi đến mức tôi nghĩ tôi ngoan ngoãn như thế chỉ cốt để không làm cô thất vọng.
Bất thình lình, chuyện đó xảy ra. Tôi đang lững thững cuốc bộ dọc đường quốc lộ như mọi khi thì xe của ông người Bồ chạy qua, sát sạt. Ông ta bấm còi ba lần và tôi nhìn thấy con người đáng ghét đó đang mỉm cười với mình. Tôi lại cảm thấy nỗi tức giận trào dâng và muốn sau này lớn lên sẽ giết ông ta. Tôi quắc mắt tỏ vẻ ngạo mạn và giả vờ phớt lờ ông ta.
“Đúng như tớ nói đấy,Pinkie ạ. Ngày nào cũng như ngày nào. Cứ như thể ông ta đợi tớ đi qua rồi bám theo, bấm còi ba lần. Hôm qua ông ta thậm chí còn vẫy tay nữa.” “Cậu đã làm gì?”
“Tớ không quan tâm. Tớ giả vờ không nhìn thấy ông ta. Cậu biết không, ông ta bắt đầu sợ rồi đấy. Tớ sắp sáu tuổi rồi và chẳng bao lâu nữa tớ sẽ trở thành một người đàn ông.”
“Cậu có nghĩ là vì sợ nên ông ta muốn kết bạn không?” “Tớ chắc chắn đấy. Đợi xíu nhé, tớ đi lấy cái thùng đã.”
Pinkie đã lớn lên rất nhiều. Dạo này tôi phải đứng lên cái thùng thưa thì mới trèo lên yên ngựa của cậu ấy được.
“Đấy, bây giờ chúng mình có thể nói chuyện thoải mái rồi.” Ở trên cao đó tôi cảm thấy mình lớn hơn hết thảy,
Tôi nhìn quang cảnh xung quanh, nhìn cỏ dưới mương, nhìn những con chim hồng tước và chim sẻ đang đi kiếm ăn. Ban đêm, bóng tối vừa buông xuống thì một con Luciano khác sẽ bay đến, vui mừng sà xuống bay quanh đầu tôi như một chiếc máy bay ở căn cứ không quân Afonsos. Thoạt đầu ngay cả Pinkie cũng ngạc nhiên vì tôi không sợ, bởi hầu hết trẻ con đều sợ dơi. Ngẫm lại thì, đã nhiều ngày rồi Luciano không xuất hiện. Chắc hẳn nó đã tìm thấy những căn cứ không quân AfonsoS khác để lượn quanh.
“Pinkie này, cậu có biết ổi nhà bà Eugenia đã bắt đầu ngả vàng rồi không. Chắc chúng sắp chín đấy. Vấn đề là không biết tớ có bị bà ấy bắt quả tang không. Hôm nay tớ đã ăn đòn ba trận rồi. Tớ ở đây vì bị cấm túc…”
Nhưng con quỷ đã kéo tôi xuống và lôi tôi tới bên hàng rào. Dường như làn gió nhẹ buổi trưa đang bắt đầu đưa hương đi tới mũi tôi. Tôi nhòm qua hàng rào, gạt một cành cây sang bên, không nghe thấy tiếng động nào… Và con quỷ nói, “Sang đi, đồ ngốc, mày không thấy là chẳng có ai ở đó sao? Bà ta chắc hẳn đã tới cửa hàng tạp hóa của bà người Nhật rồi. Ông Benedito ư? Đừng lo. Ông ấy
vừa mù vừa điếc. Ông ấy nhìn thấy quái gì đâu. Nếu ông ấy phát hiện ra thì mày vẫn đủ thời gian để chuồn kia mà.”
Tôi đi men theo hàng rào tới mương nước và ra quyết định. Trước hết, tôi ra hiệu cho Pinkie im lặng. Lúc này, tim tôi đập thình thịch. Chớ nên gây chuyện với bà Eugenia. Có Chúa biết, miệng lưỡi bà ấy rất ghê. Tôi đang nín thở, nhón chân bước rón rén, thì giọng bà Eugenia oang oang vang ra từ cửa sổ bếp.
“Chuyện gì vậy, thằng kia?”
Thậm chí tôi còn chưa kịp nghĩ đến chuyện nói dối rằng tôi vào vườn bà để lấy quả bóng. Tôi chạy bán sống bán chết và nhảy ùm xuống rãnh nước. Nhưng một thứ khác đã đợi sẵn ở đó. Tôi đau đến mức suýt thét lên, nhưng nếu kêu lên thì tôi sẽ bị phạt đòn gấp đôi: một là vì tôi đã dám chuồn khỏi sân khi đang bị cấm túc, và hai là vì tôi đã hái trộm ổi của nhà hàng xóm rồi chạy hoắng lên để đến nỗi bị mảnh thủy tinh đâm vào bàn chân trái.
Vẫn còn choáng váng vì đau, tôi nhổ mảnh thủy tinh ra. Tôi khẽ rên lên và thấy máu cuộn xoáy trong làn nước cống rãnh đục ngầu. Làm gì bây giờ đây? Tôi đa nước mắt, dù đã cố lôi được mảnh thủy tinh ra nhưng tôi không biết làm thế nào để cầm máu. Tôi siết chặt mắt cá chân để làm dịu cơn đau. Tôi phải mạnh mẽ lên mới được. Bóng tối sắp buông xuống và cùng lúc đó, cha mẹ và chị Lalá sẽ về nhà. Nếu ai trong ba người đó bắt quả tang tôi thì thể nào cũng cho tôi ăn đòn. Hoặc mỗi người sẽ cho tôi một trận đòn. Tôi trèo qua hàng rào, nhảy lò cò về chỗ cây cam của mình và ngồi xuống đó. Tôi vẫn đau lắm, nhưng không còn cảm thấy buồn nôn nữa.
“Nhìn này,Pinkie.”
Pinkie phát hoảng. Nó cũng giống tôi – nó không thích cảnh máu me. Lạy Chúa, tôi biết làm gì đây?
Totoca sẽ giúp tôi, nhưng anh ấy đâu rồi nhỉ? Có Gloria. Chắc chắn chị đang ở trong bếp. Gloria là người duy nhất không thích chuyện mọi người trong nhà cho tôi ăn đòn như cơm bữa. Chị có thể sẽ véo tại tôi hoặc lại phạt tôi phải ở yên trong nhà. Nhưng tôi phải thử mới biết.
Tôi lết tới cửa bếp, cố nghĩ cách khơi dậy lòng thương cảm của Gloria. Chị đang thêu gì đó. Tôi vụng về ngồi xuống và lần này Chúa đã giúp tôi. Chị nhìn lên, thấy tôi đang gục đầu xuống. Chị không nói gì vì tôi đang bị cấm túc. Tôi ứa nước mắt, sụt sịt. Tôi thấy chị lại nhìn tôi. Chị ngừng thêu.
“Sao thế, Zezé?”
“Không có gì, Gló… Tại sao không có ai yêu thương em cả?” “Em nghịch ngợm quá.”
“Hôm nay em đã bị đòn ba lần rồi, Gló ạ
.” “Chẳng lẽ em không đáng bị đánh à?”
“Không phải vậy. Chỉ là vì không ai yêu thương em hết, mọi người trút hết giận dữ lên em.”
Trái tim mười lăm tuổi của Gloria bắt đầu tan chảy và tôi có thể cảm nhận được điều đó.
“Em nghĩ tốt nhất ngày mai một chiếc xe hơi trên đường quốc lộ cán chết em đi cho rồi.”
Rồi nước mắt tuôn xuống như thác lũ
“Vớ vẩn,Zezé. Chị thương em lắm
. chứ.”
“Không, chị không thương em. Nếu thương em thì hôm nay chị sẽ không để mọi người đánh em nữa.” “Giờ sắp tối rồi và không còn đủ thời gian để em gây chuyện nữa đâu.”
“Nhưng em đã gây chuyện rồi…”
Chị đặt đồ thêu xuống và đi tới chỗ tôi. Chị suýt rú lên khi nhìn thấy vũng máu dưới chân tôi.
“Chúa ơi! Bé con, em đã làm gì vậy?”
Tôi thắng rồi. Nếu chị mà gọi tôi là bé con thì tức là tôi được an toàn rồi. Chị bế tôi lên đặt ngồi trên ghế. Rồi chị chạy vội đi lấy một bát nước muối
và quỳ dưới chân tôi.
“Sẽ đau lắm đấy,Zezé.”
“Em đã đau lắm rồi.”
“Chúa ơi, vết cắt dài tới bốn phân đấy. Làm sao em lại bị như thế này hả?” “Đừng kể với ai nhé. Gló, xin chị, em hứa sẽ ngoan. Đừng để mọi người
đánh em nhiều như vậy…”
“Được rồi, chị sẽ không kể đâu. Nhưng chúng ta phải làm gì bây giờ? Mọi người sẽ nhìn thấy chân em bị băng bó. Và ngày mai em không thể đến trường được. Mọi người sẽ phát hiện ra thôi.”
“Em vẫn sẽ đi học. Em sẽ đi giày tới chỗ rẽ. Sau đó em sẽ cởi giày ra.”
“Em phải nằm xuống và gác chân cao lên, nếu không mai em sẽ không đi nổi đâu.”
Chị dìu tôi vào giường.
“Chị sẽ mang cho em chút gì đó để ăn trước khi mọi người về nhà.”
Khi chị mang thức ăn quay lại, tôi không kiềm lòng được bèn thơm chị một cái. Tôi hầu như chưa làm thế bao giờ.
Khi cả nhà tập trung ăn tối, mẹ nhận ra tôi vắng mặt. “Zezé đâu?” “Nó đi nằm rồi. Nó kêu đau đầu cả ngày nay.”
Tôi nghe mà lòng sướng rơn, tạm thời quên cả cảm giác đau chân. Tôi thích trở thành chủ đề của câu chuyện. Chính vào lúc này,Gloria quyết định bảo vệ tôi.
Chị lấy giọng vừa buồn rầu vừa oán trách.
“Con nghĩ mọi người ai cũng đánh em nó. Và hôm nay nó ốm nặng lắm. Ba trận đòn là quá nhiều.”
“Nhưng nó lúc nào cũng hư cả. Nó chỉ bớt hư khi bị ăn đòn thôi! Chẳng lẽ em chưa bao giờ động gì đến nó ư?”
“Hầu như không bao giờ. Cùng lắm, em chỉ véo tại nó thôi.” Tất cả mọi nơ vòi im lặng và Glória tiếp tục nói.
“Suy cho cùng, nó chưa đầy sáu tuổi. Đành rằng nó nghịch ngợm, nhưng nó vẫn còn là trẻ con mà.” Cuộc nói chuyện đó khiến tôi vui vô bờ bến.
Gloria giúp tôi mặc quần áo và đi giày, vẻ lo lắng không yên.
“Em đi được chứ?”
“Em sẽ ổn thôi mà.”
“Em không định làm chuyện gì dại dột trên quốc lộ chứ?” “Không đâu.”
“Chuyện em đã nói là thật đấy chứ?
“Thật mà. Đúng là em buồn thật vì em nghĩ chẳng ai yêu thương em.”
”
Chị đưa tay vuốt mái tóc vàng mềm mượt của tôi rồi để tôi đi.
Tôi cứ tưởng sẽ chỉ gặp khó khăn cho tới khi ra đến đường quốc lộ thôi, bởi vì ra tới đó tôi sẽ lập tức cởi giày và cơn đau sẽ dịu đi. Nhưng khi bàn chân trần của tôi chạm vào mặt đất, tôi đau quá và phải đi thật chậm, vừa đi vừa dựa vào tường nhà máy. Với tốc độ như thế tôi sẽ chẳng bao giờ đến nơi.
Thế rồi chuyện bắt đầu. Tiếng còi vang lên ba lần. Khỉ thật! Tôi đau sắp chết đến nơi rồi mà ông ta còn xuất hiện để bắt nạt tôi.
Chiếc xe đỗ lại bên cạnh tôi. Ông người Bồ thò đầu ra khỏi xe, gọi, “Này, nhóc con, nhóc bị đau chân hả?” Tôi những muốn trả lời rằng việc quái gì đến ông. Nhưng vì ông ta không gọi tôi là đồ giẻ rách nên tôi không đáp trả mà cứ bước tiếp.
Ông người Bồ lại khởi động xe, lái qua chỗ tôi và cho xe dừng lại trên vỉa hè, chắn lối tôi. Ông ta mở cửa xe và bước ra, thân hình to lớn sừng sững trước mặt tôi.
“Đau lắm hả, nhóc?”
Không thể có chuyện cái người đã đánh tôi giờ đây lại nói với tôi bằng giọng hiền từ, gần như thân thiện như vậy. Ông ta lại còn bước đến gần tôi hơn và, thật bất ngờ, quỳ xuống, nhìn vào mắt tôi. Nụ cười của ông ta dịu dàng đến nỗi dường như tỏa ra tình yêu thương.
“Có vẻ như cháu bị thương thật. Có chuyện gì vậy?” Tôi sụt sịt một lát rồi mới trả lời.
“Mảnh thủy tinh.”
“Có sâu không?”
Tôi dùng ngón tay mô tả cho ông người Bồ. “Ôi! Thế thì nặng đấy. Sao cháu không ở nhà? Cháu đang trên đường đến trường phải không?”
“Cha mẹ không biết cháu bị thương. Nếu phát hiện ra thì họ sẽ đánh cháu để dạy cháu không được làm mình bị thương.”
“Đi với ta nào, ta sẽ đưa cháu đi.”
“Không đâu ạ, cảm ơn ông.”
“Tại sao không?”
“Mọi người ở trường biết chuyện lần trước rồi.” “Nhưng cháu không thể đi bộ như thế này được.” Đúng vậy. Tôi cúi gằm, cảm thấy sự kiêu hãnh của mình sắp sụp đổ.
Ông người Bồ nâng cằm tôi lên.
“Nào, hãy quên một số chuyện đi nhé. Cháu đã bao giờ được ngồi xe hơi chưa?”
“Chưa ạ, thưa ông, chưa bao giờ.”
“Vậy thì ta sẽ cho cháu đi nhờ.”
“Không được đâu ạ. Cháu với ông là kẻ thù mà.” “Ta không quan tâm. Nếu cháu xấu hổ thì đến gần trường ta sẽ cho cháu xuống. Được chứ?”
Tôi cảm động đến mức không nói nên lời. Tôi chỉ gật đầu. Ông bế tôi lên, mở cửa xe, đặt tôi ngồi ngay ngắn trên ghế phụ. Ông đi vòng sang phía bên kia và lên xe. Trước khi nổ máy, ông lại mỉm cười với tôi.
“Như thế tốt hơn rồi, thấy chưa.”
Cảm giác dễ chịu khi chiếc xe chạy chầm chậm trên đường, thi thoảng lại xóc nhẹ, khiến tôi nhắm mắt lại và bắt đầu mơ. Ngồi trên xe này êm và khoái hơn ngồi trên lưng con Vua Bạc của Fred Thompson nhiều. Nhưng quãng thời gian dễ chịu ấy chẳng kéo dài vì khi tôi mở mắt ra thì chúng tôi đã ở rất gần trường. Tôi đã có thể nhìn thấy đám đông học sinh đang đổ về cổng trường. Phát hoảng, tôi trườn khỏi ghế, trốn tránh. Tôi tức giận nói, “Ông đã hứa sẽ dừng lại ở gần trường cơ mà.”
“Ta đổi ý rồi. Không thể mặc kệ cái chân của cháu như thế được. Cháu có thể bị nhiễm trùng uốn ván đấy.” Tôi thậm chí chẳng thể hỏi cái từ phức tạp và hay ho đó có nghĩa là gì. Tôi cũng biết giờ có phản đối thì cũng vô ích. Chiếc xe rẽ vào đường Casinhas và tôi ngồi thẳng người lại trên ghế.
“Ta cảm thấy cháu là một cậu bé dũng cảm. Để xem Có đúng thế không nhé.”
Ông dừng xe trước nhà thuốc và bế tôi vào. Khi bác sĩ Adaucto Luz tới giúp chúng tôi, tôi phát hoảng. Ông là bác sĩ khám chữa bệnh cho công nhân viên nhà
máy và biết rõ cha tôi. Tôi càng sợ hơn khi ông nhìn tôi và lập tức hỏi, “Cháu là con của Paulo Vasconcelos phải không? Cha cháu đã tìm đượC việc làm chưa?”
Tôi buộc phải trả lời, dù xấu hổ vì giờ đây ông người Bồ đã biết cha tôi thất nghiệp.
“Cha cháu đang chờ việc ạ. Cha được hứa hẹn nhiều…” “Nào, bắt đầu vào việc thôi.”
Ông lột mảnh vải dính chặt vào vết thương và thốt ra một tiếng “ù ôi” khiến tôi phát hoảng. Môi tôi bắt đầu run rẩy. Nhưng ông người Bồ đã đến giải cứu tôi.
Họ đặt tôi ngồi trên một chiếc bàn phủ khăn trắng toát. Một mớ dụng cụ xuất hiện. Và tôi run lên bần bật. Lý do duy nhất khiến tôi không run nữa là bởi ông người Bồ đã tựa lưng tôi vào ngực ông và giữ hai vai tôi, tuy chặt nhưng vẫn nhẹ nhàng.
“Sẽ không đau lắm đâu. Khi nào xong, ta sẽ thưởng cho cháu soda và kẹo. Nếu cháu không khóc nhè, ta sẽ mua cho cháu một ít kẹo có tặng kèm thẻ bài.”
Tôi gom hết lòng can đảm trong mình. Nước mắt lăn dài trên mặt và tôi để kệ họ làm mọi việc. Họ khâu vết thương rồi tiêm phòng uốn ván cho tôi. Tôi cố chống chọi cơn buồn nôn. Ông người Bồ ôm tôi thật chặt như thể muốn san sẻ nỗi đau của tôi. Ông rút khăn tay ra lau tóc và khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi của tôi. Dường như việc này chẳng bao giờ kết thúc. Nhưng cuối cùng thì cũng xong.
Khi đưa tôi ra xe, ông người Bồ lấy làm hài lòng lắm. Ông thực hiện mọi điều đã hứa. Chỉ có điều lúc bấy giờ tôi chẳng muốn gì cả. Cứ như thể tâm hồn tôi đã bị lôi ra ngoài qua bàn chân.
“Bây giờ cháu không đến trường được đầu, nhóc.” Chúng tôi đang ở trong xe và tôi ngồi sát bên ông, dựa người vào cánh tay ông, gần như cản trở ông lái xe. “Ta sẽ đưa cháu tới chỗ nào đó gần nhà cháu. Cháu có thể bịa ra gì đó. Cháu có thể nói cháu bị thương trong giờ ra chơi và đượC Cô giáo đưa tới nhà thuốc.”
Tôi nhìn ông cảm kích.
“Cháu là cậu bé dũng cảm đấy,nhóc.”
Tôi mỉm cười trong đau đớn, nhưng đằng sau cơm đau ấy, tôi vừa mới phát hiện ra một điều quan trọng. Ông người Bồ giờ đây là người tôi yêu quý nhất trên đời.